Thanh toán bằng thư tín dụng .1 Tổng quan về thư tín dụng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại sở giao dịch ngân hàng công thương việt nam (Trang 33 - 36)

1.2 CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT PHỔ BIẾN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.4 Thanh toán bằng thư tín dụng .1 Tổng quan về thư tín dụng

L/C là một thỏa thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người mua) sẽ trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi của thư tín dụng (người bán) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng các chứng từ quy định phù hợp với những điều kiện và điều khoản đề ra trong thư tín dụng.

Khác với các phương thức thanh toán kèm chứng từ khác, trong thanh toán (L/C) ngân hàng không chỉ là trung gian thu hộ, chi hộ mà ngân hàng còn đóng vai trò đại diện cho bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu. Đây

là phương thức thanh toán có sự tham gia nhiều nhất của ngân hàng. Với cam kết trả tiền cho người hưởng lợi của thư tín dụng nếu người này xuất trình các chứng từ phù hợp với yêu cầu của (L/C), ngân hàng đã trở thành một bên có nghĩa vụ trong phương thức thanh toán (L/C). Chính nhờ đặc điểm này mà (L/C) đã trở thành phương thức thanh toán quốc tế an toàn cho các bên tham gia: Người xuất khẩu chắc chắn sẽ nhận được tiền hàng sau khi đã trao cho ngân hàng mở thư tín dụng bộ chứng từ hoàn hảo, còn người nhập khẩu chắc chắn chắn sẽ không bị mất tiền nếu như chưa nhận được đầy đủ chứng từ xác thực về việc gửi hàng đúng như thỏa thuận của hợp đồng.

Như vậy, (L/C) được dùng trong thanh toán xuất nhập khẩu khi người mua, người bỏn khụng biết rừ về nhau, khoảng cỏch khụng gian lớn nờn sự tin tưởng giữa người mua, người bán là rất thấp. Mặt khác, khối lượng hàng hóa lớn, giá trị thanh toán cao, thường chứa đựng nhiều rủi ro; Do đó phải có ngân hàng đứng ra bảo đảm thanh toán. Những ngân hàng mở (L/C) thường là những ngân hàng lớn, có uy tín.

Mọi thư tín dụng chỉ được dùng để trả cho 1 đơn vị ngưòi bán.

Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng.

Mọi trường hợp tranh chấp về hàng hóa đã giao và tiền hàng đã trả (nếu có) sẽ do 2 bên mua và bán giải quyết.

(L/C) được sử dụng trong các phạm vi sau:

- Người mua, người bán mở tài khoản tại 2 chi nhánh NHTM cùng hệ thống nhưng không tham gia thanh toán bù trừ.

- Người mua, người bán mở tài khoản tại 2 chi nhánh NHTM khác hệ thống và không tham gia thanh toán bù trừ.

1.2.4.2 Quy trình thanh toán thư tín dụng

Hình 1.9 : Quy trình thanh toán thư tín dụng

(5)

(1) (2) (4) (6) (8)

(7) (3 (3)

(1) Người nhập khẩu (người mua) xin mở thư tín dụng tại ngân hàng phục vụ mình.

(2) Căn cứ vào đơn xin mở (L/C) ngân hàng phục vụ người mua mở (L/C) cho khách hàng, hạch toán rồi gửi 1 liên báo Nợ cho người mua.

(3) Ngân hàng phục vụ người mua gửi 1 liên (L/C) cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (người bán).

(4) Ngân hàng phục vụ người bán sẽ gửi 1 liên (L/C) thông báo cho người bán về (L/C) đã được mở để người bán giao hàng cho người mua.

(5) Người bán giao hàng cho người mua.

(6) Sau khi giao hàng xong, người bán lập bảng kê chứng từ thanh toán (L/C) nộp vào ngân hàng phục vụ mình.

(7) Ngân hàng phục vụ người bán sẽ lập lệnh thanh toán, gửi giấy báo Nợ liên hàng cho ngân hàng phục vụ người mua.

Người nhập khẩu (người

mua)

Người xuất khẩu (người bán)

Ngân hàng phục vụ người nhập

khẩu (người mua)

Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (người bán)

(8) Ngân hàng phục vụ người bán hạch tóan và gửi giấy báo Có cho người bán.

- Trường hợp khách hàng mở tài khoản tại 2 chi nhánh ngân hàng khác nhau, khác hệ thống, không tham gia thanh toán bù trừ sẽ được thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi của NHTM tại NHNN tương ứng với hệ thống ngân hàng tham gia thanh toán.

1.2.5 Thanh toán bằng thẻ thanh toán

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại sở giao dịch ngân hàng công thương việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w