8. Cấu trúc của luận văn
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng bồi dưỡng Biên tập viên, Phóng viên tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền
thông
1.4.1. Yếu tố khách quan
Thời gian qua, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức đã được sự quan tâm toàn diện của Đảng và Nhà nước, thể hiện từ các Nghị quyết của Đảng trong đó đáng chú ý là Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp có đủ trình độ và năng lực đáp ứng nhiệm vụ của mình. Trong hệ thống các văn bản quy định về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, có các văn bản then chốt sau:
- Luật cán bộ, công chức (Luật số 22/2008/QH12) là văn bản luật điều chỉnh công tác cán bộ, công chức. Các điều 47, 48, 49 mục 4 chương II quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng công chức; trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng. Tại khoản 3, Điều 6 quy định: Chính phủ quy định cụ thể về chế độ, nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.
- Luật viên chức (Luật số 58/2010/QH12) gồm 6 chương, 62 điều quy định về viên chức; quyền, nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Luật viên chức có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Luật này quy định tại Mục 4 gồm các Điều 33 quy định chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức; Điều 34 về trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức và Điều 35 về trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng.
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên do Chính phủ ban hành về công tác đào tạo, bồi dưỡng trong đó quy định cụ thể về đối tượng, nội dung; chương trình tài liệu; chứng chỉ; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.
- Một loạt quyết định và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.
- Nhiều quyết định, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thông tư lien tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các tổ chức chính trị - xã hội. Loại văn bản này có giá trị pháp lý nhằm hướng dẫn hoặc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do chính phủ ban hành.Trong số các văn bản do lãnh đạo cấp Bộ ban hành có các quyết địh, thông tư của các cơ quan quản lý ngành dọc quy định; như văn bản của Bộ Nội vụ (về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức), văn bản của Bộ Tài chính (về định mức kinh phí và chế độ sử dụng kinh phí), thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ và Bộ giáo dục và Đào tạo (về yêu cầu đối với giảng viện)....
Còn có những quy định pháp lý chưa thực sự tạo bình đẳng cho tất cả các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc mọi thành phần kinh tế, cơ sở công lập được ưu tiên nhiều hơn và tạo ra được sự độc quyền trong quản lý và hoạt động đào tạo nhân lực.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông còn chưa hoàn chỉnh, chưa cụ thể, chưa tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho phát triển nhân lực trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông chủ yếu tập trung vào những quy định về tổ chức hệ thống, chưa có những quy định và chế tài mạnh về tài chính cho phát triển nhân lực trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Chưa có những quy định, chế tài mạnh để xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi và thu hút các cơ sở sử dụng nhân lực trực tiếp tổ chức và tham gia đào tạo nhân lực.
1.4.2. Yếu tố chủ quan
Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập năm 2007 trên cơ sở sáp nhập Bộ Bưu chính, Viễn thông và lĩnh vực Báo chí, Xuất bản từ Bộ Văn hóa - Thông tin. Là Bộ đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên 05 lĩnh vực: Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin, Báo chí, Xuất bản, trong nhiệm kỳ hoạt động đầu tiên của mình, Bộ Thông tin và Truyền thông đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành Thông tin và Truyền thông nói chung, trong đó có hệ thống văn bản về phát triển nhân lực nói riêng.
Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, được thành lập năm 2008 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2009. So với bề dày củacác trường bồi dưỡng cán bộ nói chung và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng báo chí, xuất bản nói riêng thì Trường còn có nhiều hạn chế: thâm niên ít, đội ngũ cán bộ, giảng viên còn mỏng và cơ sở vật chất còn nghèo nàn nên công tác đào tạo bồi dưỡng gặp không ít những khó khăn.
Nhiệm vụ của trường là xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng lãnh đạo, quản lý và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức tham gia quản lý hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông ở các địa phương, doanh nghiệp, Bộ, Ngành khác và các cơ quan báo chí và bồi dưỡng các chức danh lãnh đạo, quản lý báo chí; phát thanh và truyền hình. Trường luôn chú trọng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng bằng cách xây dựng kế hoạch, chương trình thiết thực theo mục tiêu từng lớp, đầu tư xây dựng tài liệu, đội ngũ giảng viên và công tác tổ chức quản lý lớp học. Hiện nay, hầu hết các trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của cả nước mới chỉ phối hợp với các tổ chức, các trường trong và ngoài nước đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ báo chí, xuất bản; vẫn còn thiếu đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ chuyên môn cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật giảng dạy của các trung tâm, đơn vị đào tạo bồi dưỡng vẫn chưa được trang bị đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu các công cụ giảng dạy và học liệu để phục vụ cho phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại.
Đối tượng tham gia bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên có những đặc thù riêng. Do tính chất công việc, việc đi học tập trung của các phóng viên, biên tập viên theo quy định về thời gian là một cản trở không nhỏ.
Kết luận chương 1
Chương một của luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản có tính chất cơ sở để triển khai nội dung tiếp theo. Quản lý là sự tác động có ý thức thông qua kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu đúng ý chí của người quản lý và phù hợp với điều kiện khách quan.
Đào tạo, bồi dưỡng chính là việc tổ chức những cơ hội cho người ta học tập, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, làm cho họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép họ sử dụng tốt hơn các khả năng, tiềm năng vốn có của họ, phát huy hết năng lực làm việc của họ. Nó là hoạt động mang tính phối hợp giữa các chủ thể dạy học và người học.
Trong đó, tính chất, phạm vi, cấp độ, cấu trúc, quy trình của hoạt động được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về mục, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất….
Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung và quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên là nhiệm vụ quan trọng của Trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông. Để nâng cao công tác này thì cần phải đánh giá một cách khách quan, đúng đắn thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo bồi dưỡng của Nhà trường trong đó có hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên. Từ đó, nghiên cứu những điều kiện cụ thể để đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp, nâng cao hiệu quả và chất lượng. Để làm được điều này, chương 2 của luận văn sẽ đi nghiên cứu thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng chức danh biên tập viên, phóng viên tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHỨC DANH BIấN TẬP VIấN, PHểNG VIấN TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
2.1. Sơ lược về Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và