8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên tại Trường BDCB
Để đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông tác giả đã thực hiện phỏng vấn một số cán bộ Lãnh đạo của Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Báo chí, Cục Xuất Bản In và Phát hành, Cục Thông tin đối ngoại và gửi phiếu khảo sát. Kết quả nhận được như sau:
Bảng 3.1: Ý kiến đánh giá tính cần thiết và tính khá thi của các biện pháp đã đề xuất
S TT
Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh BTV, PV
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất
cần Cần Không cần thiết
Rất khả thi
Khả thi
Không khả thi 1
Tập trung kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ nhà trường, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt Nhà trường
98% 2% 96 4
2
Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ viên chức kiêm nhiệm giảng dạy trong các lĩnh vực của Ngành nói chung và của lĩnh vực Báo chí, Xuất bản nói riêng
95% 5% 83 17
107
S TT
Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh BTV, PV
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất
cần Cần Không
cần thiết Rất
khả thi Khả
thi Không khả thi
3
Dự báo xu hướng phát triển của báo chí, xuất bản và nắm bắt được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡngdưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên
98% 2% 87 13
4
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thông qua việc khảo sát, thăm dò ý kiến học viên qua mỗi khóa bồi dưỡng nâng ngạch Biên tập viên, Phóng viên để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
97% 3% 40 51 9
Từ kết quả trên cho thấy mức độ cần thiết của các 04 biện pháp trên là rất cao . Dựa trên các ý kiến của chuyên gia, cán bộ quản lý Nhà nước trong Bộ và đặc biệt là các cán bộ có kinh nghiệm của Trường có thể kết luận được rằng:
Các biện pháp Quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, phóng viên đã đề xuất ở trên đều cần thiết trong hệ thống quản lý tại Trường BDCB. Nếu triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp này sẽ giúp cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh BTV, PV nói riêng và hoạt động đào tạo bồi dưỡng nói chung của Nhà trường sẽ ngày một hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tuỳ từng thời điểm và hoàn cảnh cụ thể để áp dụng từng biện pháp cho phù hợp.
Kết luận chương 3
Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh BTV, PV nói riêng và hoạt động đào tạo bồi dưỡng nói chung của Nhà trường cần:
108
- Tập trung kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ nhà trường, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt Nhà trường
- Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ viên chức kiêm nhiệm giảng dạy trong các lĩnh vực của Ngành nói chung và của lĩnh vực Báo chí, Xuất bản nói riêng
- Dự báo xu hướng phát triển của báo chí, xuất bản và nắm bắt được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡngdưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thông qua việc khảo sát, thăm dò ý kiến học viên qua mỗi khóa bồi dưỡng nâng ngạch Biên tập viên, Phóng viên để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
109
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm và luôn được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ cơ sở lý luận cho tới kết quả nghiên cứu ở Chương 1, 2 và 3 tác giả đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông” rút ra một số kết luận và đưa ra khuyến nghị như sau: