8. Cấu trúc của luận văn
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ
2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân
Nhân lực trong lĩnh vực báo chí, xuất bản có tăng nhanh về số lượng nhưng ở nhiều cơ quan báo chí vẫn thiếu, phải sử dụng tỷ lệ lớn cộng tác viên; Phân bố nhân lực không đồng đều, đất nước trả rộng nhưng tỷ lệ lớn tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo đại học cao nhưng chất lượng không đồng đều, ở nhiều địa phương nhân lực thiếu hụt nhân lực có chất lượng dẫn đến giảm hiệu quả và sự hấp dẫn báo chí. Chỉ có tỷ lệ nhỏ có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc. Tỷ lệ nhân lực làm không đúng ngành nghề khá lớn, có 41% nhóm nhân lực làm báo không được đào tạo chuyên ngành báo chí; Trình độ kiến thức, nhất là kiến thức hội nhập và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới báo chí; Có sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp dẫn đến thông tin thiếu trung thực, sai lệch, thiên lệch, không mang tính xây dựng… gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân, gây tác động đến cả xã hội. Xu hướng hội tụ truyền thông là yếu tố tác động rất lớn nếu đội ngũ nhân lực báo chí làm việc thiếu cân nhắc và không khách quan; Chính sách đối với người lao động còn chưa hợp lý, nhiều cơ quan báo chí ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo mô hình tập đoàn trong khi đa số cơ quan báo chí địa phương hoạt trực thuộc cơ quan nhà nước tạo ra khoảng cách lớn về trình
84
độ, rất khó khăn phát triển nhân lực ở quản lý nhà nước ở cấp huyện và các địa phương vùng sâu, vùng xa. Có sự mất cân đối về thu nhập nhân lực khối đơn vị có thu, doanh nghiệp so với các đơn vị quản lý nhà nước, các bộ phận thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên của Nhà trường trong thời gian qua còn khiêm tốn và nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết chức năng nhiệm vụ hiện có bởi một số nguyên nhân sau:
- Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông thành lập 06/10/2008 nhưng chính tức đi vào hoạt động năm 2009 và hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên mới bắt đầu vào năm 2010. Là đơn vị mới thành lập, thâm niên hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng so với các Bộ, Ngành, địa phương còn “non trẻ”;
- Cơ sở vật chất ban đầu còn nghèo nàn, kinh phí hạn hẹp. Trường chưa có trụ sở để làm việc và tổ chức lớp học nên phải đi thuê. Do phải đi thuê nên địa điểm tổ chức lớp học không cố định và thường cách xa trụ sở làm việc của Trường nên rất bất tiện trong việc đi lại cũng như triển khai;
- Đội ngũ cán bộ viên chức được tuyển chọn về công tác tại trường tuy năng động, nhiệt tình với công việc, đa phần cán bộ Nhà trường đều làm việc và học tập từ các ngành nghề khác nhau,... chưa quen với công tác quản lý đào tạo, không có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; Việc đề ra tiến độ thực hiện đào tạo, bồi dưỡng còn bị động, thiếu những thông tin cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch. Việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị khi thực hiện mở lớp còn nhiều lúng túng; Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế còn chưa được phát huy; Đặc biệt Trường còn thiếu những chuyên gia về Ngành do vậy việc đảm bảo giảng viên về lĩnh vực báo chí, xuất bản cho giảng dạy còn phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ giảng viên thỉnh giảng;
85
- Nhu cầu học để hoàn chỉnh chức danh thực sự của người học chưa cao bởi ảnh hưởng của chỉ tiêu thi nâng ngạch phân bổ hàng năm còn hạn chế;
thời gian hiệu lực của chứng chỉ bị giới hạn;..
Kết luận chương 2
Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tham gia quản lý, hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Quá trình xây dựng và triển khai hoạt động đào tạo bồi dưỡng nói chung và quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên còn gặp nhiều thách thức và khó khăn. Trong chương 2 tôi đã khái quát toàn bộ quá trình phát triển của Nhà trường và nêu ra được thực trạng hoạt động và thực trang quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên của Trường dựa vào kết quả khảo sát thực trạng để từ đó đưa ra những đánh giá chung.Mức độ đánh giá đối với từng nội dung là khác nhau. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên, trong đó còn thiếu những biện pháp quản lý còn thiết và có tính khả thi. Vì vậy tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng chưc danh Biên tập viên, Phóng viên của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông ở Chương 3 dưới đây.
86
Chương 3
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHỨC DANH BIấN TẬP VIấN, PHểNG VIấN TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Những luận điểm xuất phát mang tính quy luật, có vai trò chỉ đạo và điều tiết hoạt động của chủ thể được gọi là nguyên tắc.
Biện pháp thuộc phạm trù hoạt động; biện pháp quản lý chính là cách thức tổ chức xử lý công việc hoặc cách thức tổ chức để xử lý vấn đề. Do vậy việc đề xuất biện pháp cũng như thực hiện biện pháp phải dựa trên những nguyên tắc xác định.
Để nâng cao quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên tại Trườn Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông tác giả đã xây dựng các biện pháp dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: