Kết quả nâng cao chất lượng hoạt động của kho thuốc

Một phần của tài liệu luận án ngành tổ chức quản lý dược nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối thuốc đến việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn tại tuyến y tế cơ sở tỉnh bắc giang (Trang 85 - 91)

3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU CAN THIỆP

3.3.2. Kết quả nâng cao chất lượng hoạt động của kho thuốc

Biểu đồ 3.2: Phân loại thuốc ABC theo chủng loại trước và sau can thiệp Trước can thiệp Sau can thiệp

Biểu đồ 3.3: Phân loại thuốc ABC theo giá trị trước và sau can thiệp Tác động của giải pháp can thiệp lên kháng sinh thuộc nhóm A. Phân tích ABC TCT và SCT theo phụ lục số 3,4 cho thấy:

Kháng sinh nhóm A sau can thiệp có 38 loại thuốc và đạt giá trị là 3.920.024 nghìn đồng (22,94%) thay cho TCT là 33 loại thuốc và có giá trị 3.483.973 nghìn đồng (26,63%).

Sự thay đổi cơ cấu về chủng loại và giá trị của thuốc kháng sinh có trong nhóm A do có sự can thiệp như mua thuốc cephalexin 500mg theo mô hình QDM và tác động của việc thay thế thuốc KS ngoại nhập bằng thuốc KS sản xuất tại Việt Nam có trong nhóm A.

Bảng 3.18. Thuốc kháng sinh nhóm A sản xuất tại Việt Nam trước và sau can thiệp

Chỉ số

TCT SCT CSHQ

theo giá trị (%) Số loại Giá trị

(ng.đồng) Số loại Giá trị (ng.đồng) Thuốc sản

xuất tại

25 (75,8%)

3.085.860 (88,6%)

31 (81,6%)

3.552.031 (90,6%)

2,25%

Trước can thiệp Sau can thiệp

Việt Nam Thuốc ngoại nhập

8 (24,2%)

398.113 (11,4%)

7 (18,4%)

367.993 (9,4%)

Tổng số 33

(100%)

3.483.973 (100%)

38 (100%)

3.920.024 (100%)

Áp dụng giải pháp can thiệp thuốc cùng loại (cùng hoạt chất, hàm lượng, dạng bào chế, cùng điều kiện tiêu chuẩn sản xuất như nhau) sẽ ưu tiên mua thuốc sản xuất tại Việt Nam.

SCT tỷ lệ thuốc sản xuất tại Việt Nam so với TCT tăng 17,2% về chủng loại, tăng 2% về giá trị và chỉ số hiệu quả can thiệp đạt 2,25% theo giá trị.

Giải pháp can thiệp có ý nghĩa thực tiễn trong việc thực hiện qui định của Bộ Y tế “Người Việt Nam ưu tiên sử dụng thuốc Việt Nam” [35], [52].

Bảng 3.19. Chất lượng mua và tồn trữ cephalexin 500mg trước và sau can thiệp

Chỉ số

Số lượng (viên)

Chênh lệch (viên)

TCT SCT

(1) (2) (3) (4= 3-2)

Số lượng đã cung cấp cho hệ thống bán lẻ (D)

852.000 (82,14%)

1.253.300

(96,71%) 401.300 Số lượng cung cấp thiếu trong

năm

185.200 (17,86%)

42.660

(3,29%) -142.540 Số lượng dự trù trong năm 1.037.200

(100%)

1.295.960

(100%) 258.760

Số lượng bình quân 1 lần mua (Q)

35.500 104.442

68.942

Thời điểm dự trù mua (ROP) 0 25.000 25.000

Số lượng 1 lần mua được hưởng giá khấu trừ

>50.000 >50.000

Dưới tác động của giải pháp can thiệp mua thuốc cephalexin 500mg theo mô hình QDM cho thấy:

Mỗi đơn hàng mua 1 lần trong năm đã đạt 104.442 viên (mua 50.000 viên/lần là đã được khấu trừ về giá) thay cho TCT mỗi lần mua 35.500 viên.

Như vậy, với số lượng mua SCT đã được khấu trừ giá ở mức thấp nhất.

Đây là một lợi thế của hệ thống bán lẻ hoạt động theo mô hình trực thuộc mà cơ sở bán lẻ hoạt động đơn lẻ khó có thể áp dụng được mô hình QDM.

Tuy nhiên, TCT do không dự báo được nhu cầu bán lẻ thuốc dẫn đến không đạt được số lượng mua/lần được khấu trừ giá.

Giải pháp can thiệp ứng dụng mô hình đặt thêm hàng theo ROP, cứ mỗi khi kho thuốc có mức tồn trữ giảm tới 25.000 viên là phải làm thủ tục mua thuốc. Thay cho TCT việc mua thuốc theo ý chí chủ quan. Nên tình trạng hết thuốc trong kho mới đặt mua dẫn tới không đáp ứng kịp thời thuốc cho hệ thống bán lẻ.

Từ việc áp dụng giải pháp can thiệp ứng dụng QDM vào việc mua và tồn trữ cephalexin 500mg theo mô hình chiết khấu về số lượng đã có ý nghĩa thực tiễn.

SCT tỷ lệ thuốc này đã cung cấp cho hệ thống bán lẻ tăng so với TCT là 14,57% (96,71 - 82,14).

Tuy nhiên, SCT số lượng cephalexin 500mg cung cấp thiếu trong năm còn 3,29% thay cho TCT tỷ lệ này là 17,86%.

Bảng 3.20. Phân phối thuốc kháng sinh cho hệ thống bán lẻ trước và sau can thiệp

Chỉ số TCT SCT CSHQ

Số dự trù thực hiện được 166 (34,6%)

358

(72,2%) 108,67%

Số dự trù không thực hiện 314 (65,4%)

138 (27,8%)

Tổng số dự trù trong năm 480 (100,0%)

496 (100,0%)

Tác động của giải pháp can thiệp vào việc mua và tồn trữ thuốc kháng sinh đáp ứng nhu cầu bán lẻ.

SCT kho thuốc đã đáp ứng được số lượt dự trù thuốc kháng sinh trong năm so với TCT tăng được 37,6% (72,2-34,6) và chỉ số hiệu quả can thiệp đạt 108,67%.

Mức độ đáp ứng nhu cầu thuốc kháng sinh cho hệ thống bán lẻ được cải thiện là do việc áp dụng kỹ thuật phân tích ABC để kiểm soát nhóm thuốc kháng sinh trong quá trình tồn trữ và phân phối thuốc kháng sinh.

Bảng 3.21. Số báo cáo tồn trữ chính xác trong năm trước và sau can thiệp

Chỉ số TCT SCT Chênh lệch

(1) (2) (3) (4=3-2)

Số báo cáo tồn trữ không chính xác 7 4 -3

Số báo cáo tồn trữ chính xác 5 8 3

Tổng số báo cáo tồn trữ trong năm 12 12

Giải pháp ứng dụng kỹ thuật phân loại ABC vào quản lý tồn trữ thuốc như kháng sinh:

Nhóm A kiểm kê tháng/lần; Nhóm B kiểm kê quí/lần; Nhóm C kiểm kê 6 tháng/lần.

Kết quả cho thấy SCT tỷ lệ số báo cáo chính xác đã tăng lên so với TCT là 3 báo cáo.

Điều này, cho thấy việc thường xuyên kiểm soát thuốc trong kho theo định kỳ sẽ giỳp cho việc theo dừi dữ liệu được chớnh xỏc hơn.

3.3.3. Kết quả nâng cao chất lượng phân phối bán lẻ thuốc kháng sinh

Một phần của tài liệu luận án ngành tổ chức quản lý dược nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối thuốc đến việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn tại tuyến y tế cơ sở tỉnh bắc giang (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w