Kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo bồi dưỡng a) Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho báo chí, xuất bản cho Ngành

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông (Trang 64 - 81)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng Biên tập viên, Phóng viên tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền

2.2.7. Kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo bồi dưỡng a) Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho báo chí, xuất bản cho Ngành

Hiện tại trên cả nước có 03 trường đào tạo ngành báo chí, đó là Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả đều là trường công lập.

Bảng 2.1. Hiện trạng quy mô đào tạo về Báo chí (2010 - 2012)

Năm 2010 2011 2012

64

Đại học Cao đẳng

Đại học

Cao

đẳng Đại học Cao đẳng Số trường có đào tạo về

Báo chí, quảng cáo 9 4 9 4 10 5

Số chỉ tiêu đào tạo về

Báo chí, quảng cáo 911 586 989 519 1245 897

(Nguồn: Tổng hợp số liệu tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo) - Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập năm 1962, cơ quan chủ quản là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, địa điểm tại thành phố Hà Nội. Trường hiện có 03 khoa đào tạo liên quan đến chuyên ngành báo chí là Khoa Phát thanh - Truyền hình; Khoa Báo chí; Khoa quan hệ công chúng và quảng cáo. Cả 03 khoa đều được đào tạo ở các bậc đại học, cao học và nghiên cứu sinh. Trường có 02 hệ đào tạo là hệ chính quy và hệ tại chức. Tổng số đội ngũ cán bộ 334 người, cán bộ nghiên cứu giảng dạy chiếm 75%, trong đó có: 1 Giáo sư, 8 Phó Giáo sư, 62 Tiến sỹ, 90 Thạc sỹ, 1 Giảng viên cao cấp, 94 Giảng viên chính. Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường được trang bị hiện đại, bao gồm các phòng thực tập, phòng thực hành, máy ảnh, máy quay và các tài liệu tham khảo, giáo trình chuyên ngành. Các khoa của trường cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập và thực hành của sinh viên.

- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội được thành lập năm 1945, cơ quan chủ quản là Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường hiện chỉ có khoa đào tạo liên quan đến chuyên ngành báo chí là Khoa Báo chí và Truyền thông (thành lập vào năm 1990).

Khoa Báo chí và Truyền thông của trường hiện đã trở thành một trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu báo chí truyền thông lớn trong cả nước. Khoa có các hình thức đào tạo đa dạng bao gồm đào tạo đại học, đào tạo sau đại học, đào tạo nghiên cứu sinh chuyên ngành báo chí. Khoa có hai hệ đào tạo là chính

65

quy và tại chức. Tổng số giáo viên của khoa năm 2009 là 50 giáo viên, trong đó, 29 giáo viên có học vị Giáo sư và Phó giáo sư, Tiến sỹ (chiếm 58%); 5 giáo viên có học vị Thạc sỹ (chiếm 10%), còn lại là các cử nhân báo chí (chiếm 32%).

- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội được thành lập năm 1996, cơ quan chủ quản là Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường hiện chỉ khoa đào tạo liên quan đến chuyên ngành báo chí là Khoa Báo chí và Truyền thông (thành lập vào năm 2007). Khoa được đào tạo ở bậc chính quy, văn bằng 2 và tại chức. Các cấp đào tạo của khoa là đào tạo đại học, đào tạo sau đại học, đào tạo nghiên cứu sinh chuyên ngành báo chí. Khoa Báo chí và Truyền thông hiện nay có 13 giáo viên. Trong đó, 90% số giáo viên của Khoa đã được huấn luyện đào tạo Báo chí chuyên nghiệp ở trong và ngoài nước. Ngoài ra, Khoa còn có sự cộng tác thường xuyên của gần 100 cán bộ giảng dạy là các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ chuyên ngành của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và 30 cán bộ quản lý báo chí và nhà báo. Từ khi thành lập, Khoa Báo chí và Truyền thông đã đào tạo được 14 khóa với khoảng 1300 cử nhân. 70% số sinh viên tốt nghiệp đang làm việc tại các cơ quan báo chí Trung ương, TP. HCM và các tỉnh phía Nam. Số còn lại hoạt động trong những lĩnh vực liên quan đến báo chí, truyền thông như nhà xuất bản, công ty quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng…

- Ưu điểm:Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực báo chí, xuất barb trên cả nước đã được từng bước đổi mới, nâng cấp phát triển cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ giáo viên, giảng viên phục vụ việc giảng dạy các chuyên ngành Báo chí, Phát thanh, Truyền hình. Nhiều cơ sở được xây dựng, mở rộng tương đối khang trang, với các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, thí nghiệm và thực hành được nâng cấp, từng bước hiện đại hóa. Chương trình, nội dung và

66

phương pháp đào tạo bước đầu được hiện đại hóa, gắn với yêu cầu thực tế ngành báo chí, phát thanh và truyền hình.

- Hạn chế:Sự phân bố mạng lưới đạo tạo nhân lực báo chí, xuất bản theo lãnh thổ chưa hợp lý, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nhu cầu học tập, đào tạo của mọi người. Các cơ sở đào tạo mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng từ lâu với diện tích hạn chế.Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy vẫn còn lạc hậu chưa theo kịp yêu cầu của thực tế và trình độ quốc tế, việc áp dụng các phương pháp đào tạo tiên tiến, hiện đại trong đào tạo còn chưa được phổ biến.Việc gắn kết nội dung giảng dạy với thực tiễn còn yếu, chưa được bổ sung và đổi mới, kết quả đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn, còn thấp so với yêu cầu. Số lượng giáo viên, giảng viên ở tất cả các cấp đào tạo vẫn còn thiếu và yếu, do cơ cấu không đồng bộ và trình độ chuyên môn còn thấp. Hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên còn hạn chế nên năng lực sáng tạo chưa được phát huy. Hầu hết giáo viên, giảng viên đều biết ngoại ngữ và tin học, nhưng năng lực thực hành chưa đủ để phục vụ nghiên cứu giảng dạy và hợp tác quốc tế. Và nội dung chương trình mới dừng ở truyền đạt kiến thức cơ bản về nghề báo chí, xuất bản.

b) Đánh giá hiện trạng nhân lực báo chí, xuất bản của Ngành

Trước khi đến với kết quả kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên chúng ta cần nhìn nhận một cách tổng quan về hiện trạng nhân lực ngành Báo chí, Xuất bản và xu hướng phát triển. Cụ thể:

67

* Quy mô nhân lực báo chí, xuất bản

Trong giai đoạn 2005 - 2010, ngành đã có những thay đổi vượt bậc về quy mô. Năm 2005, tổng nhân lực hoạt động trong ngành là khoảng 52,7 nghìn người. Đến năm 2009, tổng số nhân lực của ngành đã đạt khoảng 68 nghìn người. Tốc độ tăng trung bình hàng năm là 7,27%. Lực lượng lao động chính đóng góp cho ngành chủ yếu ở độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi, chiếm 55%

tổng nhân lực. Lao động dưới độ tuổi 30 chiếm 28%, và nhân lực trên 50 tuổi chiếm khoảng 17%. Do đặc thù của ngành có số lượng lớn cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử nên tỷ lệ nam giới chiếm 61% và nữ giới chiếm 39%.

Hình 1: Cấu trúc tuổi của nhân lực báo chí, xuất bản giai đoạn 2005 - 2009

Về cơ cấu nhân lực ngành chia thành 05 nhóm như sau:

- Nhân lực làm báo chiếm tỷ lệ đông nhất, với khoảng 31.000 người (năm 2009), chiếm 45% tổng số nhân lực báo chí.

- Đội ngũ quản lý tại các cơ quan báo chí chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 3%.

- Đội ngũ quản lý nhà nước về báo chí chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 2% trong tổng số nhân lực báo chí.

- Lực lượng lao động hỗ trợ tại các cơ quan báo chí chiếm tỷ lệ khá lớn, khoảng 31% tổng số nhân lực.

- Nhân lực liên quan tới báo chí của các lĩnh vực khác chiếm khoảng 20%.

68

Hình 2: Cấu trúc các thành phần nhân lực báo chí, xuất bản (2009) Hàng năm, hệ thống các trường cao đẳng, đại học chuyên ngành trên cả nước đào tạo khoảng 400 - 500 sinh viên chính quy trong lĩnh vực báo chí.

Đây là nguồn nhân lực đáng kể góp phần tăng quy mô ngành. Ngoài hệ thống trường có chuyên ngành báo chí rất nhiều trường có chuyên ngành có liên quan như điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin và nhiều chuyên ngành khác.

Trong tổng số nhân lực hoạt động trong ngành năm 2009, số có trình độ đại học chiếm khoảng 85%, trung bình mỗi năm tăng 1,8%. Nhân lực trình độ trên đại học lại chiếm tỷ lệ khoảng 2%, không thay đổi trong cơ cấu tổng lao động nhưng mỗi năm tăng gần 20%, từ trên 800 năm 2005 đến trên 1400 vào năm 2009. Tỷ lệ nhân lực có trình độ dưới đại học chiếm khoảng 13%, giảm 3% so với năm 2005 chủ yếu lao động kỹ thuật và ở các huyện.

Hình 3: Cơ cấu nhân lực báo chí, xuất bản theo trình độ (2005 - 2009)

69

Phân bố lao động trong ngành không đồng đều, do đặc thù các cơ quan báo chí và truyền thông chủ yếu ở thành phố lớn nên khoảng 69% tổng nhân lực tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các địa phương còn lại chỉ chiếm trên 30% lao động của ngành.

Nhân lực làm báo là lực lượng lao động chính của ngành, bao gồm nhà báo, phóng viên và đội ngũ cộng tác viên trực tiếp tham gia quá trình làm báo, nhân lực này tăng nhanh so với bình quân lao động cả nước. Từ 25 nghìn người năm 2005, năm 2009, số nhân lực làm báo đã lên đến gần 31 nghìn người, trung bình hàng năm, tốc độ tăng trưởng là 6,5%.

Trong xu hướng tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ nhân lực làm báo có trình độ dưới đại học đã giảm với tốc độ trung bình khoảng 1%/

năm. Năm 2009, tỷ lệ này chiếm khoảng 12%, bên cạnh tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học là 85% và trên đại học là 4%. Tốc độ tăng trung bình của nhân lực có trình độ đại học là 7%/ năm, nhân lực có trình độ trên đại học chiếm 4%, gấp đôi tỷ lệ năm 2005. Đây là một chuyển biến tích cực nhằm nâng cao chất lượng và trình độ của nhân lực làm báo. Thực tế nhân lực tốt nghiệp chuyên ngành báo chí chỉ chiếm 41%, còn lại tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác là 59%. Tỷ lệ này phản ánh đúng thực tế là đào tạo tại các trường chuyên ngành đã không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của ngành và đặc thù công tác làm báo đa ngành.

Trong một vài năm gần đây, trước sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và thách thức hội nhập của đất nước, nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng cao, yêu cầu một đội ngũ nhân lực làm báo giỏi, có đủ năng lực, đáp ứng được yêu cầu của xã hội ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Vì thế, đào tạo và tự đào tạo đã trở thành giải pháp quan trọng, không thể thiếu trong ngành. Tuy nhiên, vấn đề này hiện còn nhiều bất cập.

70

Ngoài nền tảng cần có về chuyên ngành và trình độ chính trị, nhân lực làm báo cần có ngoại ngữ và khả năng sử dụng máy tính tốt. Hai kỹ năng này đóng góp không nhỏ cho thành công của mỗi lẫn tác nghiệp. Năm 2009, nhân lực làm báo có bằng ngoại ngữ chiếm 40% nhân lực ngành. Tuy hàng năm, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 14%, nhưng tỷ lệ này vẫn nhỏ nếu so với nhân lực trong toàn ngành.

Trình độ chính trị: đây là yếu tố quan trọng và bắt buộc đối với nhân lực báo chí, không tính đội ngũ cộng tác viên hầu hết đội ngũ nhà báo đều có trình độ chính trị trên trung cấp, cử nhân chính trị khoảng 5% và cao cấp chính trị là 3%. Số lượng đội ngũ làm báo được đào tạo chính trị tăng khoảng 14%/ năm.

Đạo đức nhà báo: Với đặc thù nghệ nghiệp đạo đức báo chí là yêu cầu quan trọng của nhà báo. Trong hoạt động báo chí, đạo đức phải được thực hiện nghiêm túc, đây là cơ sở quan trọng để điều chỉnh hành vi nhà báo trong tác nghiệp. Đội ngũ nhà báo đa phần có bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật, không lợi dụng nghề nghiệp và làm trái pháp luật. Nhưng trong cơ chế thị trường, những tiêu cực trong xã hội ít nhiều ảnh hưởng đến những người làm báo. Một tỷ lệ nhỏ trong hoạt động có biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp: lợi dụng danh nghĩa để trục lợi, đặt điều kiện để thông tin, đấu tranh chống tiêu cực không trong sáng… thậm chí vi phạm pháp luật.

* Nguồn nhân lực quản lý báo chí, xuất bản

- Cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp thông qua công tác quản lý, kiểm tra, xử lý thông tin báo chí. Năm 2008, có 45 cơ quan báo chí bị xử lý, trên 200 cơ quan bị nhắc nhở yêu cầu giải trình, thu hồi 15 thẻ nhà báo. Nhân lực quản lý tại các cơ quan báo chí bao gồm độ ngũ tổng biên tập, phó tổng biên tập, tổng giám đốc, giám đốc, phó

71

tổng giám đốc, phó giám đốc các cơ quan báo chí, cơ quan thông tấn. Số lượng năm 2009 gần 1800 người, chiếm 3% tổng nhân lực ngành với 100% trình độ đại học và sau đại học. Theo định hướng phát triển hầu hết nhân lực quản lý các cơ quan báo chí đều qua đào tạo cao cấp chính trị.

- Năm 2007 Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực báo chí từ Bộ Văn hóa - Thông tin.

Vai trò quản lý nhà nước về báo chí là sự kết hợp giữa quản lý nhà nước về báo chí của các bộ, ngành, đoàn thể trung ương với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2009, nhân lực quản lý nhà nước có trên 1000 người so với trên 400 vào năm 2005, tăng trưởng đột biến (khoảng 40%/năm) do thay đổi tổ chức chuyên môn ở cấp huyện. Trình độ ở cấp bộ, sở khá đồng đều hầu hết có trình độ đại học, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ dưới đại học là 23% chủ yếu cán bộ cấp huyện. Trong thời gian tới, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan chủ quản là một trong những mục tiêu cần đạt tới. Vì vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, nguồn nhân lực quản lý cần được đào tạo sẵn sàng về trình độ chính trị, chuyên môn cũng như khả năng quản lý từ cấp trung ương đến địa phương.

- Nhân lực tại các cơ quan báo:Đây là nguồn nhân lực tham gia quá trình làm báo, xây dựng tin bài và sản xuất chương trình như đội ngũ lao động kỹ thuật, thiết kế, thu thanh, quay phim, vận hành hệ thống công nghệ thông tin trong báo điện tử. Năm 2009 có 21.000 lao động, mỗi năm tăng bình quân 6,25%. Trình độ đại học chiếm 77%, trên đại học 2%, còn lại dưới đại học.

Nhân lực có trình độ dưới đại học giảm 3%, trong khi nhân lực tốt nghiệp đại học tăng 4%. Tỷ lệ nhân lực có trình độ sau đại học hầu như không có chuyển biến nhiều, giữ ở 2%/ năm, lao động có trình độ ngoại ngữ đạt 38%.

- Nhân lực liên quan tới báo chí của các lĩnh vực khác: Đây là đội ngũ nhân lực các ngành khác, các cơ quan không phải báo chí nhưng có bộ phận

72

liên quan đến báo chí như các doanh nghiệp, các đài truyền thanh truyền hình cấp huyện, các cơ quan có người phát ngôn, bộ phận biên tập tin bài các trang thông tin điện tử…Theo kết quả điều tra sơ bộ có trên 1,1% số doanh nghiệp có bộ phận báo chí truyền thông, chủ yếu các doanh nghiệp có trên 500 lao động và trong các doanh nghiệp có yếu tố đầu tư nước ngoài. Tổng số năm 2009 có trên 13.500 lao động, chủ yếu là lao động có trình độ đại học, chiếm 97%. Nhóm này có tốc độ tăng lao động nhanh, trên 10% chủ yếu do sự phát triển loại hình thông tin điện tử.

Nhìn chung, nguồn nhân lực báo chí, xuất bản hiện nay còn mỏng, chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan báo chí trong nước cũng như của cơ quan quản lý nhà nước. Với đặc điểm đào tạo đặc thù khác những ngành khác, không chỉ đào tạo thuần túy chuyên môn về nghiệp vụ báo chí, phẩm chất chính trị mà còn đào tạo kiến thức tổng hợp về đời sống, năng lực làm việc và đạo đức xã hội. Vì thế, việc đào tạo nhân lực báo chí không thể chỉ tập trung tại hệ thống đào tạo báo chí chính quy gồm 3 trường đại học và 3 trường cao đẳng.

Thực tế cho thấy, 70% nhân lực làm báo không được đào tạo tại các trường báo chí, hoặc chưa được đào tạo lại sau nhiều năm, và khoảng 20% số sinh viên được đào tạo ra trường có khả năng làm báo. Đây là một vấn đề cần giải pháp tổng thể để khắc phục. Tại hệ thống các trường đào tạo về báo chí, giải pháp tập trung vào việc đào tạo, việc học, công nghệ áp dụng, kỹ năng lao động và học hỏi kinh nghiệm nước ngoài… Hiện tại, với khoảng gần 500 lao động mới trong một năm, là không đủ đáp ứng nhu cầu cho cả nước, bao gồm cả lao động làm báo và quản lý nhà nước. Bên cạnh việc đào tạo, tái đào tạo cũng cần được thực hiện có hệ thống, từ việc tái đào tạo về nghiệp vụ, trình độ chính trị và kỹ năng lao động.

73

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông (Trang 64 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w