Tình hình áp dụng các hình thức TTKDTM tại SGDI – NHCT Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại sở giao dịch ngân hàng công thương việt nam (Trang 62 - 68)

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI SGDI – NHCT VIỆT NAM

2.2.3 Tình hình áp dụng các hình thức TTKDTM tại SGDI – NHCT Việt Nam

Hiện nay, SGDI – NHCT Việt Nam áp dụng cả 5 hình thức TTKDTM, đó là : Séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng và thẻ thanh toán.

Mức độ sử dụng các hình thức thanh toán này tại SGDI – NHCT Việt Nam cũng rất khác nhau. Thông thường, khách hàng luôn lựa chọn các hình thức thanh toán thuận tiện, an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí và thời gian của họ. Để thấy được điều này rừ ràng hơn chỳng ta cựng nhau phõn tớch bảng số liệu sau:

Bảng 6: Các hình thức thanh toán của SDG I – NHCTVN

Đơn vị :Tỷ đồng Chỉ tiêu

Hình thức

2005 2006 2007

Tổng số Tỷ

trọng (%)

Tổng số Tỷ

trọng (%)

Tổng số Tỷ

trọng (%)

UNT 33,712 7,9 38,472 6,9 47,017 6,7

UNC 273,706 66,1 401,450 72 470,170 67

Séc 9,937 2,4 10,036 1,8 11,228 1,6

Thẻ TToán 88,199 21,3 95,902 17,2 150,174 21,4

Thư tín dụng

9,523 2,3 11,709 2,1 23,156 3,3

TTKDTM 414,078 100 557,570 100 701,747 100

(Nguồn: phòng kế toán giao dịch SGDI – NHCT Việt Nam)

Biểu đồ 2: Doanh số TTKDTM của SGDI - NHCT Việt Nam

Nhận thấy hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong các hình thức thanh toán còn lại. Thanh toán bằng thẻ tăng nhanh, đặc biệt là năm 2007 (tăng gần gấp đôi so với năm 2006), thanh toán bằng thư tín dụng cũng tăng nhanh song tỷ trọng vẫn chưa cao, thanh toán bằng séc là thấp nhất .

Thanh toán bằng ủy nhiệm chi: Sở dĩ thanh toán bằng UNC được khách hàng sử dụng phổ biến như vậy là vì thủ tục thanh toán UNC rất đơn giản, người mua lập UNC và giao cho ngân hàng. Ngân hàng chỉ cần trích tiền từ tài khoản của người chi trả sang cho người thụ hưởng. Mặt khác phạm vi thanh toán UNC rất rộng. Có thể thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán nội bộ. Thời gian để thực hiện thanh toán rất ngắn (khoảng vài giờ họăc cùng lắm là sau 1 ngày là người thụ hưởng có thể nhận được tiền hàng). Hoạt động thanh toán được diễn ra trên mạng thanh toán trực tuyến nên đảm bảo an toàn và độ chính xác cao. Chính vì thế, hình thức này rất được khách hàng ưu chuộng.

Mặc dù vậy thanh toán bằng UNC cũng bộc lộ hạn chế. Thanh toán bằng UNC được sử dụng trong trường hợp người bán hoàn toàn tín nhiệm người mua về khả năng thanh toán. Người bán cho phép người mua nhận được hàng rồi mới thanh toán tiền hàng cho người bán. Do đó, rủi ro sẽ xảy ra với người bán

trong trường hợp người mua không trung thực, cố ý không thanh toán tiền hàng cho người bán. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của người bán, thậm chí nếu giá trị hàng hóa lớn, không thu hồi được vốn, người bán có khả năng phá sản.

Thanh toán bằng ủy nhiệm thu: Thanh toán bằng UNT chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng các hình thức TTKDTM. Đó là do, trên thực tế UNT chỉ sử dụng để thu các khoản tiền có tính chất định kỳ và ổn định như : tiền nước, tiền điện thoại,.... đó là những khoản thu phát sinh đều đặn theo tháng, chính vì thế doanh số của hoạt động này qua các năm mang tính ổn định và không tăng nhiều.

Thanh toán bằng UNT giữa các khách hàng mở tài khoản tại cùng một hệ thống NHTM thì quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng và đơn giản. Người thụ hưởng chỉ cần nộp UNT cho ngân hàng và ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán cho khách hàng nếu tài khoản của người mua đủ số dư để thanh toán. Nếu không đủ tiền trên tài khoản người mua, ngân hàng sẽ gửi thông báo cho người mua để nộp tiền vào tài khoản. Như vậy ngân hàng có thể kiểm soát được tài khoản của các khách hàng và người bán chắc chắn sẽ nhận được tiền hàng.

Nhưng nếu sử dụng hình thức này giữa các khách có tài khoản tại 2 chi nhánh NHTM khác nhau thì hoạt động thanh toán sẽ phức tạp hơn. Quá trình thanh toán phải thực hiện qua nhiều khâu. Người bán phải mất thời gian để ngân hàng phục vụ mình gửi UNT sang ngân hàng phục vụ người bán đòi tiền trước. Khi UNT quay lại ngân hàng phục vụ người bán mới thực hiện thanh toán cho khách hàng của mình. Nếu người mua không đủ tiền trên tài khoản để thanh toán thì người bán phải mất thời gian đợi chờ lâu hơn.Cũng giống như UNC, UNT cũng được thanh toán trong trường hợp người bán tin tưởng người mua về khả năng thanh toán. Do đó sẽ xảy ra rủi ro cho người bán nếu người mua không thanh toán tiền hàng, gây ứ đọng vốn cho người bán và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người bán .

Thanh toán bằng séc : Ở SGDI – NHCT Việt Nam, hình thức thanh toán bằng séc rất thấp (chỉ chiếm khoảng 2%) trong tổng phương tiện TTKDTM.

Trong đó chủ yếu là thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau, còn thanh toán giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân rất ít.

Thanh toán bằng séc rất thuận tiện và nhanh chóng trong giao dịch mua bán. Người mua hàng ký séc giao cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và chứng minh thư nhân dân ra ngân hàng là có thể nhận được tiền. Thực tế, tâm lý của người bán nhận séc thường lo ngại là trên tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch nên hay từ chối việc thanh toán bằng séc. Việc thanh toán bằng séc cũng gặp không ít phiền phức.

Nếu người mua và người bán có tài khoản tại cùng một chi nhánh NHTM thì người bán chỉ cần đến ngân hàng nộp séc và ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán cho người bán. Nhưng nếu người mua, người bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì buộc các ngân hàng thương mại phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của ngân hàng Nhà nước, ở đây chỉ có 2 phiên thanh toán bù trừ (vào lúc 10 giờ sáng và 3 giờ chiều ) và việc kiểm tra séc ở ngân hàng Nhà nước vẫn chủ yếu là thủ công. Nếu các ngân hàng phát hành mấy chục ngàn tờ séc mỗi ngày thì việc thanh toán bù trừ trong ngày gặp rất nhiều khó khăn. Do đó hình thức này không được phổ biến.

Tuy nhiên trong tương lai, xu hướng chung là giảm tỷ lệ thanh toán qua ủy nhiệm chi và chuyển sang sử dụng hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu, thẻ, séc.

Thanh toán bằng thẻ thanh toán: Đây là hình thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất sau hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi. Trong những năm qua hình thức thanh toán này ở SGDI – NHCT Việt Nam tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hình thức thanh toán bằng thẻ được đa phần người dân sử dụng là do hầu hết mọi giao dịch về thẻ trong phạm vi quốc gia hay trên toàn cầu đều thông qua hệ thống thanh toán trực tuyến. Vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh toán nhanh hơn nhiều so với các hình thức thanh toán khác như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc ...Chủ thẻ thay vì phải chuẩn bị trước một lượng tiền mặt, ngoại tệ, séc du lịch.... chỉ cần mang theo thẻ ngân hàng là có thể rút tiền 24/24 h, mọi ngày trong tuần hoặc thanh toán cho mọi nhu cầu chi tiêu của mình. Thẻ

cũng giúp cho chủ thẻ tiết kiệm được thời gian thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ vì nó tránh được việc kiểm đếm tiền khi thanh toán một lượng tiền lớn. Đây chính là tính thuận tiện và linh hoạt hơn hẳn các phương tiện thanh toán khác của thẻ. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu của các chủ thẻ, SGDI nói riêng và NHCT Việt Nam nói chung luôn không ngừng phát triển các loại hình dịch vụ mới, tiện ích cho khách hàng dùng thẻ như : phát hành nhiều loại thẻ phù hợp với từng đối tượng khách hàng kèm theo các dịch vụ tư vấn miễn phí, các chương trình khuyến mãi, các chương trình chăm sóc khách hàng... nên đã thu hút được lượng lớn khách hàng sử dụng thẻ.

Đặc biệt, trong năm 2007, SGDI – NHCT Việt Nam đã triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 tại Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ, liên kết với các Doanh nghiệp lớn để tiền hành trả lương cho người lao động thông qua dịch vụ thẻ. Do đó đã nâng cao tỷ trọng thẻ lên rất nhiều (tăng gần gấp đôi so với năm 2006).

Bên cạnh những ưu điểm và tính năng vuợt trội của thẻ thanh toán, việc sử dụng thẻ cũng bộc lộ một số hạn chế sau :

Thứ nhất, phí giao dịch trong sử dụng thẻ được tính theo phần trăm giá trị thanh toán. Giá trị giao dịch càng lớn thì phí phải trả càng cao. Thanh toán trong liên minh thẻ giữa NHCT Việt Nam với AGRIBANK, ABBANK, BIDV,SCB khách hàng phải mất phí 4000đ/ giao dịch. Do đó ngân hàng cần có chính sách về phí để thu hút người dân tham gia thanh toán thẻ.

Thứ hai, đó là những trục trặc có thể xảy ra trong giao dịch qua hệ thống ATM, có thể là do lỗi phần mềm hay hỏng hóc nhỏ, cho dù điều này là hiếm xảy ra song nó cũng gây tâm lý hoang mang đối với chủ thẻ khi thực hiện giao dịch. Bên cạnh đó là hiện tượng ùn tắc, nghẽn mạch hay quá tải vào những ngày lễ, Tết – khi nhu cầu sử dụng tiền mặt cho mua sắm hàng hóa, dịch vụ của người dân tăng lên.

Điều này sẽ dễ dàng khắc phục nếu các ngân hàng đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại và mở rộng mạng lưới giao dịch (cơ sở chấp nhận thẻ). Muốn

vậy, các ngân hàng cần phải tham gia liên minh thẻ với các ngân hàng. Điều đó có nghĩa là cần một mạng liên kết chung thống nhất giữa toàn bộ các NHTM ở nước ta để đảm bảo hiệu quả chung cho các ngân hàng và cho cả lợi ích của khách hàng sử dụng .

Việt Nam là nền kinh tế đang có tốc độ phát triển cao trong khu vực, dân số trẻ; Số lượng người Việt Nam đi học tập, du lịch, chữa bệnh, làm việc, xuất khẩu lao động tăng mạnh ... Ngược lại, người nước ngoài đến Việt Nam cũng không ngừng tăng nhanh. Thực tế, trong thời gian qua, số lượng thẻ ATM và thẻ tín dụng ở các ngân hàng tăng cao tập trung chủ yếu ở giới trẻ. Bởi vậy, chắc chắn trong thời gian tới, thị trường thẻ ở SGDI – NHCT Việt Nam nói riêng và thị trường thẻ Việt Nam nói chung sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa.

Thanh toán bằng thư tín dụng : Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng thường được dùng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. So với các hình thức khác, hình thức này đảm bảo an toàn nhất tài sản cho các khách hàng. Nó được áp dụng trong các giao dịch mà người mua, người bán không tín nhiệm nhau và khoảng cỏch địa lý là rất xa xụi khụng biết rừ về nhau (người mua, người bán ở hai nước khác nhau). Đối với hình thức này, quá trình luân chuyển chứng từ rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Người mua phải làm thủ tục mở (L/C) tại ngân hàng phục vụ mình. Như vậy, nếu người mua có quan hệ thanh toán với nhiều khách hàng, họ phải mở rất nhiều (L/C) khác nhau làm cho người mua mất nhiều thời gian và đối tác bị ứ động vốn. Mặt khác ngân hàng chỉ căn cứ vào chứng từ để thanh toán cho khách hàng. Do đó nếu chứng từ không hợp lý, hợp lệ, ngân hàng sẽ không thanh toán cho khách hàng. Hơn nữa, việc thanh toán bằng thư tín dụng rất thuận tiện nhưng không phải là không gặp rủi ro. Nếu doanh nghiệp khụng biết rừ và kỹ về bản chất của thư tớn dụng cựng những quy định pháp lý của nó thì rất có thể doanh nghiệp sẽ mắc phải những sơ xuất dẫn đến việc không nhận được thanh toán từ phía bên đối tác kinh doanh. Mặc dù vậy hình thức này đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế tại SGDI – NHCT Việt Nam. Điều này thể hiện trong bảng số liệu sau :

Bảng 7: Tình hình thanh toán L/C của SDG I – NHCT Việt Nam

Đơn vị : 1000 USD

Năm

Phát hành Thanh toán Thông báo Thanh toán

Số món Số tiền Số

món Số tiền Số

món Số tiền Số

món Số tiền

2005 177 891,295 226 848,764 - - 3 56

2006 155 1,114,195 151 1,041,753 4 290 29 1,363

2007 161 1,207,029..94 293 1,135,059.07 19 2,697.63 47 2,520.02

(Nguồn: phòng tổng hợp SGDI – NHCT Việt Nam)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động thanh toán (L/C) của SGDI – NHCT Việt Nam tăng nhanh qua các năm cả về số lượng và số món (L/C). Đặc biệt trong năm 2007, thu nhập từ hoạt động này tăng cao gấp đôi so với năm 2006. Có được kết quả trên là do trong những năm qua, uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế ngày càng lớn, thời gian thực hiện thanh toán một (L/C) được rút ngắn và mức biểu phí cũng rất phù hợp.

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại sở giao dịch ngân hàng công thương việt nam (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w