8. Cấu trúc của luận văn
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng Biên tập viên, Phóng viên tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền
2.2.4. Thực trạng nội dung, chương trình, tài liệu bồi dưỡng
Trước năm 2010 công tác đào tạo bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên chưa thực sự được chú ý và quan tâm. Trong thời gian này, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức mới dừng ở việc đào tạo kiến thức chung cho các đối tượng cán bộ của Ngành nói chung. Tuy nhiên tới năm 2010, công tác bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên bắt đầu được sự quan tâm của Lãnh đạo, cơ quan chức năng và ngay cả những người làm việc trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông đã triển khai chương trình, kế hoạch bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên trong cả nước.
Các lớp học đã thực hiện chương trình giảng dạy, học tập theo đúng Chương trình khung bồi dưỡng chức danh viên chức biên tập viên, phóng
61
viên do Bộ ban hành (Theo Quyết định số 534/QĐ-BTTTT ngày 14/4/2010 về việc ban hành chương trình khung bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, phóng viên) với 20 chuyên đề được chia làm 3 cụm chuyên đề chính:
Cụm chuyên đề 1: Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí, xuất bản (6 chuyên đề);
Cụm chuyên đề 2: Pháp luật về báo chí, xuất bản và các văn bản khác có liên quan (6 chuyên đề);
Cụm chuyên đề 3: Chuyên môn, nghiệp vụ về báo chí, xuất bản (8 chuyên đề).
Thời gian học của mỗi lớp sẽ diễn ra trong thời gian hai tháng, trong đó học tập trung liên tục 4 tuần còn lại tự nghiên cứu và viết bài thu hoạch 2 tuần. Cụ thể nội dung của các Chuyên đề là:
Chuyên đề 1. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay về báo chí, xuất bản. Tập trung:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước hiện nay về báo chí và xuất bản;
- Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta hiện nay về báo chí, xuất bản;
Chuyên đề 2. Công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản hiện nay.
Tập trung:
- Cơ sở khách quan và sự cần thiết quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản;
- Nội dung, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản;
Chuyên đề 3. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin đối ngoại. Tập trung:
- Tầm quan trọng của việc tăng cường công tác thông tin đối ngoại;
- Mục tiêu, quan điểm công tác thông tin đối ngoại;
- Nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu;
62
Chuyên đề 4. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Tập trung:
- Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc;
- Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo;
Chuyên đề 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, xuất bản. Tập trung:
Chuyên đề 6. Xu hướng phát triển của báo chí, xuất bản hiện nay.
Chuyên đề 7. Luật Báo chí và tình hình thực hiện Luật Báo chí hiện nay.
Chuyên đề 8. Luật Xuất bản và tình hinh thực hiện Luật Xuất bản hiện nay.
Chuyên đề 9. Luật Cán bộ công chức và tình hình thực hiện Luật Cán bộ công chức hiện nay.
Chuyên đề 10. Luật Phòng chống tham nhũng và tình hình thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng.
Chuyên đề 11. Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Chuyên đề 12. Một số văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động báo chí, xuất bản.
Chuyên đề 13. Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của nhà báo.
Chuyên đề 14. Cơ sở lý luận báo chí, xuất bản.
Chuyên đề 15. Các loại hình báo chí.
Chuyên đề 16. Các loại hình xuất bản.
Chuyên đề 17. Lịch sử báo chí, xuất bản.
Chuyên đề 18. Tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí và nhà xuất bản.
Chuyên đề 19. Ngôn ngữ báo chí, biên tập ngôn ngữ báo chí, xuất bản.
Chuyên đề 20. Tác phẩm báo chí. Xuất bản.
63