8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ
3.2.1. Giải pháp 1: Tập trung kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ nhà trường, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốt Nhà trường
a) Mục tiêu chung
Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt nhằm cao năng lực Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông (theo đúng Quyết định số 1476/QĐ-BTTTT) là mục tiêu then chốt trong thời gian tới nhằm:
88
- Xây dựng một môi trường học tập khang trang hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý của Ngành Thông tin và Truyền thông cũng như của toàn xã hội.
- Tạo được chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực báo chí, xuất bản nói chung và trong hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên nói riêng;
b) Nội dung, cách thức thực hiện
Sự tồn tại và phát triển của Nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định bộ máy tổ chức và chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Để khai thác và phát huy chức năng nhiệm vụ do Bộ TT&TT phân cấp, Trường BDCB cần tập kiện toàn cơ cấu tổ chức, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt và nhanh chóng xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu để chủ động trong công tác giảng dạy của Nhà trường. Cụ thể:
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy
Trường BDCB tuy đã đi vào hoạt động được 5 năm, nhưng tính tới nay mới thành lập được 06 phòng ban, đơn vị chức năng (gồm phòng Tổ chức – Hành chính; Đào tạo, Bồi dưỡng; Khoa học và Hợp tác quốc tế; Kế hoạch – Tài chính; Khoa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành và Kỹ năng quản lý;
Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Dịch vụ;) vẫn còn đơn vị chưa được thành lập.
Để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, trong thời gian tới Nhà trường cần xây quy chế chức năng nhiệm vụ để thành lập Khoa quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp Thông tin và Truyền thông; Khoa cơ bản và khoa học quản lý;
Thư viện; Xây dựng và hành sớm các quy chế liên quan tới chế độ chính sách như Quy chế đào tạo bồi dưỡng; Quy chế sử dụng Quỹ đào tạo tiến sỹ của Trường; Bảng tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm; ....dựa trên các văn bản quy định của Nhà nước để làm căn cứ triển khai;
89
Cần xây dựng chiến lược phát triển của Trường BDCB từ nay đến năm 2020 phấn đấu trở thành Học viện Thông tin và Truyền thông, thì cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà trường phải được kiện toàn như sau:
TT CHỨC DANH BIÊN
CHẾ GHI CHÚ
1
Ban Giám Hiệu Hiệu trưởng Phó hiệu trường
4 1 3 2
Phòng Tổ chức – Hành chính Trưởng phòng
Phó trưởng phòng Chuyên viên, cán sự
9(2) 1 1 7(2)
( ) Nhân viên, cán sự
3
Phòng quản lý Đào tạo – Bồi dưỡng Trưởng phòng
Phó trưởng phòng Chuyên viên, cán sự
9(1) 1 2 6 (1) 4
Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác Quốc Tế Trưởng phòng
Phó trưởng phòng Chuyên viên, cán sự
8 1 2 5 5
Phòng Tài chính – Kế Toán Trưởng phòng
Phó trưởng phòng Chuyên viên, cán sự
5(1) 1 1 3(1) 6
Khoa cơ bản và khoa học quản lý Trưởng khoa
Phó trưởng khoa Giảng viên, Trợ lý khoa
8(1) 1 1 6(1)
( ) Trợ lý khoa
7
Khoa quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiêp TT&TT
Trưởng khoa Phó trưởng khoa Giảng Viên, Trợ lý khoa
8(1) 1 1 6(1)
8
Khoa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành - kỹ năng quản lý
Trưởng khoa Phó trưởng khoa Giảng Viên, Trợ lý khoa
10(1) 1 2 7(1)
9
Trung tâm đào tạo, tư vấn và dịch vụ Giám đốc
Phó giám đốc
Giảng viên, Chuyên viên
7(1) 1 1 5(1) 10 Thư viện
Giám đốc Phó Giám đốc
5 1 1
90
TT CHỨC DANH BIÊN
CHẾ GHI CHÚ
Chuyên viên, cán sự 3 (1)
Tổng số 73(9)
91
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CBQL THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NĂM 2020
92
HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
93
Hội đồng Khoa học – Đào Tạo CÁC PHể HIỆU TRƯỞNG
Các Phòng Các Phòng
CTCT & Tài Vụ Quản Trị Khảo thí &
kiểm
QLSV định chất Hành chính Tổ chức CB Phòng ĐT,
Phòng tổng hợp BD KHCN
Doanh nghiệp Trung Tâm
Cơ sở tại các miền Các khoa quản lý ngành học Các đơn vị đào tạo
không
Đơn vị phục vụ
Trước thực trạng là đơn vị mới thành lập, cơ sở vật chất ban đầu còn nghèo nàn, kinh phí hạn hẹp. Trường chưa có trụ sở để làm việc ổn định và tổ chức lớp học phải đi thuê. Do phải đi thuê nên địa điểm tổ chức lớp học không cố định và thường cách xa trụ sở làm việc của Trường nên rất bất tiện trong việc đi lại cũng như triển khai. Do vậy Nhà trường cần nhanh chóng ổn định trụ sở làm việc, tạo sự tin cậy đối với người học và cộng đồng xã hội. Cụ thể:
+ Đề xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông về việc bố trí trụ sở làm việc cho Trường BDCB. Trong dự án đầu tư của Bộ năm 2009 có cho Trường BDCB 02 tòa nhà tại khu công nghệ cao, tuy nhiên với đối tượng học viên lại là cán bộ vừa học vừa phải bảo đảm công tác chuyên môn, quản lý nhà nước vì vậy việc di chuyển trụ sở xuống Khu Công nghệ cao, Láng Hòa Lạc sẽ là trở ngại lớn cho người học, việc khai thác hoạt động đào tạo bồi dưỡng sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện Bộ TT&TT đang quản lý Trường Cao đẳng Công nghiệp in, đối tượng học là học sinh sinh viên. Nếu như Trường Cao đẳng Công nghiệp in chuyển trụ sở xuống khu Công nghệ cao Láng Hòa Lạc sẽ khai thác được diện tích, khuân viên một cách triệt để. Việc trao đổi trụ sở giữa hai đơn vị sự nghiệp đều khả thi.
+ Tích cực làm việc với các Vụ chức năng như Văn phòng Bộ,Vụ Kế hoạch Tài chính để xin kinh phí đầu tư trang thiết bị làm việc, phòng ốc, phương tiện đưa đón học viện, …..để phục vụ giải dạy và học tập ngày một tốt hơn.
+ Tận dụng và phát huy tối đa công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng Nhà trường như phần mềm văn phòng điện tử, phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm đào tạo trực tuyến….
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Nhà trường:
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Nhà trường cần trú trọng khâu tuyển dụng đầu vào đi đôi với việc xây dựng chính sách thu hút, đãi ngộ người tài, người có kinh nghiệm trong các lĩnh vực do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý;
94
Tăng cường công tác quản lý cán bộ tại chỗ, tiến hành rà soát, đánh giá và quy hoạch cán bộ để có kế hoạch bồi dưỡng; phân công và quản lý theo vị trí việc làm nhằm phát huy được năng lực, thế mạnh của từng cán bộ, tập thể trực thuộc Trường;
Trú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ để nâng cao chất lượng cán bộ Nhà trường; tạo điều kiện cho cán bộ Nhà trường phát huy khả năng, năng lực và tinh thần làm việc gắn bó phối hợp trong công tác, cạnh tranh thi đua trong việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Phấn đấu:
+ Đến năm 2016: phấn đấu đội ngũ cán bộ giảng dạy 100% sử dụng thành thạo vi tính trong công tác quản lý ; có 92% trình độ sau đại học, trong đó có 45% tiến sĩ ; 70-75% sử dụng thành thạo 01 ngoại ngữ để giao tiếp và làm việc với khách quốc tế. Trường phấn đấu để đảm bảo tỷ lệ chung của toàn quốc là 15 học viên có 1 giảng viên công nghệ thông tin. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức kiêm nhiệm có thể giảng dạy trong lĩnh vực của Ngành. Phấn đấu đến năm 2016 đào tạo trong lĩnh vực CNTT, điện tử, viễn thông của Trường đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN.
+ Đến hết năm 2020: trên 95% đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, 55% giảng viên có trình độ tiến sĩ ; 75-80% sử dụng thành thạo 01 ngoại ngữ để giao tiếp và làm việc với khách quốc tế. Trường phấn đấu để đảm bảo tỷ lệ chung của toàn quốc là 15 học viên có 1 giảng viên công nghệ thông tin; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức kiêm nhiệm có thể giảng dạy trong lĩnh vực của Ngành.
- Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt:
Từ thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà trường mới được đề bạt sau phân cấp, phần đông là kiêm nhiệm. Với đặc thù làm trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý; đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là các cán bộ quản lý nhà
95
nước, cấp trưởng phó phòng trở lên. Vì vậy, trong công tác quản lý Nhà trường cần phải xây dựng đội ngũ CBQL đủ về số lượng, mạnh về chất lượng quản lý. Muốn vậy cần phải:
+ Đề bạt cán bộ có năng lực, việc đề bạt cán bộ có tác động mạnh mẽ đến cả một tập thể nhà trường. Mục đích của đề bạt cán bộ là tìm được người có đủ tiêu chuẩn để bố trí vào vị trí đang cần, để cho bộ máy của nhà trường hoạt động có hiệu quả nhất. Yêu cầu khi đề bạt phải hạn chế tối đa những “tổn thất” có thể có do việc đề bạt gây ra. Do vậy cần chú trọng quá trình bổ nhiệm sau:
+ Xây dựng tiêu chí cụ thể để đề bạt cán bộ trưởng, phó phòng, khoa nhằm thúc đẩy đội ngũ cán bộ tiếp tục phấn đấu học tập tiếp để nâng cao trình độ mọi mặt, với nội dung cơ bản: Có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo, tư duy đổi mới; Có đạo đức tốt, sức khoẻ tốt; Có ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước công việc; Yêu nghề, gắn bó với Nhà trường. Tiêu chí cụ thể là: Trình độ CM: Tốt nghiệp cao học trở lên; Trình độ chính trị: từ trung cấp trở lên; Trình độ ngoại ngữ: giao dịch thông thạo 1 ngoại ngữ;
Trình độ tin học: Sử dụng thành thạo tin học văn phòng; Có thái độ yêu ngành nghề, năng động nhiệt tình và chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như các quy định chung của Nhà trường; Lựa chọn đúng người có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt vào vị trí công tác.
+ Đảm bảo tính quy hoạch trong đào tạo, bồi dưỡng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chứuc phải gắn với quy hoạch sử dụng, đặc biệt là các khoá đào tạo dài hạn.
+ Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng; Chủ động đào thải các cán bộ, giảng viên không đủ tiêu chuẩn ; Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, nâng cao thu nhập cho cán bộ, cộng tác viên; Đề cao tinh thần hợp
96
tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ và cộng tác viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà Trường;
c) Điều kiện
Để thực hiện được viện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng cán bộ của Nhà trường như đề ra ở trên, thì ý trí và vai trò của người đứng đầu là một điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện giải pháp trên. Người đứng đầu đơn vị phải là người đưa ra các chủ trương chiến lược phát triển của Nhà trường và tạo niềm tin, tính thuyết phục thông qua việc trao đổi, bàn bạc dân chủ trong tập thể. Trong đó, cần khai thác và đẩy mạnh vai trò của các Phó Hiệu trưởng; Lãnh đạo cấp phòng và tập thể trong việc đề xuất ý tưởng, chiến lược và cách thức triển khai.
Đặc biệt cần chuẩn bị về tài chính, nhân lực để nhanh chóng ổn định cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà trường theo Quyết định 1476/QĐ-BTTTT, ngày 06/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông.
3.2.2. Giải pháp 2: Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán