Nhóm các giải pháp từ phía nhà nước và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 91 - 101)

NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.2.1. Nhóm các giải pháp từ phía nhà nước và chính quyền địa phương

Từ sự phân tích thực trạng DNNVV tỉnh Thừa Thiên Huế chúng ta nhận thấy DNNVV đang còn nhiều yếu kém, khó khăn, việc trợ giúp là hết sức cần thiết. Vì vậy, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển DNNVV.

- Về phương thức hỗ trợ:

+ Hỗ trợ trực tiếp, đó là tỉnh cần đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh, xóa bỏ các loại giấy phép không cần thiết, cung cấp thông tin, cung cấp mặt bằng kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nhân lực...

+ Hỗ trợ gián tiếp, đây là hình thức hỗ trợ chủ yếu. Gián tiếp là thông qua các giải pháp, cơ chế, chính sách có hiệu quả cao, hiệu ứng lan tỏa và tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, như tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ các tổ chức tư vấn để các tổ chức này có điều kiện hỗ trợ DNNVV.

Hỗ trợ DNNVV vừa đảm bảo tính hiệu quả trong tổng thể kinh tế địa

phương, vừa đảm bảo công bằng, tránh tình trạng quá chú trọng vào một số đối tượng, một số doanh nghiệp, song cũng không tràn lan mà phải được tập trung trước hết cho DNNVV thực hiện các chương trình ưu đãi của Tỉnh trong từng thời kỳ.

Các chính sách cụ thể bao gồm:

3.2.1.1 Về chính sách thị trường

Thị trường là nhân tố quan trọng hàng đầu tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, đối với DNNVV tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay đều gặp phải những khó khăn lớn về thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm) và cả thị trường các yếu tố đầu vào (thiết bị công nghệ, vốn...). Để giúp các DNNVV tháo gỡ những khó khăn này, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại để giúp các DNNVV có thể có được cơ hội thu thập các loại thông tin cần thiết cho mình về thị trường, về giá cả, về cung, cầu, chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm như:

+ Hỗ trợ tư vấn cho các DNNVV về các kiến thức kinh doanh, thị trường, cách tiếp cận thị trường, giá cả...một cách kịp thời, thường xuyên thông qua các hình thức như: Phát hành ấn phẩm, các thông tin chuyên đề, tổ chức hội thảo, giúp các DNNVV giới thiệu sản phẩm thông qua triển lãm, hội chợ.

+ Tích cực và chủ động mở rộng quan hệ với các tổ chức liên quan tới chính sách thương mại và tới các DNNVV trong nước và ngoài nuớc.

+ Công khai hóa thông tin về kế hoạch xây dựng, kế hoạch mua sắm của các cơ quan nhà nước nhằm giúp cho các DNNVV tham gia đấu thầu, cung ứng các trang thiết bị phục vụ hoạt động cho các cơ quan nhà nước, đấu thầu sữa chữa nhà cửa, trường học.

+ Đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách tỉnh có kỹ thuật, công nghệ không phức tạp, nếu điều kiện cho phép và phù hợp với các quy định hiện hành thì có thể chia dự án thành các gói thầu nhỏ để DNNVV có thể tham gia.

+ Khuyến khích các mối quan hệ kinh tế giữa các DN lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp có quy mô lớn có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và

vừa thông qua việc ký kết các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm, làm đại lý…nhằm đảm bảo thị trường, công ăn việc làm ổn định, vừa tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý từ doanh nghiệp lớn sang doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra và quản lý thị trường, xử lý nghiêm khắc các hành vi gian lận thương mại, hang lậu, hàng giả, hàng trốn lậu thuế…

3.2.1.2. Về chính sách đất đai

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu sử dụng công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động, trụ sở và nơi sản xuât thường là công trình đơn giản do đó đòi hỏi diện tích nơi làm việc lớn và hay xen kẽ vào khu dân cư. Nếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh thương mại thì phải đòi hỏi vị trí thuận lợi, đó là các trung tâm dân cư những nơi ấy đất đai eo hẹp và giá trị cao. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn đi kèm với kết cấu hạ tầng do đó đều đụng chạm đến đất đai, mà nếu không giải quyết sẽ cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, Tỉnh cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ trong chính sách đất đai nhằm tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện thuận lợi để ổn định và mở rộng mặt bằng, đồng thời có đủ giấy tờ hợp pháp về đất đai để làm thủ tục thế chấp vay vốn. Các giải pháp cụ thể:

- Một là, đẩy nhanh các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ về đất đai theo quy định của pháp luật, giúp các doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư, kinh doanh.

- Hai là, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cũng như công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch các khu công nghiệp, khu công nghiệp phân tán, các chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp…

- Ba là, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại các làng nghề truyền thống muốn mở rộng diện tích mặt bằng cần chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất hoặc thuê đổi đất với người dân thì tạo mọi điều kiện để các hộ có thể chuyển đổi nhanh chóng và thuận lợi theo quy định của pháp luật.

3.2.1.3. Hoàn thiện chính sách tài chính - tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Để nâng cao hiệu quả các chính sách tài chính - tín dụng cho DNNVV, thực sự khuyến khích DNNVV phát triển trong bối cảnh lạm phát tăng cao, khủng hoảng kinh tế mới dần phục hồi và nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, Nhà nước cần xem xét những vấn đề sau:

Thứ nhất, Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc tiếp nhận vốn ngân sách, huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay, đầu tư vào dự án, doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh và bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Thứ hai, hợp tác với các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế thực hiện các hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thứ ba, chính sách về tài sản thế chấp khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Như chúng ta phân tích ở chương 2 và trong thực tế hiện nay, hiện tại các DNNVV muốn vay vốn hầu hết phải thế chấp tài sản. Chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp không có tài sản thế chấp nên không vay được vốn hoặc có một số doanh nghiệp dù có tài sản thế chấp nhưng do thủ tục vay phức tập nên họ cũng không tiếp cận được nguồn vốn vay, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp và làm cho doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.

Các tổ chức tín dụng nên đơn giản hóa thủ tục cho vay, nhất là thủ tục thế chấp tài sản. Trong những trường hợp nhất định nào đó các tổ chức tín dụng có thể đánh giá tiềm năng và giá trị của dự án kinh doanh và cùng với doanh nghiệp giám sát việc thực hiện kế họach kinh doanh nhằm giảm bớt rủi ro và các tổ chức tín dụng xem xét các phương án, kế hoạch, dự án kinh doanh khả thi, hiệu quả là một tài sản thế chấp để cho vay trung hạn và dài hạn.

3.2.1.4. Về chính sách công nghệ và môi trường

Công nghệ là một trong những yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại của

mỗi doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, một trong những vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế là trình độ công nghệ thấp dẫn đến chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh kém. Vì vậy đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thừa Thiên Huế là vấn đề cấp bách nhưng cũng vô cùng khó khăn.

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều quan trọng trong việc thay đổi công nghệ là lựa chọn và ứng dụng công nghệ thích hợp, không nhất thiết cứ phải là công nghệ hiện đại, mà cần tìm loại công nghệ thích hợp với khả năng về vốn, trình độ công nhân cũng như trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp, nhưng cũng phải phù hợp với xu thế thời đại.

Để giải được bài toán đó tỉnh cần phải có các giải pháp vừa mang tính tổng thể vừa mang tính cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thay đổi công nghệ:

+ Khẩn trương tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Trên cơ sở đó sớm hoạch định chiến lược phát triển khoa học - công nghệ của tỉnh, chiến lược khoa học - công nghệ phải phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp đổi mới CNH, HĐH.

+ Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ.

Phổ biến và hỗ trợ thông tin để các doanh nghiệp nắm kịp thời về công nghệ mới, giúp doanh nghiệp lựa chọn đánh giá công nghệ.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhập cuộc thị trường, qua đó sẽ làm tăng sự cạnh tranh và tạo ra động lực thúc đẩy đổi mới công nghệ.

UBND tỉnh cần ban hành các văn bản pháp quy quy định về thời gian, thời hiệu đình chỉ hoạt động đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ lạc hậu, loại bỏ công nghệ gây ô nhiễm môi trường lớn, nhằm tạo áp lực ở mức cần thiết để các doanh nghiệp phải sớm thay đổi công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

Cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư máy móc thiết bị mới trích khấu hao nhanh, đây là một trong những biện pháp ưu đãi được sử dụng để khuyến

khích các doanh nghiệp đầu tư thiết bị và máy móc mới.

+ Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ thông qua nguồn vốn vay các dự án đổi mới công nghệ với lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế suất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ mới tiên tiến.

+ Khuyến khích các hợp đồng cho thuê tài chính, bán trả góp để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đổi mới hoặc nâng cấp máy móc thiết bị mới có một cách tốt hơn.

+ Mở rộng các hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị. Đây là giải pháp phù hợp với doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp và năng lực lập dự án.

+ Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng các dự án đầu tư đổi mới công nghệ. Hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa hạn chế về khả năng này nên các ngành chức năng, các tổ chức tư vấn giúp doanh nghiệp làm tốt khâu phân tích môi trường kinh doanh và công nghệ, phân tích thực trạng công nghệ của doanh nghiệp…xây dựng chiến lược, mục tiêu đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp để qua đó thẩm định và lựa chọn dự án phù hợp, hiệu quả.

+ Phải có chiến lược, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nghệ để có thể vận hành và phát huy ngay hiệu quả của công nghệ mới.

+ Phải xây dựng chính sách ưu đãi thỏa đáng nhằm thu hút đội ngũ chuyên gia, tri thức, nghệ nhân trong các lĩnh vực khoa học, quản lý, kinh tế…mà trước hết là thu hút đội ngũ sinh viên giỏi mới ra trường về làm việc tại tỉnh. Nuôi dưỡng và từng bước hình thành đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn, chuyên gia, nghệ nhân của tỉnh, các chính sách đó bao gồm bố trí việc làm, ưu đãi về nhà ở, đất ở, thu nhập…

Chính sách này phải thực sự cầu thị và phải được tất cả các ngành, các cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp hưởng ứng tích cực.

+ Tăng cường công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy chứng nhận kiểm soát ô nhiễm, giấy phép về môi trường, đồng thời đẩy mạnh hoạt động thanh tra môi trường.

3.2.1.5. Chính sách về thuế

Đây là một chính sách quan trọng và được áp dụng nhằm hỗ trợ các doanh

nghiệp nhỏ và vừa, để vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách vừa góp phần thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa . Do vậy Nhà nước cần có chính sách tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác tỉnh cần chủ động trong việc đổi mới tư duy thu thuế, thực hiện tốt chính sách thuế trên địa bàn, cụ thể:

+ Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chính sách thuế để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm được đầy đủ các thông tin về thuế và các ưu đãi về thuế. Cỏc ưu đói về thuế cần được hướng dẫn kịp thời, rừ ràng, minh bạch và triển khai đồng bộ, tránh tình trạng mỗi ngành hiểu một cách khác nhau, triển khai thực hiện không thống nhất, gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

+ Tăng cường công tác quản lý thu thuế nhằm đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các chủ thể kinh doanh. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm khuyến khích xu hướng lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn đúng đắn, nghiêm túc. Điều cấp bách hiện nay là phải hạn chế tình trạng trốn thuế khá phổ biến trong khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể. Để thực hiện điều đó, cần giảm dần và cải tiến thuế khoán, tiến tới áp dụng hệ thống tự kê khai báo thuế.

+ Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ (phải chịu hình thức thuế khoán) cần có phương thức tính và thu thuế hợp lý. Mức thuế khoán phải công khai, phù hợp với quy mô, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ hay chu kỳ kinh doanh. Tránh tình trạng gây khó khăn cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp hoặc hiện tượng thông đồng giữa cán bộ thuế với chủ doanh nghiệp để trốn, lậu thuế.

+ Cùng với việc trợ giúp cần kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm chế độ kế toán, chế độ thuế đối với tất cả các doanh nghiệp, với cán bộ thuế. Đặc biệt ngành thuế cần quy định và kiểm soát chặt chẽ việc cán bộ làm trong các cơ quan tài chính, cơ quan thuế làm kế toán, tư vấn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tránh tình trạng tham mưu cho các doanh nghiệp trốn lậu thuế.

+ Tăng thời gian ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành

lập nhằm giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện tích lũy, ổn định sản xuất và phát triển sản xuất tới mức đứng vững trên thị trường, qua đó tạo nguồn thu ổn định, lâu dài. Đối với các hoạt động đổi mới công nghệ, đầu tư vào sản xuất sản phẩm mới có thể miễn thuế. Đồng thời mở rộng đối tượng ưu đãi, quan tâm ưu đãi theo quy mô để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt lên sự yếu ớt của họ và kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, cần có thêm sự ưu đãi đối với các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động và thu hút nhiều vốn.

3.2.1.6. Về chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, việc phát triển nguồn nhân lực phải được đặt ngay từ bây giờ với hướng đào tạo là nâng cao chất lượng lao động thông qua giáo dục và dạy nghề, tạo điều kiện để áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh. Muốn vậy trong thời gian tới chính sách đào tạo nguồn nhân lực cần tập trung vào một số giải pháp sau:

+ Tiếp tục củng cố, sắp xếp quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường dạy nghề, xác định cơ cấu ngành, nghề đào tạo phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo. Tỉnh cần dành tỷ lệ ngân sách hợp lý trong tổng thu ngân sách hàng năm để ưu tiên đầu tư cho dạy nghề và xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho dạy nghề.

+ Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường, các cơ sở đào tạo, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề với các doanh nghiệp trên địa bàn để gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo theo địa chỉ. Các cở sở đào tạo hoàn thiện chương trình đào tạo để đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa ngành nghề và kết hợp tiến bộ khoa học công nghệ.

+ Mở rộng hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên và dịch vụ việc làm cho người lao động.

+ Phải có các chính sách sử dụng hợp lý và đãi ngộ thỏa đáng, khai thác một cách hiệu quả nhất các nguồn nhân lực để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, như chính sách thu hút nhân tài, các chính sách ưu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 91 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w