THIÊN HUẾ
2.3.1. Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau bao gồm cả năng lực của các doanh nghiệp và các yếu tố môi trường bên ngoài. Việc xem xét kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cho phép chúng ta đánh giá khả năng thực tế về việc sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp.
Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh các DNNVV tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Só sánh (%)
ĐVT 2013/
2012
2014/
2013
Doanh thu Tỷ.đ 26.667,0 27.779,4 29.541,9 104,2 106,3
Lợi nhuận Tỷ.đ 1.265,2 619,4 762,0 49,0 123,0
Nộp ngân sách bình quân 1 LĐ Tr.đ 22,6 23,5 26,7 104,0 113,6 Doanh thu tính trên 1 LĐ Tr.đ 606,5 620,5 668,1 102,3 107,7 Lợi nhuận bình quân 1 LĐ Tr.đ 28,78 13,84 17,23 48,1 124,5 Lợi nhuận bình quân 100 đồng
vốn Đồng
5,0 2,3 2,5 45,2 111,0
Lợi nhuận bình quân 100 đồng DT Đồng 4,7 2,2 2,6 47,0 115,7 Nguồn: Kết quả điều tra DN giai đoạn 2012 – 2014. Cục thống kê Thừa Thiên Huế
Số liệu thống kê qua các năm 2012-2014 tại Bảng 2.12 cho thấy rằng:
- Về doanh thu của các DNNVV tại tỉnh Thừa Thiên Huế tăng lên qua các năm, năm 2012 là 26.667 tỷ đồng, năm 2013 là 27.779 tỷ đồng, tăng 4,2% và năm 2014 đạt 29.542 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2013. Nếu tính trên một lao động tạo ra bao nhiêu doanh thu thì chỉ tiêu này cũng tăng, năm 2012 là 606,6 triệu đồng, năm 2013 là 620,6 triệu đồng, tăng 2,3% và năm 2014 là 668,1 triệu đồng, tăng 7,7% so với năm 2013. Có sự gia tăng như vậy là do các DNNVV ngày càng được mở rộng quy mô dẫn đến sự gia tăng về doanh thu; mặt khác các DN đã trang bị những máy móc thiết bị hiện đại hơn làm tăng năng suất, tăng quy mô SX, giảm bớt lao động thủ công; ngoài ra yếu tố giá cả làm cho doanh thu tăng lên qua các năm.
- Về lợi nhuận của các DNNVV cũng có sự biến động lớn qua các năm, năm 2012 lợi nhuận đạt 1.265 tỷ đồng; năm 2013 là 619 tỷ đồng, giảm 646 tỷ đồng, tương ứng giảm 51%; đến năm 2014 đạt 762 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 143 tỷ đồng, tương ứng tăng 23%.
- Về lợi nhuận bình quân trên một lao động do lợi nhuận của các DNNVV có sự biến động lớn, trong khi lực lượng lao động ít biến động, dẫn đến lợi nhuận bình quân trên một lao động cũng có sự biến động lớn qua các năm. Năm 2012, cứ một lao động tạo ra được 28,8 triệu đồng lợi nhuận, đến năm 2013 giảm xuống còn 13,8 triệu đồng, tương ứng giảm 51,9%; năm 2014 lợi nhuận tăng lên 17,2 triệu đồng,
tương ứng tăng 24,5% so với năm 2013. Nếu so sánh với kết quả điều tra của toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, lợi nhuận bình quân trên một lao động năm 2012 là 25,5 triệu đồng, năm 2013 là 16,9 triệu đồng, năm 2014 là 20,8 triệu đồng thì DNNVV sử dụng lao động có hiệu quả hơn trong năm 2012, nhưng kém hiệu quả hơn trong năm 2013 và 2014.
- Về lợi nhuận bình quân trên một trăm đồng vốn của các DNNVV cũng có sự thay đổi qua các năm, năm 2012 là 5,0 đồng (tức là cứ 100 đồng vốn đưa vào kinh doanh sẽ thu 5,0 đồng lợi nhuận), năm 2013 giảm xuống còn 2,3 đồng , tương ứng giảm 54,8%, năm 2014 là 2,5 đồng, tăng 11% so với năm 2013. Theo kết quả điều tra của toàn bộ DN toàn tỉnh, lợi nhuận bình quân trên một trăm đồng vốn năm 2012 là 4,4 đồng, năm 2013 là 2,8 đồng, năm 2014 là 3,0 đồng. Như vậy các DNNVV sử dụng vốn có hiệu quả hơn trong năm 2012, nhưng lại kém hiệu quả hơn trong năm 2013 và 2014 so với toàn bộ doanh nghiệp.
- Về lợi nhuận bình quân trên một trăm đồng doanh thu đạt cao nhất trong năm 2012 với 4,7 đồng (tức là cứ 100 đồng doanh thu từ bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sẽ thu được 4,7 đồng lợi nhuận), đến năm 2013 giảm xuống còn 2,2 đồng, tương ứng giảm 53%, năm 2014 là 2,6 đồng, tăng 15,7% so với năm 2013. Như vậy, trong cả giai đoạn thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2012 ở mức trung bình, còn năm 2013 và 2014 là khá thấp, kết quả này cho thấy các DNNVV đã phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn so với kết quả thu được. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao.
- Các khoản nộp vào ngân sách nhà nước bình quân trên một lao động đều tăng trong cả giai đoạn, năm 2012, bình quân một lao động nộp vào ngân sách nhà nước là 22,6 triệu đồng; năm 2013 là 23,5 triệu đồng, tăng 4%; năm 2014 là 26,7 triệu đồng, tăng 13,6% so với năm 2013. Như vậy mặc dù hiệu quả kinh doanh chưa cao nhưng các DNNVV vẫn chấp hành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh, ta xem xét kết quả điều tra ở bảng 2.13.
Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD của các DNNVV theo ngành nghề kinh doanh ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 LVKD
Chỉ tiêu ĐVT NLN CN XD TM DV BÌNH
QUÂN
Doanh thu bình quân 1 DN Tỷ.đ 3,6 18,9 8,2 13,1 3,2 9,4
Lợi nhuận bình quân 1 DN Tr.đ -79 1030 374 96 55 242
Doanh thu tính trên 1 LĐ = TR/L Tr.đ 286 657 382 1659 304 668 Lợi nhuận bình quân 1 LĐ = P/L Tr.đ -6.2 35.7 17.3 12.1 5.1 17.2 Lợi nhuận bình quân 100 đồng vốn Đồn
g -0.8 3.8 3.4 1.7 0.9 2.5
Lợi nhuận bình quân 100 đồng DT Đồn
g -2.2 5.4 4.5 0.7 1.7 2.6
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN năm 2015 - Cục Thống kê Thừa Thiên Huế Doanh thu bình quân đối với DNNVV năm 2014 là 9,4 tỷ đồng trên một doanh nghiệp. Tuy nhiên giữa các ngành có sự biến động lớn. Cụ thể, ngành công nghiệp có doanh thu cao nhất với 18,9 tỷ đồng, tiếp theo là ngành thương mại với 13,1 tỷ đồng, thứ ba là ngành xây dựng với 8,2 tỷ đồng, thứ tư là ngành Nông lâm thủy sản với 3,6 tỷ đồng, và thấp nhất là ngành dịch vụ với 3,2 tỷ đồng. Như vậy chênh lệch doanh thu giữa nhóm ngành cao nhất so với nhóm ngành thấp nhất gần 6 lần.
Lợi nhuận bình quân trên một DNNVV năm 2014 là 242 triệu đồng.
Trong đó có hai ngành có lợi nhuận bình quân cao hơn mức bình quân chung là ngành công nghiệp 1.030 triệu đồng và ngành xây dựng 374 triệu đồng. Ba ngành còn lại mức lợi nhuận bình quân thấp hơn mức bình quân chung là thương mại 96 triệu đồng, dịch vụ 55 triệu đồng, riêng các DNNVV trong ngành nông lâm thủy sản có lợi nhuận âm (kinh doanh thua lỗ) với mức lỗ bình quân 79 triệu đồng trên một doanh nghiệp. Điều đó phần nào đã giải thích được vì sao số lượng DNNVV ở lĩnh vực nông lâm thủy sản là thấp nhất, do khó khăn và rủi ro trong sản xuất kinh doanh nên cần sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước.
Doanh thu bình quân trên một lao động năm 2014 của các DNNVV là 668
triệu đồng, trong đó chỉ có duy nhất nhất ngành thương mại có doanh thu trên mức bình quân chung đạt 1.659 triệu đồng, gấp 2,5 lần. Các ngành còn lại doanh thu bình quân trên một lao động đều đạt thấp hơn mức bình quân chung, thấp nhất là ngành nông nghiệp 286 triệu đồng, thứ hai là ngành dịch vụ 304 triệu đồng, thứ ba là ngành xây dựng 382 triệu đồng và cuối cùng là ngành công nghiệp 657 triệu đồng doanh thu trên một lao động.
Lợi nhuận bình quân trên một lao động năm 2014 của các DNNVV là 17,2 triệu, trong đó ngành công nghiệp có lợi nhuận cao nhất 35,7 triệu đồng, gấp hơn hai lần mức bình quân chung, thứ hai là ngành xây dựng với 17,3 triệu đồng tương đương với mức bình quân chung. Hai ngành có lợi nhuận thấp hơn bình quân chung là thương mại 12,1 triệu đồng và dịch vụ 5,1 triệu đồng. Riêng các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ với mức lỗ 6,2 triệu đồng trên một lao động.
Lợi nhuận bình quân trên một trăm đồng vốn năm 2014 của các DNNVV đạt 2,5 đồng. Ngành công nghiệp đạt 3,8 đồng, ngành xây dựng đạt 3,4 đồng, cao hơn mức bình quân chung. Ngành thương mại đạt 1,7 đồng, ngành dịch vụ đạt 0,9 đồng, thấp hơn mức bình quân chung. Riêng ngành nông nghiệp kinh doanh thua lỗ với mức lợi nhuận thua lỗ 0,8 đồng trên một trăm đồng vốn đưa vào kinh doanh.
Lợi nhuận bình quân trên một trăm đồng doanh thu năm 2014 của các DNNVV 2,6 đồng. Trong đó có hai ngành đạt trên mức bình quân chung là công nghiệp 5,4 đồng, xây dựng 4,5 đồng; hai ngành có mức lợi nhuận bình quân thấp hơn mức bình quân chung là dịch vụ 1,7 đồng và thương mại 0,7 đồng; riêng ngành nông lâm thủy sản có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu âm (-2,2 đồng) do kinh doanh thua lỗ.
Như vậy, thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các DNNVV trong năm 2014 giữa các lĩnh vực kinh doanh ta có thể kết luận rằng: Các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn và hiệu quả đạt cao hơn mức bình quân chung, do được đầu tư máy móc, trang thiết bị và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; trong khi đó các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ hiệu quả kinh