8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ
3.2.2. Giải pháp 2: Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ viên chức kiêm nhiệm giảng dạy trong các lĩnh vực của Ngành nói
chung và của lĩnh vực Báo chí, Xuất bản nói riêng
Trong bối cảnh còn thiếu nhiều giảng viên, do vậy cần có kế hoạch tuyển dụng ngay nguồn nhân lực mới để bổ sung cho các đơn vị còn thiếu.
Đặc biệt ưu tiên đối tượng có trình độ chuẩn, học vấn cao, thông thạo ngoại ngữ và tin học. Đối tượng này cần bố trí, sắp xếp vào các vị trí phù hợp với năng lực của họ.
a) Mục tiêu chung
Tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu, cốt cán và cán bộ viên chức kiêm nhiệm có thể giảng dạy trong lĩnh vực của Ngành nói chung và của
97
lĩnh vực Báo chí, Xuất bản nói riêng là nhiệm vụ cấp thiết của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông hiện nay, nhằm đáp ứng và chủ động nguồn lực giảng dạy trong một số lĩnh vực quản lý của Ngành như Báo chí, Xuất bản, Phát thanh truyền hình và thông tin đối ngoại, Công nghệ thông tin, Viễn thông, Tần số vô tuyến điện.
Xây dựng đội ngũ giảng viên được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuyên môn, nghiệp vụ,.... đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thông qua công tác quản lý, phát triển đúng định hướng và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khắc phục sự thiếu hụt đội ngũ giảng viên hiện nay của Nhà trường.
b) Nội dung, cách thức thực hiện
Nhà trường cần rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo đủ số lượng, cần đối về cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo và giảng dạy. Muốn thực hiện được mục tiêu trên, cần phải thực hiện:
- Chú trọng việc tuyển chọn đội ngũ giảng viên đầu vào với chuyên môn đào tạo từ các cơ sở đào tạo uy tín với chuyên ngành liên quan đến các lĩnh vực Báo chí, Xuất bản, Phát thanh truyền hình và thông tin đối ngoại, Công nghệ thông tin, Viễn thông, Tần số vô tuyến điện; Có đầy đủ các văn bằng chứng chỉ đảm bảo yêu cầu đứng lớp theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo; có khả năng truyền đạt và phương pháp sư phạm, tâm huyết với nghề nghiệp để ổn định lâu dài; Xây dựng chính sách thu hút những cán bộ đã được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có năng lực giảng dạy để bổ sung cho đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thông tina và truyền thông.
98
- Tăng cường đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo và giảng dạy hiện có của Nhà trường, có kế hoạch đào tạo lâu dài và ngắn hạn; Khuyến khích cán bộ tự học và có cơ chế hỗ trợ, đãi ngộ đối với cán bộ đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ cho nhu cầu công việc và hoạt động của Nhà trường; Xây dựng Quỹ đào tạo tiến sỹ nhằm hỗ trợ cho các nghiên cứu sinh học tập và nghiên cứu ở trong và ngoài nước nhằm khuyến khích các giảng viên đi học Nghiên cứu sinh với mục tiêu mỗi khoa có ít nhất 3 người làm nghiên cứu sinh trở lên vào năm 2014. Qua đó, có từ 50-55% nghiên cứu sinh trở lên để nâng cấp Trường vào năm 2020. Yêu cầu đối với giảng viên của trường không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng, ngoại ngữ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phục vụ hoạt động đào tạo bồi dưỡng cho Ngành Thông tin và Truyền thông và cho toàn xã hội là không thể thiếu.
- Tạo lập cơ chế mở để bổ sung nhanh cán bộ giảng dạy có năng lực và có nhiều kinh nghiệm theo cơ chế hợp đông dài hạn, đặc biệt là những Giáo sư, Phó giáo sư, Nghiên cứu viên đã về hưu có năng lực và có sức khỏe, có nguyện vọng tham gia giảng dạy và nghiên cứu.
- Thực hiện đổi mới phương pháp và cách định hướng xây dựng nội dung chương trình, giáo trình: chương trình, giáo trình phải lấy học viên làm mục tiêu; chú trọng kiến thức và tổng kết thực tiễn, kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ của từng loại cán bộ, công chức, viên chứuc. Xây dựng, hoàn thiện, sửa đổi chương trình, giáo trình theo tinh thần tăng thời lượng cho phần thực tế, thực hành.
- Nâng cao nhận thức của giáo viên về đối tượng truyền tải kiến thức trong chương trình, nội dung bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên.
Vỡ đõy là đội ngũ cỏn bộ làm cụng tỏc ô nhạy cảm ằ của xó hội, kiến thức sõu rộng về mọi mặt của đời sống xã hội; đối tượng học viên này luôn đòi hỏi sự
99
đổi mới nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn và đào đức nghề nghiệp.
- Bên cạnh đó Trường sẽ tiến hành thành lập đội ngũ cộng tác viên, khai thác triệt để nguồn nhân lực có chất lượng cao từ bên ngoài đặc biệt là các chuyên gia, Lãnh đạo thuộc các đơn vị chức năng của Ngành như Công nghệ thông tin, Báo chí xuất bản, Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử,
….. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả trước mắt mà Nhà trường có thể triển khai trong thời gian này.
c) Điều kiện
Để thực hiện, triển khai mục tiêu xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu, cốt cán và cán bộ viên chức kiêm nhiệm có thể giảng dạy trong lĩnh vực của Ngành nói chung và của lĩnh vực Báo chí, Xuất bản thì điều kiện cần là:
- Thường xuyên bồi dưỡng tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, kỹ năng và phương pháp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên cơ hữu về kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm hiện đại.
- Nhanh chóng ban hành cơ chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nguồn kinh phí cho việc đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện thu hút đối với người có trình độ chuyên môn cao về giảng day tại Trường;
- Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiêp vụ chuyên môn, kỹ năng,..; tăng cường các buổi hội thảo chuyên đề, khuyến khích cán bộ Nhà trường đăng ký tham gia giảng dạy các bộ môn liên quan tới các lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng của Nhà trường; Chỉ đạo xây dựng các chương trình bồi dưỡng cho giảng viên theo các nội dung như nghiệp vụ sự phạm, khoa học tổ chức quản lý, ….
100
- Cán bộ quản lý đào tạo và giảng viên cần xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và lập kế hoạch đăng ký giảng dạy thử. Quá trình này, Lãnh đạo trường sẽ thành lập Hội đồng thông qua bài giảng, góp ý và phê duyệt thông qua.
- Tăng cường quan hệ, hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Cần dành kinh phí đáng kể cho việc cử các cán bộ tham gia hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đi tham quan, khảo sát, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
3.2.3. Biện pháp 3: Dự báo xu hướng phát triển của báo chí, xuất bản và