NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI SGDI – NHCT VIỆT NAM
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân .1 Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động TTKDTM tại SGDI – NHCT Việt Nam cũng bộc lộ một số hạn chế sau:
* Mặc dù tỷ trọng TTKDTM của SGDI – NHCT Việt Nam tăng nhanh song khách hàng thực hiện hoạt động TTKDTM tại SGDI chủ yếu là các đơn vị kinh tế, các cơ quan hành chính sự nghiệp còn đại bộ phận dân cư thì vẫn chưa tiếp cận được với hình thức này. Ngân hàng chưa đề ra chiến lược khách hàng thích hợp, chưa có biện pháp để tuyên truyền, giới thiệu những tiện ích của việc thanh toán qua ngân hàng tới dân cư trong xã hội. Do đó SGDI – NHCT Việt Nam cần phải tiếp tục xây dựng chiến lược khách hàng để hoạt động TTKDTM phát triển hơn.
* Các hình thức TTKDTM hiện nay vẫn còn nhiều phức tạp, thủ tục rườm rà. Chẳng hạn như thanh toán bằng séc. Trên thế giới thanh toán bằng séc chiếm một tỷ trọng cao trong tổng phương tiện thanh toán. Song ở nước ta, séc có phạm vi thanh toán nhỏ, nhiều hình thức thanh toán của séc chưa được phổ biến nên cũng đã hạn chế ít nhiều tính thuận lợi của hình thức thanh toán này. Thanh toán bằng thẻ, thủ tục phát hành còn chậm ( theo hợp đồng thì 3 ngày nhưng trên thực tế phải mất 5 ngày để trao thẻ cho khách hàng ), thủ tục phát hành còn
rườm ra, khi khách hàng rút tiền tại quầy với số lượng lớn thì khách hàng phải ký rất nhiều giấy tờ.
* Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt vẵn còn cao (chiếm khoảng 20% - 25%) trong tổng doanh số thanh toán, cần phải có giải pháp thích hợp để khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức TTKDTM.
2.3.2.2 Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan thuộc về chính các ngân hàng. Bao gồm các nguyên nhân sau:
* Hiện nay, việc đầu tư về vốn và con người cho hoạt động marketting tại SGDI – NHCT Việt Nam còn hạn chế. Số lượng nhân viên trong phòng marketing còn mỏng. Hoạt động marketing của SGDI vẫn chưa được triển khai một cách chủ động mà vẫn chỉ mang tính bị động, nghĩa là chỉ khi khách hàng đến thì chi nhánh mới tìm cách giữ chân họ mà chưa có biện pháp để đến với khách hàng dẫn đến tình trạng : các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm còn manh mún, thiếu chuyên nghiệp
* Hoạt động TTKDTM đòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, đáp ứng được nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.
Trang thiết bị, máy móc tại SGDI – NHCT Việt Nam mặc dù đã được nâng cấp nhiều. Song đôi khi mạng vẫn bị treo, đường link chậm gây khó khăn cho công tác thanh toán. Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, đầu tư cho công nghệ là vấn đề hết sức cấp thiết đối với NHCT Việt Nam nói chung và SGDI – NHCT Việt Nam nói riêng.
* Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác TTKDTM chưa thật sự đồng đều. Mặc dù ban lãnh đạo rất quan tâm đào tạo cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhưng không phải cán bộ nào cũng làm việc có hiệu quả như mong muốn.Trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế
b. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan thuộc về phía khách hàng. Bao gồm các nguyên nhân sau:
* Tập quán thanh toán bằng tiền mặt đã ăn sâu vào tâm lý người Việt Nam qua nhiều đời. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, khối lượng tiền mặt trong lưu thông hiện chiếm khoảng 22,2% - 22,8% tổng phương tiện thanh toán. Tâm lý ưa chuộng tiền mặt này ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động TTKDTM. Mặt khác thu nhập của người dân có sự phân hóa mạnh mẽ. Đại bộ phận dân cư có thu nhập cao thường tập trung ở những thành phố lớn. Trong bộ phân dân cư có thu nhập cao này, chỉ có các doanh nghiệp mới tiếp cận với hoạt động TTKDTM, do họ phải thực hiện các hoạt động kinh doanh; để đem lại lợi nhuận cho mình, các Doanh nghiệp phải hạn chế các chi phí tối thiểu mới mong tồn tại và đứng vững trên thi trường và hoạt động TTKDTM thực sự đã đem lại cho họ nhiều lợi ích mà họ mong muốn. Còn đại bộ phận dân cư, đặc biệt là những người dân có thu nhập thấp, những người dân ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa có điều kiện để tiếp cận với các hình thức TTKDTM.
* Việc các doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng sẽ làm cho họ khó khăn hơn trong việc thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát ngoại hối cũng như hàng loạt các quy định khác thuộc quản lý nhà nước, đặc biệt là các quy định về việc thực hiện luật thuế, việc sử dụng hóa đơn, chứng từ, khai báo hàng hóa xuất nhập khẩu.... Đây cũng là lý do làm cho các doanh nghiệp không muốn tiếp cận với việc thanh toán qua ngân hàng.
* Còn thiếu sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ như : điện lực, viễn thông, cấp nước...với ngân hàng trong việc thúc đẩy khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại. Nhiều cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ như các siêu thị lớn, khách sạn, nhà hàng chưa hợp tác với ngân hàng về thanh toán thẻ.
* Các hình thức TTKDTM còn chứa nhiều hạn chế, đặc biệt là trong khâu lập thủ tục thanh toán và ghi chép. Hiện nay, hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi được người dân rất ưa chuộng do phạm vi thanh toán của nó rất rộng, mặt khác nếu thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản tại cùng một ngân
hàng thì sẽ rất thuận lợi. Nhưng nếu thanh toán áp dụng cho các món khác hệ thống, khác địa bàn thì hiệu quả không cao do khối lượng chứng từ lớn rất dễ dẫn đến những sai xót trong quá trình sao chép, hạch toán. Thanh toán bằng séc được coi là hình thức thanh toán rất thuận tiện nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng các phương tiện TTKDTM. Do phạm vi thanh toán séc nhỏ, quá trình thanh toán nếu diễn ra tại 2 ngân hàng khác nhau, khác địa bàn thì phải thông qua phiên thanh toán bù trừ tại ngân hàng Nhà nước, rất phức tạp. Mặt khác do tâm lý của người bán sợ đối tác đưa séc giả mạo... nên đã hạn chế hình thức thanh toán này.
* Thực tế cho thấy, hiện nay trên thị trường đang tồn tại rất nhiều các ngân hàng song tính kết nối giữa các ngân hàng chưa cao. Chẳng hạn như trong hoạt động thanh toán thẻ. Thẻ của ngân hàng nào thì chỉ được sử dụng tại cơ sở chấp nhận thẻ của ngân hàng đó hoặc chỉ được sử dụng trong một số hệ thống liên minh thẻ, vẫn chưa có sự kết nối thống nhất trong hệ thống ngân hàng. Do đó cũng gây cho người tiêu dùng nhiều bất tiện. Chính vì vậy chúng ta cần thiện chí của các NHTM và chủ trương, chính sách chung của nhà nước để hoạt động TTKDTM được phát triển tốt hơn.
* Giao dịch trực tuyến của ngân hàng có nhiều tiện ích nhưng cũng bị hạn chế vì Việt Nam chưa có Luật thương mại điện tử. Khách hàng còn e dè khi tiếp cận với các dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng chưa được bảo vệ một cách tuyệt đối bởi hệ thống pháp lý.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN