CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIÈN MẶT

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại sở giao dịch ngân hàng công thương việt nam (Trang 42 - 46)

1.4.1 Nhân tố thuộc về ngân hàng

Nhân tố thuộc về ngân hàng là những nhân tố quyết định trực tiếp đến hoạt động TTKDTM. Đó là các nhân tố sau :

a) Chính sách phát triển hoạt động TTKDTM : Trong xu hướng toàn cầu hóa ngày nay, hoạt động TTKDTM luôn được các ngân hàng quan tâm đặc biệt.

Hiện nay, tỷ trọng hoạt động TTKDTM ở các nước phát triển chiếm từ 95-98%

trong khi đó tỷ trọng này ở các nước đang phát triển thì thấp hơn, khoảng 75- 80%. Hoạt động TTKDTM thể hiện sự văn minh của nền kinh tế, trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, các ngân hàng cần phải xây dựng cho mình các chính sách có liên quan như chính sách marketing, chính sách thanh toán...

nhằm phát triển hoạt động TTKDTM. Những chính sách này phải gắn liền với từng giai đoạn, từng thời kỳ và điều kiện phát triển của nền kinh tế.

b) Trình độ cán bộ : Đây là yếu tố quyết định thành công của hoạt động TTKDTM. Đặc thù của hoạt động TTKDTM là nó gắn liền với việc ứng dụng

công nghệ, trang thiết bị máy móc hiện đại của hệ thống ngân hàng. Do đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, phải am hiểu về tin học và có trình độ ngoại ngữ nhằm đảm bảo cho hoạt động TTKDTM được hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.

c) Hệ thống công nghệ và mạng lưới thanh toán : Hoạt động TTKDTM gắn liền với việc ứng dụng công nghệ, trang thiết bị máy móc hiện đại. Do đó, nếu hệ thống máy móc này gặp trục trặc hoặc hoạt động không hiệu quả sẽ gây ra ách tắc, rủi ro trong thanh toán, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế, đi đôi với việc triển khai hoạt động TTKDTM, các ngân hàng cần chú trọng đến việc đầu tư công nghệ , trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng được nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế, đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần phải mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tiện ích cho khách hàng.

Một ngân hàng mà không phát triển mạng lưới hoạt động và dịch vụ sẽ không thể đứng vững trên thị trường nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập khu vực và thế giới.

1.4.2 Nhân tố thuộc về khách hàng

Nhân tố thuộc về khách hàng bao gồm : thói quen sử dụng tiền mặt và thu nhập của người dân .

a) Thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư

TTKDTM chỉ được thực hiện khi các chủ thể thanh toán mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Như vậy, nếu dân cư có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán thì số lượng tài khoản giao dịch thanh toán qua ngân hàng thấp, hoạt động TTKDTM không có điều kiện để phát triển. Do đó cần phải có chính sách để thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong lưu thông hàng hóa của dân cư.

Bên cạnh đó, cần phải tạo niền tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, làm thế nào để ngân hàng trở thành “trung tâm” thanh toán của nền kinh tế. Nhờ đó sẽ thúc đẩy các hoạt động giao dịch, mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng.

b) Thu nhập của người dân : Thu nhập phản ánh mức sống của người dân trong một quốc gia. Khi thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu chi tiêu, mua sắm hàng hóa, dịch vụ ... của họ cũng ngày càng gia tăng. Khi đó mục tiêu của con người không chỉ là mua sắm hàng hóa mà họ sẽ lựa chọn những hàng hóa có chất lượng cao, tiện dụng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của họ.

TTKDTM đáp ứng được những yêu cầu đó. Ngược lại, nếu thu nhập của người dân thấp, hoạt động thanh toán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ ở mức thấp hơn, thì thanh tóan bằng tiền mặt lại trở thành công cụ chủ chốt và do đó các phương thức TTKDTM khó có khả năng phát triển.

1.4.3. Các nhân tố khác a) Môi trường kinh tế

Sự phát triển của hoạt động TTKDTM phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được cải thiện, đời sống được nâng cao, hoạt động kinh tế diễn ra ngày càng nhiều, việc thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán bởi khối lượng giao dịch hàng hóa ngày càng lớn. Do đó đòi hỏi phải có một hình thức thanh toán thuận tiện, an toàn, hiệu quả và có khả năng đáp ứng những nhu cầu thanh toán đó. Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy hoạt động TTKDTM ra đời và phát triển.

b) Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động TTKDTM nói riêng và hoạt động thanh toán nói chung.

TTKDTM là một dịch vụ của ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Ngân hàng thực hiện thanh toán hộ cho khách hàng nên công tác TTKDTM phải tuân thủ các chế độ, quy định, thể lệ đặt ra trong thanh toán nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia. Do đó, đối với mỗi hình thức TTKDTM, Nhà nước cần ban hành các chế độ, thông tư hướng dẫn, chế tài xử phạt ... để điều chỉnh các quan hệ trong thanh toán, tạo ra những lợi ích chung cho toàn bộ nền kinh tế.

c) Môi trường khoa học công nghệ :

Hoạt động TTKDTM ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Do đó, khoa học công nghệ là nhân tố không thể thiếu, quyết định đến sự phát triển của hoạt động TTKDTM. Một quốc gia có môi trường khoa học công nghệ tiên tiến sẽ tạo điều kiện để hoạt động TTKDTM phát triển.

Ở nước ta hiện nay, trình độ khoa học công nghệ còn nghèo nàn, lạc hậu nên hoạt động TTKDTM chưa thực sự phát triển. Chính vì thế trong giai đoạn tới, đòi hỏi toàn hệ thống ngân hàng phải tiếp tục hoàn thiện công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng phát triển, đặc biệt là khi nước ta gia nhập nền kinh tế toàn cầu.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại sở giao dịch ngân hàng công thương việt nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w