8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ
3.2.3. Biện pháp 3: Dự báo xu hướng phát triển của báo chí, xuất bản và nắm bắt được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡngdưỡng chức danh Biên tập
viên, Phóng viên
a) Mục tiêu chung
Điều tra, thống kê, dự báo được xu hướng phát triển của báo chí, xuất bản và phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản theo các tiêu chí: độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, chức vụ, thâm niên công tác, trình độ học vấn, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ làm cơ sở cho việc xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng khai thác thị trường đào tạo, bồi dưỡng cụ thể từng năm, từng giai đoạn cho đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực Báo chí, Xuất bản và bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên.
b) Nội dung, cách thức thực hiện
Nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên đòi Trường phải nắm bắt được xu hướng phát triển của báo chí, xuất bản và xu hướng, phát triển cũng từ đó nắm bắt nhu cầu về đào tạo bồi dưỡng của lĩnh vực này. Xu hướng báo chí, xuất bản là xu thế diễn tiến định hình, phát triển mới của báo chí, xuất bản có ảnh hưởng trong thời gian dài, đến báo chí, xuất bản thế giới.
* Về báo chí:
101
Số lượng: Tính đến tháng 5/2010, cả nước có 823 cơ quan báo chí; về Báo là 175, trong đó, Trung ương: 76 Địa phương: 99; về Tạp chí: 534, trong đó, Trung ương: 420, địa phương: 114. Bên cạnh báo, tạp chí còn có các ấn phẩm phụ của các báo (hiện nay có 119 ấn phẩm phụ); đặc san; bản tin (khoảng hơn 1.000 bản tin).
Cơ cấu: Từ trung ương đến địa phương, của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp; Theo các lĩnh vực hoạt động: Chính trị - xã hội, khoa học, kinh tế, giải trí… Theo chuyên ngành:
Quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, giáo dục, y tế… Theo lứa tuổi.
Theo nghề nghiệp (các hội). Xu hướng phát triển của Báo chí:
- Sự tác động của môi trường cạnh tranh giữa các loại hình báo chí:
Báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng;
- Sự gia tăng của hội tụ công nghệ và các tác động xã hội khác sẽ xuất hiện các loại hình báo chí mới và phương thức truyền tải thông tin đa dạng;
- Về tổ chức: sẽ kết hợp nhiều loại hình báo chí và kết hợp nhiều ấn phẩm báo chí;
- Về nội dung: chia sẻ thông tin giữa các loại hình trong một cơ quan báo chí. Thông tin nhanh, gọn và mang tính toàn cầu.
* Về xuất bản:
Đến tháng 5/2010, cả nước có 55 nhà xuất bản; trong đó, có 01 nhà xuất bản thuộc diện Ban Bí thư quản lý, 25 nhà xuất bản thuộc các bộ/ngành, 10 nhà xuất bản trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, 07 nhà xuất bản trực thuộc các trường đại học, 11 nhà xuất bản thuộc chính quyền các tỉnh/thành phố, 01 nhà xuất bản thuộc doanh nghiệp. Tổng số nhân lực lao động tại các nhà xuất bản hiện trên 500 người.
Có 97,7 % lao động đã qua đào tạo, 98% biên tập viên có trình độ đại học trở lên; gần 100 thạc sỹ, 50 tiến sỹ, 07 phó giáo sư, 03 giáo sư. Cả nước có trên
102
1.200 cơ sở in với 40.000 lao động; có 13.000 cơ sở phát hành thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Xu hướng phát triển xuất bản:
- Nhân lực về in, phát hành sẽ tăng trưởng nhanh chóng; đặc biệt công tác biên tập đòi hỏi nghiệp vụ chuyên sâu về khoa học kỹ thuật và các chuyên ngành cụ thể;
- Các sản phẩm in ấn, xuất bản (sách, báo, tài liệu...) truyền thống trên giấy sẽ giảm bớt và được thay thế là các sản phẩm điện tử. Do đó, sẽ kéo theo phương thức phát hành, phổ biến đa dạng hơn; Với sự ứng dụng sâu rộng của CNTT, điện tử dẫn đến các biện pháp quản lý, phương thức trao đổi thông tin phải thay đổi cho phù hợp.
Hiện nay, ngoài các chính sách chung của Chính phủ về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức như:
- Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;
- Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Như vậy chúng ta cần nắm bắt được hiện nay đội ngũ Biên tập viên, Phóng viên của các cơ quan báo đài và nhà xuất bản hiện đã được trang bị những và cần phải trang bị những gì để phục vụ nghề nghiệp.
103
Từ việc đánh giá, phân tích xu hướng phát triển của ngành Nhà trường sẽ đi sâu vào việc xây dựng Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho lĩnh vực Báo chí, Xuất bản nói chung và cho chính yêu cầu hoàn thiện các quy chuẩn cho việc nâng ngạch Biên tập viên, Phóng viên.
c) Điều kiện
Các cán bộ, công chức, viên chức cần xác định hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên vừa là nhiệm vụ chuyên môn lại vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Nhà trường trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực cho ngành Thông tin và Truyền thông mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
Hình thành đội ngũ làm công tác điều tra, phân tích để tham mưu cho Lãnh đạo trường trong công tác xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của Nhà trường và bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên.
Muốn triển khai có hiệu quả cần phải:
- Xây dựng các phiếu điều tra, khảo sát nhu cầu dựa trên con số chúng ta đã thống kê như: độ tuổi, giới tính, thâm niên công tác, ngạch bậc hiện tại, vị trí,..
- Dự báo xu hướng tăng trưởng, số lượng cán bộ chưa được thi tuyển nâng ngạch trong các cơ quan báo chí;
- Tăng cường vai trò tham mưu cho Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác tổ chức thi nâng ngạch cho đội ngũ Biên tập viên, Phóng viên của Ngành và xã hội hàng năm, thường xuyên để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thông qua