Đặc điểm thiểu ối qua siêu âm

Một phần của tài liệu Đặc điểm siêu âm và một số yếu tố liên quan đến thiểu ối ở thai phụ đến khám thai tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên năm 2014 (Trang 58)

- Tiền sử bệnh tật trước và trong quá trình mang thai gồm bệnh:

b Mann Whitney U Test

4.1.2. Đặc điểm thiểu ối qua siêu âm

Thiểu ối gây biến chứng từ 0,5 - 5% và cũng liên quan đến tăng tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tử vong chu sinh, tăng tỷ lệ đẻ ngôi ngược và mổ lấy thai cho mẹ . Khi thiểu ối thai chậm phát triển trong tử cung đồng đều hoặc không đồng đều. Đánh giá các đặc điểm thiểu ối qua siêu âm, chúng ta có thể rút ra

các nhận định về sự phát triển của thai và cấu trúc thai từ đó có thể xác định được các bất thường bẩm sinh.

* Đường kính lưỡng đỉnh của thai trên siêu âm

Thông thường các số đo đường kính lưỡng đỉnh được xây dựng dưới dạng các biểu đồ phát triển hay còn gọi là đường cong phát triển. Trên cơ sở so sánh các giá trị đo được với biểu đồ phát triển tham khảo đã được xây dựng sẵn từ trước, chúng ta có thể rút ra các nhận định chính xác về tuổi thai, sự phát triển của thai và các bất thường bẩm sinh, để có chế độ chăm sóc, quản lý thai nghén thích hợp và đề phòng các biến chứng cho thai. Đồng thời chẩn đoán đúng tuổi thai sẽ giảm tỉ lệ đẻ thai non tháng, thai già tháng trong chuyển dạ và đặc biệt hữu ích trong các trường hợp buộc phải mổ lấy thai chủ động. Từ đó dẫn đến giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh cân nặng thấp, đồng thời giảm hậu quả bệnh tật chu sinh và tử vong chu sinh. Mặt khác siêu âm thường kỳ còn hữu ích cho việc phát hiện các bất thường bẩm sinh đặc biệt các biến dạng về đầu như: não úng thủy, vô sọ, chứng đầu nhỏ, các khối u ở não…Trong những trường hợp này sử dụng đo đường kính lưỡng đỉnh để xác định tuổi thai là cần thiết giúp cho thầy thuốc lâm sàng lựa chọn phương pháp thích hợp để đình chỉ thai nghén.

Bảng 3.3 cho thấy số đo đường kính lưỡng đỉnh trên siêu âm của thai nhi thiểu ối trung bình là 89,9 ± 6,2 mm, thấp hơn so với thai không thiểu ối (92,6 ± 12,6mm). Trong đó có 4,9% thai nhi thiểu ối có đường kính lưỡng đỉnh thấp hơn so với tuổi thai, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Nghiên cứu đường kính lưỡng đỉnh ở thai trên 30 tuần, tác giả Nguyễn Đức Hinh đã đưa ra kết luận có tương quan thuận giữa đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi và tuổi thai , các số liệu được thể hiện ở bảng 4.1 dưới đây:

Tuổi thai

(tuần) Số lần đo

Trung bình

đường kính lưỡng đỉnh Độ lệch chuẩn

31 19 79,0 3,6 32 36 80,4 3,1 33 44 83,7 3,6 34 54 85,1 3,9 35 52 86,9 3,4 36 53 88,6 3,6 37 50 89,9 3,2 38 55 91,3 3,3 39 43 92,3 3,2 40 28 93,2 3,7 41 23 94,0 2,9

Năm 1985, Phan Trường Duyệt đã tiến hành đo đường kính lưỡng đỉnh thai bằng siêu âm tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh, kết quả cho thấy có tương quan thuận giữa đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi và tuổi thai:

+ Tuổi thai 31 tuần trung bình đường kính lưỡng đỉnh 77,7mm. + Tuổi thai 38 tuần trung bình đường kính lưỡng đỉnh 90,2mm. + Tuổi thai 41 tuần trung bình đường kính lưỡng đỉnh 92,7mm.

Giá trị đường kính lưỡng đỉnh của tác giả Phan Trường Duyệt thấp hơn so với tác giả Nguyễn Đức Hinh là do nghiên cứu của Phan Trường Duyệt tiến hành năm 1985, trong khi đó tác giả Nguyễn Đức Hinh tiến hành nghiên cứu năm 1996 ở thời điểm cân nặng sơ sinh trung bình của trẻ em Việt Nam đã tăng lên, điều kiện kinh tế đã có nhiều thay đổi, đời sống kinh tế của người Việt Nam đã được nâng lên nhiều so với trước.

* Chu vi đầucủa thai nhi trên siêu âm

Bảng 3.4 cho thấy chu vi đầu của thai thiểu ối là 309,5±26,6mm và của thai không thiểu ối là 313,4±23,7mm. Chu vi vòng đầu của thai nhi thiểu ối nhỏ hơn tuổi thai chiếm 4,9% và của thai nhi không thiểu ối nhỏ hơn tuổi thai là 0,8%. Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện thấy tỷ lệ thai nhi thiểu ối có chu

vi vòng đầu nhỏ hơn so với tuổi thai cao hơn có ý nghĩa so với thai không thiểu ối (p < 0,05). Nghiên cứu thai nhi phát triển bình thường trong tử cung, tác giả Lê Hoàng cho kết quả chu vi đầu trên siêu âm như sau:

Bảng 4.2. Giá trị chu vi đầu so với tuổi thai (mm)

Tuổi thai (tuần) Số lần đo Trung bình Độ lệch chuẩn

28 31 257,87 12,21 29 12 272,88 10,67 30 38 280,12 10,82 31 16 280,09 12,74 32 37 293,67 9,95 33 13 296,79 13,38 34 46 305,56 11,49 35 14 311,31 9,69 36 40 316,66 10,79 37 16 320,79 11,04 38 35 324,99 12,23 39 27 331,39 10,38 40 17 335,78 10,60 41 8 335,54 13,16

Số đo chu vi đầu của thai nhi thiểu ối và thai nhi bình thường giúp xác định tuổi thai cũng như sự phát triển bình thường của thai nhi từ đó các bác sĩ sản khoa có thể đưa ra các giải pháp xử trí đúng đắn và kịp thời .

* Đường kính trung bình bụng và chu vi bụngcủa thai nhi trên siêu âm

Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới, các số đo đường kính trung bình bụng, chu vi bụng phản ánh sự phát triển của thai. Theo Miller J (2004) ở thai dưới 34 tuần phát hiện được thai chậm phát triển trong tử cung là 41% và đủ tháng là 82% . Phan Trường Duyệt (2012) cho biết có mối tương quan chặt chẽ giữa đường kính trung bình bụng thai và trọng lượng thai nhi. Bảng 3.5 cho thấy đường kính trung bình vòng bụng của

thai thiểu ối là 101,8 ± 49,2 mm và của thai không thiểu ối là 104,0 ± 39,8 mm. 6,1% thai nhi thiểu ối có đường kính trung bình bụng nhỏ hơn so với tuổi thai, tỷ lệ này cao hơn có ý nghĩa so với thai không thiểu ối (p < 0,01). Nghiên cứu sự phát triển của thai nhi bình thường ở thai phụ mang thai, tác giả Lê Hoàng (2004) cho kết quả như sau:

Bảng 4.3. Giá trị đường kính trung bình bụng so với tuổi thai (mm)

Tuổi thai (tuần) Số lần đo Trung bình Độ lệch chuẩn

28 31 72,3 4,65 29 12 73,58 3,07 30 38 78,62 5,63 31 16 80,30 7,26 32 37 85,15 4,52 33 13 84,65 4,17 34 46 90,83 4,54 35 14 92,18 3,63 36 40 97,91 5,19 37 16 99,8 4,84 38 35 101,72 4,53 39 27 104,76 4,38 40 17 107,15 3,70 41 8 107,91 4,76

Chu vi vòng bụng của thai nhi phản ánh sự phát triển của thai trong tử cung, xác định thai chậm phát triển trong tử cung kể cả trong trường hợp chậm phát triển cân đối và không cân đối. Bởi vì chu vi bụng và đường kính trung bình bụng chịu ảnh hưởng của sự phát triển các mô mỡ và chuyển hóa glycogen. Đối với thai phát triển quá mức chu vi bụng và đường kính trung bình bụng cũng có tác dụng trong chẩn đoán. Một số tác giả cho rằng khi chu vi bụng vượt quá percentile thứ 90 thì có thể phát hiện được thai phát triển quá mức ở 87% các trường hợp hoặc nếu chu vi bụng dưới percentile 10 là thai suy dinh dưỡng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số đo chu vi vòng

bụng của thai nhi thiểu ối trung bình là 327,2 ± 36,3 mm của thai nhi không thiểu ối là 332,4 ± 30,6mm. Trong đó có 6,5% thai nhi thiểu ối có chu vi vòng bụng thấp hơn so với tuổi thai, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Nghiên cứu trên thai nhi bình thường phát triển trong tử cung, tác giả Lê Hoàng cho kết quả giá trị trung bình chu vi bụng như sau :

Bảng 4.4. Giá trị trung bình chu vi bụng so với tuổi thai (mm)

Tuổi thai (tuần) Số lần đo Trung bình Độ lệch chuẩn

28 31 233,92 14,16 29 12 244,07 14,55 30 38 253,71 15,58 31 16 262,41 15,84 32 37 274,86 12,67 33 13 278,73 18,09 34 46 294,02 15,53 35 14 302,18 12,31 36 40 316,91 14,68 37 16 325,41 13,55 38 35 330,49 13,06 39 27 335,81 10,61 40 17 342,25 10,27 41 8 345,26 14,49

* Chiều dài xương đùi của thai nhi trên siêu âm

Giá trị chiều dài xương đùi có hữu ích trong một số trường hợp bất thường về thai như hội chứng Down, loạn sản xương, chứng lùn tứ chi…(khi thấy chiều dài xương đùi ngắn dưới mức cho phép) giúp cho vấn đề chẩn đoán trước sinh và tư vấn trước sinh tốt hơn.

Kết quả bảng 3.7 cho thấy chiều dài xương đùi của thai nhi thiểu ối là 68,4 ± 5,6 mm và của thai nhi không thiểu ối là 69,0 ± 4,6 mm. Trong đó

0,8% thai thiểu ối có chiều dài xương đùi nhỏ hơn tuổi thai. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hinh về sự phát triển của thai cho kết quả như sau:

Bảng 4.5. Giá trị chiều dài xương đùi của thai trên 30 tuần (mm)

Tuổi thai

(tuần) Số lần đo

Trung bình chiều dài

xương đùi Độ lệch chuẩn

31 20 57,3 2,3 32 37 58,9 3,1 33 47 61,3 2,7 34 54 63,8 2,8 35 53 65,0 2,7 36 53 67,5 2,9 37 51 68,5 2,7 38 55 70,2 2,8 39 44 71,1 2,9 40 28 72,1 2,8 41 23 72,4 2,4

* Trọng lượng thai nhi trên siêu âm

Nước ối đóng vai trò là môi trường dinh dưỡng cho thai, nhờ có nước ối mà dây rốn không bị chèn ép, tuần hoàn trong dây rốn được dễ dàng. Nếu thiểu ối, việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi bị hạn chế do đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Do vậy, trọng lượng thai nhi thấp cũng là yếu tố nguy cơ của thiểu ối và nó phản ánh tình trạng thai nhi kém phát triển trong tử cung .

Nếu thiểu ối có kèm theo thai chậm phát triển trong tử cung thường do suy thai trường diễn dẫn đến tình trạng phân bố lại tuần hoàn. Các trường hợp này hay gặp trong nhiễm độc thai nghén, thai đa dị tật, hay các dị tật về thận… dẫn đến hiện tượng tập trung hóa tuần hoàn vào các cơ quan quan

trọng như não. Nên các chỉ số của thai như đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng đầu phát triển bình thường, trong khi đó máu cung cấp cho các cơ quan khác giảm đi làm cho gan, phổi và các cơ quan khác trong ổ bụng phát triển chậm lại dẫn đến đường kính trung bình bụng và chu vi bụng phát triển chậm hơn. Chiều dài xương đùi ít thay đổi, do đó trọng lượng thai nhi thấp.

Việc xác định trọng lượng thai trong tử cung dựa vào khám lâm sàng đo chiều cao vòng bụng thấy nhỏ hơn tuổi thai kết hợp với so sánh tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, hoặc siêu âm kết hợp với tuổi thai tại thời điểm thăm khám tiến hành đo các chỉ số của thai từ đó tính ra cân nặng so sánh với bảng cân nặng thai để xem thai có chậm phát triển hay không.

Ở tuổi thai ≥ 22 tuần, có 2 hình thái hay gặp của thai có trọng lượng thấp đó là do chậm phát triển cân đối và chậm phát triển không cân đối. Dựa vào siêu âm bằng cách đo các chỉ số của đầu và của bụng, chiều dài xương đùi và so sánh với các chỉ số bình thường ta có thể biết thai chậm phát triển cân đối hay chậm phát triển không cân đối.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trọng lượng thai nhi trung bình trong trường hợp thiểu ối là 2776,3±544,9 gam và ở trường hợp không thiểu ối là 3013,9±611,3 gam, có 6,9% thai thiểu ối trọng lượng thấp hơn tuổi thai, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thai không thiểu ối (p < 0,001). Nghiên cứu của Triệu Thúy Hường (2002) có 1074 trường hợp trẻ sơ sinh đẻ ra thì có 25 trường hợp cân nặng dưới 2500 gam là ở thai non tháng, trẻ đủ tháng có cân nặng dưới 2500 gam là 113 trường hợp (10,8%) và trẻ có cân nặng trên 2500 gam là 936 trường hợp . Đinh Lương Thái (2012) nghiên cứu trong số 104 thai phụ thiểu ối có 58 trường hợp thai có trọng lượng thấp hơn so với tuổi thai chiếm 55,8% . Rõ ràng là thiểu ối liên quan đến trọng lượng thai. Thế nhưng thai kém phát triển có thể là nguyên nhân, nhưng cũng có thể là hậu quả của tình trạng thiểu ối trong quá trình mang thai. Trong những năm

gần đây việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe về sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn, dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai hợp lý đã góp phần làm giảm thai nhi bị suy dinh dưỡng, thai nhi kém phát triển, qua đó đã góp phần không nhỏ làm giảm nguy cơ thiểu ối trong quá trình thai nghén.

Một phần của tài liệu Đặc điểm siêu âm và một số yếu tố liên quan đến thiểu ối ở thai phụ đến khám thai tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên năm 2014 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w