HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1. Khái quát chung về doanh nghiệp
1.1.3. Vai trò của các DNNVV
1.1.3.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp quan trọng vào GDP
DNNVV thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê, đến 31/12/2013 cả nước hiện có trên 386.083 doanh nghiệp hoạt động trong đó có 378.051 DNNVV chiếm tỷ trọng 97,9%.
Tổng thư kí Hiệp hội DNNVV ông Tô Hoài Nam (Tạp chí dân chủ &pháp luật-25/3/2014) cho rằng: “Có thể thấy rằng, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả vô cùng quan trọng, nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức đã và đang nảy sinh trong tình hình mới, với mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011 - 2015 là thành lập mới 350.000 doanh nghiệp và phấn đấu đến ngày 31/12/2015, cả nước sẽ có khoảng 700.000 doanh nghiệp hoạt động. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc; đầu tư của khu vực này chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp 40%
GDP; 30% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN); tạo thêm 3,5 - 4 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2011 - 2015…”
Các DNNVV còn giữ vai trò ổn định nền kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động, tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng và là trụ cột của kinh tế địa phương. Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
1.1.3.2. Làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Các công ty lớn và các tập đoàn không có được tính năng động của các đơn vị kinh tế nhỏ hơn chúng vì một nguyên nhân đơn giản là quy mô của chúng quá lớn. Quy luật của vật lý là khối lượng một vật càng lớn thì quán tính của nó càng lớn. Cũng vậy, các đơn vị kinh tế càng to lớn thì càng thiếu tính linh hoạt, thiếu khả năng phản ứng nhanh, nói cách khác là sức ì càng lớn. Một nền kinh tế đặt một tỷ lệ quá lớn nguồn lao động và tài nguyên vào tay các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ trở nên chậm chạp, không bắt kịp và phản ứng kịp với các thay đổi trên thị trường.
Ngược lại, một nền kinh tế có một tỷ lệ thích hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ trở nên “nhanh nhẹn” hơn, phản ứng kịp thời hơn. Tính hiệu quả của nền kinh tế sẽ được nâng cao
1.1.3.3. Tạo ra nhiều việc làm mới, giảm bớt áp lực về việc làm và thất nghiệp Hiện nay, do tỷ lệ dân số cao trong những năm trước đây, hàng năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động. Vấn đề giải quyết việc làm cho những người này là rất cấp thiết. Bên cạnh đó, khu vực DNNN hiện đang thực hiện sắp xếp lại nên không những không thu hút thêm lao động mà còn tăng thêm số lao động dôi dư. Khu vực đầu tư nước ngoài mỗi năm cũng chỉ tạo ra khoảng 30.000 chổ làm mới, một tỷ lệ không đáng kể. Như vậy, phần lớn số người tham gia lực lượng lao động này trông chờ vào khu vực nông thôn và khu vực DNNVV.
Các DNNVV giúp tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm (trên 50% lao động xã hội); góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội… Nếu không kể hộ kinh doanh cá thể thì khu vực DNNVV chiếm 7% lực lượng lao động trong các ngành kinh tế, hay 20% lực lượng lao động phi nông nghiệp, hoặc 85,2%
số lao động trong khu vực doanh nghiệp. Nếu kể cả hộ kinh doanh cá thể thì khu vực DNNVV chiếm khoảng 19% lực lượng lao động làm việc trong tất cả các ngành kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là các DNNVV có mức tăng trưởng cao về lao động trong những năm qua [1].
1.1.3.4. DNNVV có vai trò to lớn trong việc phát huy tiềm năng huy động mọi nguồn lực xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Dựa vào ưu thế của mình, các DNNVV khởi sự thành lập với số vốn nhỏ nhưng có khả năng thu hồi vốn nhanh, có khả năng hy vọng vốn tự có hay vay mượn của bạn bè, thân nhân trong gia đình, sử dụng và tận dụng các tiềm năng về nguồn vốn, lao động và nguyên vật liệu sẵn có tại chổ, theo ước tính vốn đầu tư của DNNVV chiếm tới 70% vốn đầu tư toàn xã hội. Các DNNVV do ít vốn, quản lý đơn giản, linh hoạt và dễ thích nghi với điều kiện biến đổi của thị trường nên thường được thành lập và hoạt động tại địa phương có nguồn nguyên liệu tại chổ hay vùng phụ cận để dễ dàng sử dụng, dễ được cung cấp với giá rẽ và đỡ tốn chi phí vận chuyển. Do vậy, các DNNVV có khả năng sản xuất một khối sản
phẩm, dịch vụ tương đối lớn đáp ứng cho nhu cầu của xã hội với giá rẽ hơn và thuận lợi hơn.
1.1.3.5. DNNVV là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp và sản xuất nhỏ lên nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH)
Việc nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là các DNNVV được thành lập tại các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Mặc khác, sau một thời gian thành lập và hoạt động, các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi đều có xu hướng phát triển bằng cách nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và trong những điều kiện thuận lợi nhất định các DNNVV có thể từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn và từ tận dụng máy móc thiết bị cũ, sữa chữa lại tiến tới đổi mới trang thiết bị, cải tiến hệ thống dây chuyền sản xuất, đào tạo lại người lao động nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao năng lực trình độ quản lý. Sự đổi mới tới mức độ nào đó nhất định sẽ dẫn đến đổi mới công nghệ, điều đó góp phần vào quá trình CNH-HĐH đất nước trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc phát triển các DNNVV cũng đưa đến việc tổ chức lại sản xuất, hợp lí hoá sự phân công hợp tác xã hội.
1.1.3.6. DNNVV làm đối tác liên kết làm tăng sức mạnh của các doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp lớn có thế mạnh về vốn, công nghệ, quy mô sản xuất kinh doanh, khả năng đáp ứng công nghệ, chương trình lớn về tiếp thị, phát triển thị trường,… Nhưng phân công lao động xã hội chỉ có doanh nghiệp lớn thì sẽ không hiệu quả, không phát huy được lợi thế trong liên kết kinh tế để tạo ra sức mạnh cạnh tranh của cả nền kinh tế. Đối với nhiều lĩnh vực, mặt hàng, doanh nghiệp lớn cần liên kết với các DNNVV trên cơ sở phân công lao động hợp lý, hiệu quả để cùng phát triển, nhất là những lĩnh vực như khâu thu mua nguyên vật liệu cũng như phân phối sản phẩm cần trên diện rộng, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động,…
Ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các DNNVV chủ yếu là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đảm nhận vai trò là xí nghiệp vệ tinh cung cấp nguyên liệu,
hỗ trợ các doanh nghiệp NN, các doanh nghiệp lớn sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất, là mạng lưới phân phối hàng hoá, tiêu thụ nông sản, giúp đỡ người nông dân.
1.1.4. Đặc điểm, ưu thế và hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa