Giám sát hoạt động của kho thuốc

Một phần của tài liệu luận án ngành tổ chức quản lý dược nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối thuốc đến việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn tại tuyến y tế cơ sở tỉnh bắc giang (Trang 69 - 73)

Biểu đồ 3.1: Phân loại thuốc ABC theo chủng loại và giá trị

Qua kết quả phân tích ABC cho 882 số loại thuốc trong năm 2009 cho thấy:

Nhóm A: Là nhóm thuốc sử dụng nguồn tài chính lớn nhất chiếm 13,38%

về số loại và 69,86% về giá trị. Thuốc KS trong nhóm này có 3,74% về số loại (33 loại thuốc) có giá trị 3.483.973 nghìn đồng (26,63%). Trong đó, cephalexin 500mg chiếm tỷ lệ cao nhất: 5,08% về giá trị so với tổng giá trị của 882 số loại thuốc đã phân phối (phụ lục số 3). Điều này cho thấy việc kiểm soát chặt chẽ thuốc kháng sinh nhóm A đặc biệt là cephalexin 500mg là cần thiết.

Nhóm B: Là nhóm thuốc sử dụng nguồn tài chính trung bình chiếm 20,52% về số loại và 20,12% về giá trị. Nhóm thuốc KS trong nhóm B chiếm 3,97% về số loại thuốc và có giá trị 521.460 nghìn đồng (3,99%).

Giá trị theo ABC Chủng loại theo ABC

Nhóm C: Là nhóm thuốc sử dụng nguồn tài chính thấp nhất chiếm 66,10%

về số loại và 10,02 % về giá trị. Nhóm thuốc KS có 8,16% về số loại thuốc và có giá trị 150.138 nghìn đồng chiếm 1,15%.

Bảng 3.3. Phân phối thuốc kháng sinh nhóm A sản xuất tại Việt Nam

Chỉ số Số loại Giá trị (nghìn đồng)

Thuốc sản xuất tại Việt Nam 25 (75,76%)

3.085.860 (88,57%)

Thuốc ngoại nhập 8

(24,24%)

398.113 (11,43%)

Tổng số 33

(100%)

3.483.973 (100%)

Thuốc kháng sinh có trong nhóm A đã phân phối cho hệ thống bán lẻ trong năm 2009 là 33 loại thuốc có giá trị 3.483.973 nghìn đồng trong đó thuốc kháng sinh sản xuất tại Việt Nam có giá trị phân phối tới 88,57% điều này có ý nghĩa thiết thực trong cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” do Bộ Y tế và Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam khuyến nghị [35], [52].

Theo kết quả phân loại thuốc đã phân phối trong năm 2009 tại phụ lục số 3 cho thấy thuốc kháng sinh cephalexin 500mg 5,08% về tổng giá trị tiền thuốc đã phân phối.

Tuy nhiên, kho thuốc đáp ứng cho hệ thống bán lẻ trực thuộc công ty còn nhiều bất cập được phân tích theo bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4. Phân tích cephalexin 500mg phân phối cho hệ thống bán lẻ

Chỉ số Số lượng (viên)

Số lượng đã cung cấp cho hệ thống bán lẻ (D) 852.000 (82,14%)

Số lượng cung cấp thiếu trong năm 185.200

(17,86%)

Số lượng dự trù trong năm 1.037.200

(100%)

Số lượng bình quân 1 lần mua (Q) 35.500

Thời điểm dự trù mua (ROP) 0

Số lượng 1 lần mua được hưởng giá khấu trừ >50.000

Trong năm 2009 kho thuốc đã cung cấp cho hệ thống bán lẻ được 852.000 viên cephalexin 500mg. Trong khi đó hệ thống bán lẻ trực thuộc công ty dự trù trong năm 1.037.200 viên.

Do vậy kho thuốc chỉ đáp ứng được 82,14% số lượng thuốc cho nhu cầu bán lẻ. Số lượng thuốc kháng sinh thiếu trong năm 185.200 viên gây ảnh hưởng tới việc không đảm bảo kịp thời cung cấp thuốc kháng sinh cho cộng đồng.

Mặt khác trong năm 2009 kho thuốc thực hiện mỗi lần đặt mua ở mức bình quân 35.500 viên (Q = 35.500 viên). Trong khi đó chính sách của nhà sản xuất thông báo khi mua số lượng từ 50.000 viên/lần sẽ được hưởng chiết khấu theo số lượng.

Như vậy, việc đặt dự trù mua thuốc không sát nhu cầu thực tế và không có kế hoạch đã ảnh hưởng tới kinh tế và chất lượng phân phối thuốc phục vụ cộng đồng.

Sử dụng phương pháp hồi cứu để phân tích số lượt dự trù mua thuốc kháng sinh của hệ thống bán lẻ và mức độ đáp ứng của kho thuốc được phản ánh trong bảng dưới đây:

Bảng 3.5. Thuốc kháng sinh đáp ứng được cho hệ thống bán lẻ

Chỉ số Số lượt dự trù Số dự trù không thực hiện được đầy đủ

314 (65,4%)

Số dự trù thực hiện được đầy đủ 166

(34,6%) Tổng số dự trù thuốc KS dự trù trong năm 480

(100%)

Phân tích, đánh giá việc cung cấp thuốc kháng sinh cho hệ thống phân phối bán lẻ trong năm 2009 cho thấy: Nhu cầu của hệ thống bán lẻ trong năm có 480 số lượt dự trù nhập thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, kho thuốc chỉ đáp ứng cho hệ thống bán lẻ được 34,6% số lượt dự trù thuốc kháng sinh. Nguyên nhân được cỏc đối tượng liờn quan đến kho thuốc làm rừ:

Bảng 3.6. Số báo cáo tồn trữ chính xác trong năm

Chỉ số Số lượt báo cáo

kiểm kê

Số báo cáo tồn trữ không chính xác 7

Số báo cáo tồn trữ chính xác 5

Tổng số báo cáo tồn trữ trong năm 12

Hàng tháng kho thuốc có trách nhiệm báo cáo xuất, nhập và tồn trữ thuốc trong đó có kháng sinh. Qua phân tích đối chiếu với thẻ kho cho thấy trong năm

“Do việc mua thuốc và tồn trữ thuốc kháng sinh trong kho dàn trải cho nhiều loại thuốc kháng sinh, nhưng nhu cầu bán lẻ chỉ tập chung vào một số loại, dẫn đến kho cung cấp thuốc kháng sinh không kịp thời cho nhu cầu bán lẻ”

Phòng nghiệp vụ kinh doanh thuốc.

2009 tỷ lệ số báo cáo chínhxác chỉ đạt được 45,7%. Nguyên nhân do việc quản lý tồn kho còn nhiều bất cập như: Thực hiện kiểm kê hàng tháng còn hình thức, chưa thực hiện phân loại thuốc theo mức độ tiêu thụ để dự báo nhu cầu cho lần mua thuốc tiếp theo.

3.1.3. Giám sát hoạt động phân phối bán lẻ thuốc kháng sinh

Một phần của tài liệu luận án ngành tổ chức quản lý dược nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối thuốc đến việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn tại tuyến y tế cơ sở tỉnh bắc giang (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w