Phân phối bán lẻ thuốc trên thế giới

Một phần của tài liệu luận án ngành tổ chức quản lý dược nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối thuốc đến việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn tại tuyến y tế cơ sở tỉnh bắc giang (Trang 21 - 26)

1.2.2. Mô hình phân phối bán lẻ thuốc

1.2.2.1. Phân phối bán lẻ thuốc trên thế giới

Năm 2006 WHO đã thiết lập một mô hình mới cho hành nghề dược và trình bày cách tiếp cận từng bước để chăm sóc sức khỏe bằng thuốc. Với mục đích nhằm tiêu chuẩn hóa việc thực hành phân phối và sử dụng thuốc. Năm 2007 Liên đoàn dược phẩm quốc tế (FIP-Federation International Pharmaceutical) đưa ra ý kiến để xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn về GPP cho phù hợp với từng quốc gia [85], [86]. Một số quốc gia như Thái Lan và Singapore đã đưa các tiêu chuẩn về GPP vào qui định pháp lý trong hành nghề Dược [83], [88].

Khái niệm về GPP là thực hành tốt về Dược của dược sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng thuốc cho cộng đồng dựa trên bằng chứng. Để phù hợp với thực tế thì điều cần thiết là mỗi quốc gia phải xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng và hướng dẫn thực hiện phù hợp với điều kiện của quốc gia mình. Những yêu cầu thực hành tốt nhà thuốc được WHO khuyến cáo có nội dung cơ bản [85]:

GPP đòi hỏi việc quan tâm đầu tiên của dược sĩ cần thiết lập các mối liên quan đến quyền lợi của người bệnh.

GPP yờu cầu cốt lừi trong hoạt động của nhà thuốc là để giỳp người bệnh thực hiện việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn và hiệu quả. Cung cấp thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chất lượng đảm bảo thông tin và tư vấn thích hợp.

GPP yêu cầu một phần không thể thiếu sự đóng góp của dược sĩ vào chương trình cấp phát thuốc đúng qui định và chương trình khuyến mại phù hợp với khuân khổ pháp luật.

GPP đòi hỏi mọi hoạt động cung cấp thuốc cho người bệnh phải được xác định rừ ràng và tất cả mọi người tham gia đều phải nắm vững về sử dụng thuốc.

Có sự hợp tác đa ngành giữa các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Theo hướng dẫn của WHO và FIP vai trò và chức năng của dược sĩ hoạt động trong cơ sở GPP bao gồm [85], [86]:

Vai trò 1: Chuẩn bị, thu thập, lưu trữ, bảo mật, phân phối, quản lý, cấp phát và xử lý các sản phẩm về thuốc.

Vai trò 2: Cung cấp và quản lý việc điều trị bằng thuốc có hiệu quả.

Vai trò 3: Duy trì, cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng thuốc có hiệu quả và mang tính chuyên nghiệp.

Vai trò 4: Góp phần nâng cao hiệu quả của việc chăm sóc sức khỏe trong hệ thống y tế và cộng đồng.

Trong nghiên cứu này chúng tôi tập chung phân tích một số chức năng cơ bản của vai trò 1:

* Chức năng A:

Chuẩn bị các sản phẩm về thuốc theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và thiết lập các hệ thống bằng văn bản cho hoạt động này.

Dược sĩ phải đảm bảo rằng khu vực chuẩn bị thuốc là thích hợp được thiết kế để cho phép dễ dàng nhận biết và bảo đảm an toàn.

* Chức năng B:

Dược sĩ có trách nhiệm mua/nhập thuốc nên bảo đảm rằng quá trình mua/nhập thuốc là minh bạch, chuyên nghiệp và đạo đức. Chịu trách nhiệm cá

nhân giải trình với cơ quan chức năng trong việc mua/nhập thuốc.

Dược sĩ là người có trách nhiệm mua/nhập thuốc nên việc mua/nhập thuốc cần phải được hỗ trợ bởi các nguyên tắc quản lý chất lượng để bảo đảm loại trừ được thuốc giả hoặc thuốc kém chất lượng.

Dược sĩ là người có trách nhiệm mua/nhập thuốc nên bảo đảm rằng mua/nhập thuốc được hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin đáng tin cậy, cung cấp chính xác và kịp thời.

* Chức năng C:

Chuẩn bị thuốc và các sản phẩm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia được thiết lập cho hoạt động phân phối thuốc.

Dược sĩ phải đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm y tế, bao gồm cả mẫu thuốc, được xử lý và phân phối theo cách đảm bảo độ tin cậy và an toàn trong phân phối thuốc.

Dược sĩ nên thiết lập một hệ thống các thông tin về thuốc đảm bảo việc kiểm soát kịp thời các thuốc kém chất lượng hoặc giả mạo.

Dược sĩ nên kết hợp với các nhà sản xuất và nhà phân phối trung gian nhằm đáp ứng thuốc kịp thời cho nhu cầu chữa bệnh.

* Chức năng D:

Quản lý thuốc, vacxin và thuốc tiêm khác. Hoạt động này được thiết lập bảo đảm đạt được tiêu chuẩn chất lượng quốc gia.

* Chức năng E:

Hoạt động pha chế thuốc phải được thiết lập tối thiểu đạt được các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia.

Dược sĩ phải bảo đảm rằng cơ sở vật chất thích hợp, nhân viên được đào tạo về tiêu chuẩn thực hành pha chế thuốc.

Dược sĩ thực hiện chức năng cung cấp thuốc chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về thuốc cho cộng đồng theo qui định của từng quốc gia. Y tế công cộng bao gồm các dịch vụ cung cấp cho cộng đồng dân cư như hướng dẫn và tường thuật về cách chữa trị bệnh, đánh giá và xem xét việc sử dụng thuốc và những

điều cảnh giác khi sử dụng thuốc. Y tế công cộng được định nghĩa như sau:

“Chăm sóc sức khỏe bằng thuốc là sự cung cấp có trách nhiệm phương pháp điều trị bằng thuốc nhằm mục đích đạt được những kết quả nhất định để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh”.

Để chăm sóc sức khỏe bằng thuốc đạt hiệu quả, các dược sĩ phải sử dụng thời gian một cách hiệu quả và phải thể hiện được trách nhiệm của mình.

Các dược sĩ nên giả định rằng tất cả các bệnh nhân đều cần phải được chăm sóc sức khỏe bằng thuốc cho tới khi họ được kiểm tra và nhận định là hợp lý và an toàn. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, nên bước này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Do vậy, cách tiếp cận có hệ thống cần được áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu chăm sóc bằng thuốc theo các bước sau [97]:

Hình 1.4. Cách tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe bằng thuốc Nguồn: Theo World Health Organization and International Pharmaceutical

Federation (2006) [97]

Bước 1: Đánh giá nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh và xác định những vấn đề thực tế xảy ra khi sử dụng thuốc:

Ngay từ ban đầu nên thiết lập sự giao tiếp có hiệu quả giữa bệnh nhân với dược sĩ để có thể thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin thích hợp về bệnh và về thuốc.

Khi các dược sĩ đánh giá tình trạng của bệnh nhân, họ phải cân nhắc kỹ lưỡng các nhân tố về thuốc có thể làm cho bệnh nhân phải đối mặt với các nguy cơ chịu ảnh hưởng do sử dụng thuốc. Quy trình đánh giá liên quan tới việc trò chuyện trao đổi với bệnh nhân, người chăm sóc hoặc người đại diện của bệnh nhân, xem xét lại những loại thuốc mà bệnh nhân đã sử dụng và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.

Bước 2: Lập kế hoạch chăm sóc hoặc ngăn chặn các vấn đề sử dụng thuốc:

Không phải tất cả bệnh nhân có thể tiến triển đến bước 2. Ví dụ: Nếu không có vấn đề gì được xác định ở bước 1 hoặc không đáp ứng được nhu cầu dùng thuốc của bệnh nhân do nguồn lực hạn chế. Theo đó, nếu có quyết định điều trị bằng thuốc thì cần phải được ghi chép lại. Cần chú ý tới trách nhiệm chuyờn mụn vỡ sức khỏe của người bệnh. Lập hồ sơ theo dừi cỏc vấn đề điều trị bằng thuốc để làm căn cứ dữ liệu cho quá trình chăm sóc bằng thuốc tiếp theo.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch chăm sóc và điều trị:

Phương án chăm sóc và điều trị bằng thuốc phải được sự đồng ý của bệnh nhân và cần có sự hợp tác của các thành viên khác trong đội ngũ chăm sóc sức khỏe. Sau khi phương án chăm sóc, điều trị được thống nhất với bệnh nhân và đội ngũ bác sĩ. Theo đó, mỗi bên nên ký một bản tài liệu như là một phần hệ thống quản lý chất lượng tổng thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra lâm sàng cho lần thiếp theo.

Bước 4: Đánh giá và xem xét kế hoạch chăm sóc và điều trị:

Các kết quả thực tế được đánh giá dựa trên các mục tiêu điều trị để quyết định liệu rằng các vấn đề điều trị bằng thuốc có được giải quyết hay không. Nếu không đạt được các kết quả thì phương án chăm sóc và điều trị cần được xem xét

lại. Sau đó, các kết quả thực tế có thể được chấp nhận như là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân hoặc sẽ có một phương án chăm sóc và điều trị thay thế được đưa ra.

Một phần của tài liệu luận án ngành tổ chức quản lý dược nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối thuốc đến việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn tại tuyến y tế cơ sở tỉnh bắc giang (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w