Trong trường hợp thiểu ối buồng tử cung hẹp lại tử cung bóp chặt thai nhi làm cho thai không xoay được, ngôi không bình chỉnh tốt dẫn tới ngôi thai bất thường không có cơ chế đẻ buộc phải chỉ định mổ lấy thai. Nghiên cứu của Mercer và cộng sự (1984) thấy thai phụ thiểu ối có tỷ lệ đẻ ngôi ngược từ 8 - 13% . Golan và cộng sự (1994) 17% thai phụ thiểu ối đẻ ngôi ngược .
1.3.2. Đường kính lưỡng đỉnh và chu vi vòng đầu
Trong trường hợp thiểu ối máu được ưu tiên cung cấp cho não, do đó duy trì sự phát triển của não, duy trì sự phát triển đường kính lưỡng đỉnh, chu vi đầu bình thường.
1.3.3. Đường kính trung bình bụng thai và chu vi vòng bụng
Thai nhi có khả năng tự điều chỉnh và bù đắp những thiếu hụt dưỡng khí trong tử cung bằng cách:
Điều chỉnh lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan thiết yếu trong cơ thể: tăng lượng máu đến não. Thoạt đầu tăng tỷ lệ dòng chảy giữa động mạch cảnh và động mạch chủ, sau đó nếu vẫn tiếp tục thiếu oxy thì mạch máu não sẽ giãn để có thể dự trữ máu nhiều hơn. Giảm lượng máu đến thận và phổi.
Thay đổi các nội tiết tố: tăng chất co mạch arginine vasopressin (một yếu tố góp phần gián tiếp làm giảm lượng nước ối), tăng chất catecholamines trong hệ tuần hoàn làm giảm glycogen từ đó làm giảm khối lượng gan, cơ và dự trữ mỡ.
Hệ thần kinh giảm hoạt động của các cơ xương và giảm nhịp hô hấp để giảm tiêu thụ oxy, có thể đến 17% .
Hay gặp giảm lượng máu đến phổi là tình trạng thiểu sản phổi. Sinh lý bệnh học rất phức tạp và hiện tượng thiểu sản phổi liên quan đến nhiều hiện tượng: áp lực ngoài lồng ngực, cử động hô hấp của thai kém và gradient giữa áp lực trong lòng các phế nang và khoang ối. Khả năng xảy ra thiểu sản phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố :
+ Thời điểm xuất hiện thiểu ối: nguy hiểm nhất là vào giai đoạn từ 17 đến 26 tuần vì giai đoạn này là giai đoạn hình thành và phát triển các phế nang.
+ Thời gian kéo dài của thiểu ối: nhất là kéo dài trên 1 tuần.
+ Mức độ trầm trọng của thiểu ối: tiên lượng cho các trường hợp này thường rất xấu mặc dù đứa trẻ sống và thường để lại di chứng.
Nếu tình trạng trên không được cải thiện, lâu dần sẽ dẫn đến tăng tỷ số chu vi vòng đầu/ chu vi vòng bụng và giảm khối lượng nước ối.
1.3.4. Chiều dài xương đùi
Chiều dài của xương đùi ít thay đổi trừ trường hợp thai kém phát triển trong tử cung thể nặng.
1.3.5. Độ dầy bánh rau
Khi TTNO giảm dây rốn sẽ bị chèn ép, hoặc giảm chức năng bánh rau chứ không làm giảm độ dầy bánh rau, giảm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho thai, khi oxy cung cấp cho thai giảm kéo dài hoặc giảm quá mức dẫn đến tình trạng phân bố lại tuần hoàn thai nhi nhằm cung cấp oxy cho các cơ quan quan trọng của thai.
Độ dày bánh rau thay đổi theo tuổi thai giá trị trung bình của độ dày bánh rau là 29,5mm khi thai 28 tuần; 32,8mm khi thai 32 tuần; 37,8mm khi thai 36 tuần và đạt 37,4mm khi thai 40 tuần.
1.3.6. Tần số tim thai
Thể tích nước ối giảm nhiều, giảm lâu dây rốn bị chèn ép, giảm chức năng bánh rau giảm cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai dẫn tới tình trạng thay đổi nhịp tim thai.
Sự giảm nhịp tim thai xuất hiện từ 10 - 20% số thai phụ bị thiểu ối.
Để đánh giá sự thay đổi tần số tim thai một cách chính xác có hệ thống lâm sàng sử dụng monitoring sản khoa.
1.3.7. Trọng lượng thai
Thai thiểu ối thường có trọng lượng nhỏ hơn so với tuổi thai do hậu quả của suy thai trường diễn dẫn đến tình trạng phân bố lại tuần hoàn không đồng đều. SA chẩn đoán là phương pháp có giá trị và nhanh chóng dựa trên cơ sở đối chiếu với biểu đồ phát triển cân nặng theo tuổi thai:
+ Đo kích thước phần bụng thai để chẩn đoán cân nặng (hiện được nhiều tác giả áp dụng vì mối tương quan cao, mối tương quan từ 0,8 đến 0,9).
+ Theo Phan Trường Duyệt phương pháp đo đường kính trung bình bụng cắt qua tĩnh mạch rốn có giá trị trong chẩn đoán cân nặng thai. Qua
kiểm định lâm sàng so sánh giữa cân nặng chẩn đoán bằng phương pháp này và cân nặng thực tế có độ sai lệch từ 200gam đến 300gam.
+ Phương pháp này có ưu điểm là đo nhanh chóng, ít sai lệch, số liệu đo được hiện rừ trờn màn hỡnh tớnh toỏn dễ dàng, ỏp dụng trờn cỏc mỏy SA đơn giản được.
Có nhiều định nghĩa về trọng lượng thai nhỏ hơn tuổi thai được đưa ra nhưng phần lớn đều chấp nhận là trọng lượng thai dưới đường percentil thứ 10 của tuổi thai , . Nghiên cứu của Triệu Thúy Hường (2002) có 25 trường hợp non tháng, 113 trường hợp thai đủ tháng thiểu ối trọng lượng thai nhỏ hơn 2500gam trong 1074 thai thiểu ối chiếm tỷ lệ 10,8% . Nguyễn Thị Thu Hồng (2009), có 5 trường hợp thai thiểu ối trọng lượng thai nhỏ hơn tuổi thai trong 122 thai thiểu ối chiếm tỷ lệ 4,1% . Đinh Lương Thái (2012) có 58 trường hợp thai thiểu ối trọng lượng thai nhỏ hơn tuổi thai trong tổng số 104 thai phụ bị thiểu ối chiếm 55,8% .
1.4. Yếu tố liên quan đến thiểu ối