2.1. Đánh giá những tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh đến công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới nằm ở phía Đông bắc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trên đất liền:
• Phía bắc giáp nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa.
• Phía Tây bắc giáp tỉnh Lạng Sơn.
• Phía Tây giáp tỉnh Bắc Giang.
• Phía Tây và Tây nam giáp tỉnh Hải Dương.
• Phía Nam giáp TP. Hải Phòng
Về phía biển: Quảng Ninh có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ kéo dài theo hướng Bắc nam gần 200 hải lý, giáp vùng biển Trung Quốc ở phía Đông.
Về đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Ninh có 4 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện (trong đó có 02 huyện đảo) với tổng số 186 xã, phường, thị trấn.
Với vị trí địa lý trên đã mang lại cho Quảng Ninh những lợi thế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với các khu vực trong và ngoài nước thông qua hệ thống cảng biển và nhiều cửa khẩu, đặc biệt là cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, đồng thời tạo điều kiện cho Quảng Ninh phát triển thành một trung tâm kinh tế quan trọng của vùng trọng điểm kinh tế Bắc bộ, mặt khác Quảng Ninh còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược quốc phòng, an ninh của cả nước.
2.1.1.2 Điều kiện địa hình
Quảng Ninh là tỉnh có địa hình trung du, miền núi, ven biển. Địa hình Quảng Ninh bị chia cắt mạnh và nghiêng dần theo hướng Đông bắc - Tây nam.
Phía Bắc là vùng đồi thấp, tiếp đó là dãy núi cao thuộc cánh cung Đông Triều - Móng Cái, phía Nam cánh cung này là vùng đồng bằng ven biển, tiếp đến là hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ nằm trên vịnh Bắc Bộ.
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu Quảng Ninh vừa mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi bắc Việt Nam, vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn... có đặc trưng của khí hậu đại dương.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
*Tài nguyên đất
Quảng Ninh là tỉnh có diện tích tương đối lớn,quỹ đất đa dạng về chủng loại và chất lượng. Quỹ đất của tỉnh dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được chia thành 12 nhóm đất, 24 đơn vị đất và 80 đơn vị phụ, trong đó chủ yếu là nhóm đất vàng đỏvới diện tích 378.526,84 ha, chiếm 64,2%
diện tích đất tự nhiên. Sự biến động về địa hình, khí hậu thời tiết, trình độ khai thác cũng như tập quán canh tác của người dân đã gây tác động, làm biến đổi chất lượng đất. Hiện nay, chất lượng đất ở tỉnh Quảng Ninh đang biến động theo chiều hướng tích cực, chất lượng đất đai được cải thiện đáng kể, đất được sử dụng hợp lý, hiệu quả
*Tài nguyên rừng
− Tài nguyên rừng
Năm 2010, Quảng Ninh hiện có 388.356,22 ha đất có rừng, tỷ lệ đất có rừng chiếm 63,64% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; trong đó đất rừng sản xuất 241.033,73 ha chiếm 62,06% diện tích đất có rừng, rừng phòng hộ có 122.064,39 ha chiếm 31,43% diện tích rừng, rừng đặc dụng có 25.258,1ha chiếm 6,5% diện tích rừng.
*Tài nguyên biển:
Vùng biển Quảng Ninh ở phía trong vịnh Bắc Bộ trải dài trên 250 km, với 2.077 hòn đảo lớn nhỏ xếp thành từng cụm hoặc rải rác với những hang động kỳ thú, bờ biển tương đối khúc khuỷu với các bãi tắm nổi tiếng như Bãi Cháy, Trà Cổ, Vĩnh Thực, Vân Đồn, Tuần Châu.
Nước biển khơi vào sâu trong vịnh nhờ các luồng lạch. Địa hình dáng biển tương đối bằng phẳng và đơn giản, một vài nơi có dạng đá. Độ sâu
Bên cạnh nguồn lợi về hải sản, biển Quảng Ninh còn là điểm đến của khách du lịch trong nước và quốc tế với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan vịnh Hạ Long một kỳ quan được UNESCO 2 lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới; đặc biệtvào ngày 12/11/2011, Vịnh Hạ Longđược tổ chức New7Wonders công nhận một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.
*Tài nguyên khoáng sản:
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, với 209 mỏ và điểm quặng của 36 loại hình khoáng sản đã được điều tra, thăm dò, đánh giá ở các mức độ khác nhau.
*Môi trường đất:
Chất lượng đất ở Quảng Ninh đang bị ảnh hưởng xấu do xói mòn, suy thoái, rửa trôi và nước biển xâm thực. Diện tích đất nông nghiệp đã ít, nay lại được sử dụng vào các mục đích khác ngày càng nhiều. Khai thác than và vật liệu xây dựng đã làm cho diện tích bị ô nhiễm tăng lên
2.1.1.5. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên đến công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
*Tác động tích cực
Quảng Ninh có vị trí là tỉnh địa đầu vùng Đông Bắc Tổ Quốc, có biên giới đất liền và biển giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa với các cửa khẩu biên giới giao thương nhộn nhịp, có ý nghĩa trong an ninh quốc phòng.
Với vị trí địa lý đặc biệt quan trong như trên, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cảnh quan môi trường được thiên nhiên ưu đãi và tiềm lực kinh tế tạo đà cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, mở rộng giao lưu, hợp tác cả trong nước và trên thế giới. Không những thế, Quảng Ninh còn là tỉnh có đầy đủ các địa hình trung du, miền núi, ven biển với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú đa dạng cùng với cảnh, được ví như một Việt Nam thu nhỏ, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế đa ngành nghề, đa lĩnh vực.
Với những điều kiện thuận lợi kể trên thì Quảng Ninh có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội, thu hút nhiều nhà đầu tư, chính vì vậy dẫn đến nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức sử dụng đất ngày càng gia tăng.
Từ đó đặt ra nhiệm vụ cho cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất có hiệu quả, tạo điều kiện cho các tổ chức có nhu cầu chính đáng và khả năng thực sự được sư dụng đất, tránh tình trạng lãng phí đất đai.
*Tác động tiêu cực
Địa hình Quảng Ninh bị chia cắt mạnh và nghiêng dần theo hướng Đông bắc - Tây nam, phía Bắc là vùng đồi thấp, tiếp đó là dãy núi cao thuộc cánh cung Đông Triều - Móng Cái, phía Nam cánh cung này là vùng đồng bằng ven biển, tiếp đến là hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ nằm trên vịnh Bắc Bộ.
Mỗi năm Quảng Ninh chịu ảnh hưởng khoảng 5 - 6 cơn bão, thường gây ra mưa rất lớn kèm theo giông tố, lốc xoáy mạnh. Bão gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp và đời sống của nhân dân.
Quảng Ninh là tỉnh có nguồn tài nguyên dồi dào đặc biệt kể đến là than đá với trữ lượng lớn nhất cả nước. Việc khai thác than cùng các nguồn tài nguyên khác cùng với tình trạng nước biển xâm thực đã làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đất đai và môi trường trên địa bàn tỉnh
Từ những khó khăn kể trên, có thể thấy điều kiện tự nhiên ở tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều hạn chế, gây những khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giao đất cho thuê đất. Các dự án chủ yếu tập trung ở những nơi địa hình bằng phẳng, có nguồn tài nguyên dồi dào, dân cư đông, đất đai không bị ô nhiễm… từ đó dẫn đến thực trạng phân bố đất đai không đồng đều. Điều đó đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước những thách thức trong việc thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, phải làm sao để phân bổ quỹ đất một cách hợp lý hơn, hiệu quả hơn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây và các tiềm năng phát triển kinh tế
*Tăng trưởng kinh tế
Những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã phát huy các lợi thế, tiềm năng cho phát triển kinh tế - xã hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 12,7%, giai đoạn 2011-2012 bình quân tăng 9,53%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 2.635,7 USD, gấp 1,7 lần so với cả nước
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh ước đạt 7,4%, giảm 5,1% so với kế hoạch đề ra . Trong đó lĩnh vực công nhiệp, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 30.079,5 tỷ đồng, bằng 99% so với cùng kỳ. Trong đó: Công nghiệp trung ương giảm 6,6%, công nghiệp địa phương tăng 2,5%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,1% so với cùng kỳ
Quảng Ninh có tuyến cửa khẩu, đây là điều kiện phát triển cả dịch vụ thương mại và du lịch. Mặc dù gặp khó khăn do sản lượng của các ngành sản
xuất chính sụt giảm, song tổng mức bán lẻ hàng hóavà doanh thu dịch vụ ước đạt 39.470 tỷ đồng, tăng 25,5% so với cùng kỳ, doanh thu vận tải tăng 23,3%, doanh thu du lịch tăng 18%. Du lịch đạt 7 triệu khách, trong đó xấp xỉ 3 triệu lượt khách quốc tế. Du lịch tăng lượng khách, đồng nghĩa với tăng doanh số bán hàng hóa.
Vì thế năm 2012, công nghiệp Quảng Ninh giảm, nhưng du lịch, dịch vụ thương mại vẫn vượt 5,3% kế hoạch và tăng 25,5% so cùng kỳ.
*Cơ cấu kinh tế
Trong thời kỳ 2009 đến nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực qua các năm. Cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng nông nghiệp giảm, công nghiệp, dịch vụ tăng.
Tỷ trọng của khối ngành nông, lâm, thủy sản năm năm 2010 5,6%, tỷ trọng khối ngành công nghiệp - xây dựng là 53,83%, dịch vụ là 39,8%. Năm 2011, nông nghiệp chiếm 5,11%, công nghiệp 54,6% và dịch vụ chiếm 41,06% trong cơ cấu kinh tế Tỉnh.
2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành
* Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 6,7%/năm. Đã đảm bảo an ninh lương thực vùng nông thôn, chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, mang tính hàng hóa, đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy sản theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về chiến lược biển việt nam đến năm 2020.
Lâm nghiệp phát triển mạnh, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn vốn tham gia trồng, bảo vệ rừng, góp phần để nhân dân miền núi làm giàu từ rừng, nâng độ che phủ rừng lên 50% năm 2010.
Làm tốt công tác chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.
*Khu vực kinh tế công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp giai tăng trưởng cao và ổn định. Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 15,8%/năm.
Các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế, có khả năng cạnh tranh (sản xuất than, vật liệu xây dựng, nhiệt điện chạy than, xi măng, cơ khí, đóng mới sửa chữa tàu biển...) được đầu tư lớn, hiện đại đã đem lại hiệu quả rõ rệt.
Sản xuất công nghiệp phát triển đúng hướng, giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến. Ngành than tăng
trưởng vượt kế hoạch nhưng tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu công nghiệp, cơ cấu GDP của tỉnh.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành các khu công nghiệp như khu công nghiệp Cái Lân, khu công nghiệp Việt Hưng (Hạ Long), Đông Mai, Đầm Nhà Mạc (Quảng Yên), Phương Nam (Uông Bí), Hải Yên (Móng Cái), khu công nghiệp cảng biển Hải Hà và một số cụm công nghiệp khác góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh.
* Khu vực kinh tế dịch vụ:
Hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng và có mức tăng trưởng cao, bình quân 5 năm giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ đạt 18,2%/năm.
2.1.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kinh tế - xã hội đến nhu cầu sử dụng đất ở địa phương
*Những điều kiện thuận lợi:
Trong những năm vừa qua, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh liên tục phát triển ở mức cao và tương đối ổn định, giá trị sản xuất các ngành đều ở mức cao, có những năm còn cao hơn mức bình quân của cả nước.
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú để phát triển công nghiệp xi măng, điện, cán thép, đóng tàu, gốm, sứ vật liệu xây dựng, phát triển năng lượng, nhiều địa danh đẹp nổi tiếng trong nước và Quốc tế là thế mạnh để phát triển du lịch, từ đó cần chú trọng quy hoạch các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có, quy hoạch các khu du lịch có quy mô mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Quảng Ninh là một trong những địa phương có nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân có truyền thống đoàn kết; đội ngũ công nhân hiện chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động của Tỉnh, đáp ứng được nhu cầu về lao động khi hình thành các khu công nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ và du lịch.
Chính nhờ những lợi thế trên đã biến Quảng Ninh trở thành mảnh đất màu mỡ đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức ngày càng tăng. Chính vì vậy, việc giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức sử dụng đất sao cho hợp lý, hiệu quả là một vấn đề cấp bách, hết sức quan trọng, cần được chỉ đạo, quan tâm một cách sát.
*Những mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt thuận lợi, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh còn rất nhiều mặt hạn chế, có tác động tới nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn tỉnh
Giai đoạn từ năm 2008 trở lại đây, khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới còn tác động rất lớn đến tình hình trong nước, thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất - kinh doanh, đời sống của nhân dân và việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quá trình hợp tác phát triển tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ trong việc thu hút các nguồn lực cả trong và
ngoài nước.
Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được sự phát triển, đặc biệt sự ảnh hưởng của tự do hóa thương mại ASEAN - Trung Quốc vào năm 2015. Ô nhiễm môi trường do việc khai thác than là mâu thuẫn chủ yếu, tác động đan xen giữa phát triển công nghiệp với du lịch. Vì thế cần có phương án quy hoạch cho phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khai thác than bằng các quy hoạch chi tiết bảo vệ môi trường cho từng khu vực và quy hoạch môi trường cho toàn vùng.
Xuất phát từ những hạn chế trên, để giải quyết áp lực về nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn hiện nay thì việc phân bổ quỹ đất một cách hợp lý và hiệu quả là vô cùng cần thiết. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới cần phải xem xét, phân tích và có dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng đất và quá trình sử dụng đất của các đối tượng sử dụng đất, đặc biệt là các tổ chức sử dụng đất.
2.2. Quỹ đất và công tác quản lý sử dụng đất đai tại tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Hiện trạng quỹ đất và những biến động quỹ đất của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn gần đây
*Hiện trạng quỹ đất hiện nay
Theo kết quả thống kê tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2011 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 610.235,31 ha được phân chia thành 14 đơn vị hành chính (huyện, thị xã, thành phố). Cơ cấu sử dụng đất được phân chia như sau:
Diện tích đất nông nghiệp: 460.119,34 ha chiếm 75,40 % Diện tích đất phi nông nghiệp: 83.794,82ha chiếm 13,73%
Diện tích đất chưa sử dụng: 66.321,15ha chiếm 10,87 %
Thông qua thực tế kiểm kê tại tỉnh Quảng Ninh, ta có thể thấy rằng diện tích đất đã sử dụng chiếm phần lớn tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm chủ yếu và lên tới 75,40%. Trong khi đó, định hướng phát triển của