NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 82 - 87)

Từ phân tích thực trạng phát triển các DNNVV ở trên, thấy rằng mặc dù có

sự tăng trưởng về số lượng, vốn đăng ký, nguồn vốn hoạt động, đã góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, số lượng và chất lượng của nhiều hàng hoỏ dịch vụ được nõng lờn rừ rệt, mặt hàng phong phỳ đa dạng nờn nhiều sản phẩm đã chiếm lĩnh được thị trường. Song để đáp ứng được yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế theo kịp với cả nước và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế thì DNNVV tại tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém bất cập, được thể hiện như sau:

2.4.1. Về số lượng cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong những năm qua số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tăng trưởng không đáng kể, năm 2014 chỉ tăng 6 DN so với năm 2012 tương ứng tăng 0,19%, điều đó cho thấy sự khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã làm cho các nhà đầu tư chưa mạnh dạn đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế.

Về ngành nghề kinh doanh chủ yếu tập trung trong hai lĩnh vực thương mại và dịch vụ với số lượng áp đảo; các ngành nông lâm thủy sản, công nghiệp, xây dựng chiếm số lượng ít, điều đó ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa sản phẩm và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.4.2. Về lao động

Nguồn lực lao động của tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối dồi dào, lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, sẵn sàng vào làm việc cho các DNNVV và chấp nhận mức lương thấp miễn có công ăn việc làm.

Nhìn chung chất lượng lao động thấp, không đồng đều. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, có kỹ thuật chưa nhiều. Hay nói cách khác lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế tuy đáp ứng về mặt số lượng, nhưng lại chưa đáp ứng về trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động

Lao động trong các DNNVV chủ yếu là lao động phổ thông, ít đựơc đào tạo, trình độ chuyên môn, tay nghề thấp, chỉ có trên 20% có trình độ Đại học, Cao đẳng và trung cấp, tập trung chủ yếu vào các DN có vốn lớn.

2.4.3. Về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Như đã phân tích trên đây, nguồn vốn của các DNNVV rất thấp, mức vốn bình quân một doanh nghiệp chỉ bằng 72% so với mức bình quân chung của cả

nước. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn hoạt động còn chiếm ở mức cao.

Điều này cho thấy các doanh nghiệp không có khả năng chủ động trong nguồn vốn và khó có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay khi cần. Với tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 44,4% nên tính chủ động trong kinh doanh chưa cao và hiệu quả kinh doanh sẽ hạn chế vì phải trang trải một phần chi phí vốn khá lớn.

2.4.4. Về công nghệ thiết bị, thông tin thị trường

Trình độ khoa học công nghệ, máy móc thiết bị của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tuy đã được chú trọng đầu tư, đổi mới nhưng chất lượng vẫn còn thấp. Trình độ công nghệ máy móc, thiết bị ở mức trung bình và lạc hậu vẫn chiếm tỷ trọng cao, do vậy các doanh nghiệp cần có sự đầu tư mạnh mẽ về công nghệ, máy móc để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

2.4.5. Về bảo vệ môi trường

Về vấn đề bảo vệ môi trường đã được quan tâm chỉ đạo đến các hoạt động của doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp đều đã có đăng ký cam kết bảo vệ môi trường và thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên cũng còn có một số doanh nghiệp thực hiện chưa triệt để cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký, vẫn để chất thải rắn, khí thải và nước thải chưa đảm bảo ra môi trường, các doanh nghiệp đã được lập biên bản xử lý và yêu cầu khắc phục sớm.

Ngoài những yếu kém bất cập và hạn chế như đã phân tích ở trên, các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế còn có một số hạn chế bất cập khác mà các DNNVV trên phạm vi cả nước cũng trong tình trạng tương tự, cụ thể như sau:

- Điểm yếu của DNNVV trên địa bàn hiện nay là tiềm lực kinh tế, hiệu quả hoạt động còn thấp, vẫn phát triển tự nhiên, quy mô vốn và lao động chưa hợp lý trong từng lĩnh vực hoạt động. Trong khi trình độ quản lý SXKD chưa chuyên nghiệp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

- DNNVV thiếu tầm nhìn dài hạn, họ mới nhìn thấy lợi nhuận ngắn hạn, cụ thể là mong muốn lợi nhuận nhanh và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp càng sớm càng tốt.

- Trình độ hạch toán quản lý tài chính còn thấp, khả năng xây dựng phương án kinh doanh thiếu thuyết phục khi vay vốn, chủ doanh nghiệp thiếu năng lực huy động vốn và quan hệ tín dụng; trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn thấp, trong quản lý thiếu thông tin, thiếu khả năng phân tích tình hình thị trường cũng như đón bắt các cơ hội đầu tư hoặc nắm bắt không kịp thời.

- Vấn đề đảm bảo an toàn lao động và đảm bảo các quyền lợi cho người lao động vẫn còn là một vấn đề hết sức cấp bách, một số DNNVV có số lao động không ổn định.

- Chủ doanh nghiệp chưa nắm vững cơ chế chính sách và các ưu đãi của nhà nước, chưa nắm bắt được những cơ hội kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều.

Nhiều DNNVV chưa tham gia và thụ hưởng với các dịch vụ đào tạo về quản trị, tư vấn tài chính, kế toán, thuế, quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin.

- Nhiều doanh nghiệp còn vi phạm các quy định về kê khai nhân thân, kê khai trụ sở, không treo biển hiệu kinh doanh, đăng kí góp vốn vào công ty thiếu trung thực, thiếu minh bạch, báo cáo tài chính không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ.

- Còn nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp để có dự án khả thi, có khả năng thu hút kêu gọi đầu tư. Do đó, mặc dù nguồn vốn đáp ứng nhưng các ngân hàng vẫn dè dặt, thận trọng trong giải ngân.

- Nhiều chủ DN còn rất mơ hồ với nền kinh tế hội nhập, nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền văn hóa kinh doanh, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá và pháp luật về quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp của đại bộ phận doanh nghiệp còn yếu, chủ yếu quản lý theo kiểu gia đình. Nguồn nhân lực trong DNNVV chủ yếu là lao động phổ thông và tự đào tạo là chính, sử dụng

lao động kỹ thuật còn hạn chế. Chưa chú trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát huy yếu tố con người trong doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w