GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI SGDI – NHCT VIỆT NAM
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Để các giải pháp trên có tính thực thi, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
Để phát triển các hoạt động TTKDTM, ngoài sự nỗ lực của các NHTM không thể thiếu được sự trợ giúp của Nhà nước.
Thứ nhất, Để phát triển TTKDTM thì điều kiện tiên quyết là khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Chính vì vậy, Nhà nước nên có những quy định thông thoáng tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, đưa ra những chủ trương chính sách đúng đắn và kịp thời nhằm khuyến khích hoạt động TTKDTM phát triển.
Thứ hai, Khi trình độ dân trí phát triển, thu nhập cao, người dân có nhu cầu giao lưu mở rộng quan hệ, có khả năng và điều kiện tiếp xúc với khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Do đó họ mới có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại của ngân hàng. Ngược lại, với trình độ dân trí và thu nhập thấp thì người dân thường có nhu cầu sử dụng tiền mặt trong thanh toán vì đối với họ lúc này thanh toán bằng tiền mặt là cách thức đơn giản và tối ưu nhất. Chính vì vậy ngoài các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế phát triển nâng cao thu nhập của người dân, Nhà nước cần có biện pháp để tuyên truyền phổ biến kiến thức tới mọi tầng lớp dân cư về những lợi ích của hoạt động TTKDTM, khuyến khích phát triển internet, khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại của ngân hàng, cải thiện văn minh trong thanh toán của toàn bộ nền kinh tế
Thứ ba, Nhà nước cũng cần đưa ra các luật lệ mang tính bắt buộc về giới hạn tối đa thanh toán bằng tiền mặt để giảm sức ép sử dụng tiền mặt trong dân cư. Nhằm trong một thời gian ngắn nhất có thể loại bỏ được tình trạng không ít
doanh nghiệp thanh toán cho nhau chủ yếu bằng tiền mặt như đã diễn ra trong thời gian qua.Từ đó tạo điều kiện để mở rộng thanh toán qua ngân hàng, tạo thói quen TTKDTM của người dân.
Thứ tư, Hỗ trợ các NHTM trong việc hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng về hệ thống thanh toán để hoạt động TTKDTM phát triển hơn. Chẳng hạn như : miễn giảm thuế đối với các máy móc thiết bị nhập khẩu phục vụ cho việc hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán của các NHTM nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng mạnh dạn đầu tư, mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động của mình, nhanh chóng đưa công nghệ ngân hàng của Việt nam tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ năm, Sự ổn định chính trị ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và phát triển kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới sản xuất lưu thông hàng hóa và ảnh hưởng đến nhu cầu thanh toán chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Nếu chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo ra sự phát triển kinh tế ổn định đảm bảo tính an toàn của hệ thống tài chính, qua đó đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán, giúp mở rộng và phát triển thanh toán qua ngân hàng. Bên cạnh đó, sự ổn định chính trị tạo niềm tin vững chắc của dân chúng vào hệ thống tài chính ngân hàng từ đó giúp các ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do đó để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thanh toán của các ngân hàng phát triển thì Chính phủ cần có các biện pháp duy trì trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương đảm bảo an ninh quốc phòng vững chắc.
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ tín dụng và thanh toán, là người đề ra các quy định, các chính sách chế độ đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng. NHNN đóng vai trò quản lý toàn bộ hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, đồng thời tổ chức hoạt động thanh toán của các ngân hàng, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức tài chính và những doanh nghiệp lớn nhằm phục vụ hoạch định và thực thi hiệu quả chính
sách tiền tệ quốc gia. Với vai trò đó, Ngân hàng Nhà nước cần giải quyết một số vấn đề sau :
Thứ nhất, NHNN cần kết hợp với Chính phủ nhanh chóng nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế, bao gồm : Phõn định rừ quyền hạn, trỏch nhiệm của cỏc bờn tham gia TTKDTM. Trên cơ sở đó tiến hành kiểm tra rủi ro pháp lý thích hợp bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế.
Thứ hai, NHNN cần tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia.
Thứ ba, Hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp khách quan.
Thứ tư, Hoàn thiện và phát triển các hệ thống thanh toán (thanh toán liên ngân hàng, xây dựng trung tâm thanh toán bù từ tự động cho các giao dịch bán lẻ) và các giải pháp hỗ trợ phát triển TTKDTM : phát triển và củng cố các liên minh thẻ hiện có; tiến hành kết nối trung tâm chuyển mạch thẻ quốc gia với trung tâm thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán.
Thứ năm, NHNN cần thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về TTKDTM tới mọi người dân trong xã hội.
Thứ sáu, Thúc đẩy TTKDTM bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán. Đặc biệt, khuyến khích TTKDTM bằng chính sách thuế giá trị gia tăng; xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý và các giải pháp về tài chính phục vụ phát triển TTKDTM.
Thứ bẩy, Từng bước phát triển TTKDTM trong khu vực công, khu vực doanh nghiệp, khu vực dân cư nhằm tạo ra sự cân bằng giữa lợi ích chung của cộng đồng với lợi ích của người sử dụng dịch vụ thanh toán, thúc đẩy sự phát triển chung của toàn bộ các hoạt động thanh toán của nền kinh tế.
Thứ tám, Ngân hàng Nhà nước cần coi trọng vị trí của TTKDTM trong quá trình cải cách ngân hàng, đặc biệt là trong việc xây dựng một mô hình mới cho Ngân hàng Trung ương của Việt nam trong vài năm tới; trong đó tổ chức thanh toán cho nền kinh tế quốc dân phải là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Ngân hàng.
3.3.3 Kiến nghị đối với NHCT Việt Nam
Thứ nhất, NHCT Việt Nam cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị phục vụ cho các giao dịch thanh toán hiện đại, tập trung chủ yếu cho dịch vụ thẻ và tạo điều kiện phát triển thanh toán qua internet, mobile... đồng thời tiếp cận nhanh chóng với công nghệ hiện đại trên thế giới theo cách thức
“đi tắt đón đầu”.
Thứ hai, NHCT Việt Nam cần cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ hơn nữa để đáp ứng một cách kịp thời, đầy đủ, thuận tiện, hiệu quả, an toàn nhu cầu TTKDTM ngày càng phong phú và đa dạng của nền kinh tế, của mọi thành viên trong xã hội. Trước mắt, cần tiếp tục mở rộng và phát triển hơn nữa các hình thức TTKDTM truyền thống như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán.