Kinh nghiệm một số địa phương trong nước a) Tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 46)

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV

1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước a) Tỉnh Phú Thọ

Ngày 10 tháng 6 năm 2014, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 1290/QĐ-UBND phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2014-2020”. Dự án này là một trong 9 dự án thuộc Chương trình Quốc gia

“Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Phú Thọ là tỉnh nghèo, xuất phát điểm kinh tế thấp, nội lực của các doanh nghiệp yếu, đặc biệt là vốn và trình độ khoa học công nghệ; kinh nghiệm và điều kiện tham gia hội nhập còn ít; mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh còn chậm đổi mới. Đến 31/12/2013 tỉnh Phú thọ có 2406 doanh nghiệp, trong đó Doanh nghiệp nhỏ và vừa là 2320 DN (chiếm khoảng 96,4% trong tổng số doanh nghiệp của tỉnh) có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư ban đầu tuy không lớn nhưng được hình thành và phát triển rộng khắp ở hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực, tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có thể tham gia đầu tư vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

Dự án nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất các sản phẩm chủ lực nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phát triển các sản phẩm có thương hiệu mạnh, có khối lượng sản phẩm lớn, thị trường tiêu thụ rộng trong nước và xuất khẩu, từng bước cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế trên cơ sở nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp.

Dự án có nội dung, nhiệm vụ như sau:

1. Nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp

- Tổ chức điều tra, khảo sát, lập danh sách các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh. Lựa chọn Doanh nghiệp tham gia Dự án của tỉnh;

- Hướng dẫn các doanh nghiệp được lựa chọn thực hiện xây dựng và triển khai Dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp;

- Đánh giá mức độ đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp TFP (Total factor productivity) với 5 yếu tố chính: (1) chất lượng lao động, (2) thay đổi nhu cầu hàng hoá, dịch vụ, (3) cơ cấu vốn, (4) thay đổi cơ cấu kinh tế, (5) áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.

2. Đào tạo, phát triển nguồn lực về năng suất và chất lượng: hình thành mạng lưới chuyên gia hoạt động chuyên sâu, chuyên nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các Dự án nâng cao năng suất và chất lượng.

3. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: khuyến khích các sở, ngành, các doanh nghiệp thuộc tỉnh thành lập tổ chức đánh giá sự phù hợp theo phạm vi quản lý của ngành và mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tạo nguồn lực cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, thử nghiệm, giám định, kiểm định chất lượng theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Dự án bảo đảm 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tập huấn, phổ biến kiến thức, cung cấp tài liệu về các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hoặc được hỗ trợ áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, nâng cao hiệu

quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

b) Tỉnh Bến Tre

Đến 31/12/2013 tỉnh Bến Tre có 1808 doanh nghiệp, trong đó 1777 DNNVV chiếm 98,3%. Với quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 05 năm của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện có của Chính phủ tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo môi trường bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, ngoài nước, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có giá trị gia tăng cao trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ hiện nay của tỉnh, tập trung khai thác thị trường xuất khẩu. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ DNNVV đầu tư phát triển vào công nghiệp nông thôn, khuyến khích DNNVV đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm từ dừa và thủy sản đạt chuẩn xuất khẩu, có lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm khác.

+ Giải pháp cải thiện môi trường, thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, theo tinh thần Nghị quyết số 13/2012/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ,

- Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế phối hợp hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh,

- Cải cách thủ tục hành chính, nhất là về thủ tục hành chính-dịch vụ triển khai sau dự án, sau đăng ký doanh nghiệp; tập trung ưu tiên công tác giải quyết thủ tục hành chính ở các cơ quan, đơn vị để có giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp ít nhất 40% so với quy định (từ 05 ngày xuống còn 03 ngày làm việc), thời gan cấp giấy chứng nhận đầu tư (từ 45 ngày xuống còn 15 ngày làm việc);

cung cấp dịch vụ công cấp độ 3 trong cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

đến năm 2020 có ít nhất 90% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 80%

số người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ cơ quan thuế cung cấp; tỷ lệ tờ khai thế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 95%, tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 95%, 100% tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế,

- Xây dựng chiến lược phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp dài hạn hoàn chỉnh:

có đánh giá năng lực hiện hành của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, hội nhập, giúp doanh nghiệp khởi sự và phát triển, gia nhập thị trường, xác định các nguồn quỹ, các ưu đãi,

- Tăng cường công tác liên kết đào tạo nghề với doanh nghiệp và cơ sở đài tạo, dạy nghề, nhất là doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động.

- Tổ chức một cách thực chất, hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để doanh nghiệp tiếp cận thị trường trong và ngoài nước,

- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để làm cầu nối, tư vấn cho doanh nghiệp và kết nối giữa doanh nghiệp với người dân, thị trường.

+ Chương trình/dự án/đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020

- Sở Khoa học công nghệ chủ trì thực hiện Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của DNNVV tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020”: áp dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hội, hiệp hội sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh hoặc có sản phẩm truyền thống mang tính đặc thù của tỉnh. Dự kiến kinh phí 42,236 triệu đồng.

- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ hỗ trợ cho các DNNVV trên địa bàn hỗ trợ cho vay với lãi suất bằng 50% lãi suất ngân hàng. Dự kiến kinh phí hỗ trợ 10.000 triệu đồng.

- Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề: áp dụng cho các DNNVV và người lao động trên địa bàn tỉnh. Dự kiến kinh phí 300 triệu đồng, tổ chức khoảng 40 lớp, đào tạo cho 1000 lao động có tay nghề, 80% lao động có việc làm sau đào tạo.

- Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiên, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, áp dụng cho các DNNVV (20 mô hình trình diễn kỹ thuật, 80 lượt chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng cho khoảng 20 đơn vị). Dự kiến kinh phí 17,700 triệu đồng.

- Hỗ trợ tư vấn trợ giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Dự kiến kinh phí hỗ trợ khoảng 2.800 triệu đồng, 120 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được thụ hưởng.

- Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển cụm công nghiệp và di dời gây ô nhiễm môi trường cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh. Dự kiến 06 cụm công nghiệp được hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng/xử lý nước thải; 20 cơ sở, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường được hỗ trợ di dời vào các khu, cụm công nghiệp hoặc xử lý môi trường. Dự kiến kinh phí 13.200 triệu đồng.

- Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Bến Tre chủ trì thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại áp đụng đối với tất cả các DNNVV tỉnh Bến Tre.

Trên cơ sở chương trình xúc tiến thương mại chung, xây dựng các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

- Các hoạt động khác: cung cấp thông tin, dự báo thị trường, hỗ trợ DNNVV trưng bày, giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, kết nối cung-cầu hàng hóa.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w