Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 109)

1. Tính cấp thiết của đề tài

3.3.2.7.Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản

Nuôi cá nước ngọt là hình thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu của LUT này, diện tích sử dụng đất của LUT này chỉ chiếm khoảng 1,25% tổng diện tích nông nghiệp của toàn huyện, tuy vậy tổng thu nhập và giá trị ngày công của LUT này đem lại cao, đây là một LUT có tiềm năng trong tương lai nên được mở rộng quy mô diện tích cũng như mở rộng đầu tư về vốn, khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng.

3.4. Quan điểm, định hƣớng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện

3.4.1. Quan điểm sử dụng đất của huyện

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, định hướng phát triển trong các năm tiếp theo của huyện Vân Đồn là:

- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát KTXH, tập trung chỉ đạo khai thác thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai, nguồn khoáng sản... tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, gắn liền với phát triển xã

hội, những năm trước mắt kinh tế của huyện vẫn là cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ với tỷ lệ hợp lý. Do vậy quan điểm khai thác, sử dụng đất nông lâm nghiệp luôn gắn liền với định hướng phát triển KTXH nói chung, sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng trong từng vùng cụ thể.

- Sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, đây là biện pháp quan trọng để thực hiện Luật Đất đai và các chính sách quản lý nhà nước về đất đai nhằm tránh hạn chế tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí đất, quy hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất của từng ngành từng địa phương.

- Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống người lao động, xoá đói giảm nghèo...hạn chế xói mòn, rửa trôi, tăng tỷ lệ che phủ và độ màu mỡ cho đất.

- Sử dụng đất nông lâm nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hàng hoá gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho thị trường.

- Phương hướng sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ và nông trại là con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ.

3.4.2. Định hƣớng sử dụng đất huyện Vân Đồn

3.4.2.1 Cơ sở chính làm căn cứ để chu chuyển các loại hình sử dụng đất

- Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất.

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của huyện.

- Quán triệt quan điểm lấy hiệu quả tổng hợp, trong đó hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đóng vai trò chủ đạo để quyết định phương hướng đầu tư và bố

trí cây trồng vật nuôi.

- Thực hiện tốt việc phân vùng quy hoạch sản xuất trên cơ sở đó bố trí cây, con cho phù hợp với từng vùng, với tập quán canh tác của địa phương để từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa.

- Tập trung đẩy mạnh thâm canh, đổi mới phương thức luân canh, xen canh gối vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.

- Khả năng cải tạo hệ thống tưới tiêu của huyện.

- Điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Tiềm năng lao động và khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

3.4.2.2. Dự kiến chu chuyển các loại hình sử dụng đất trong tƣơng lai

Trên cơ quan điểm và định hướng, điều kiện thực tế của địa phương, sự lựa chon trong quá trình nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất như sau:

- Tại LUT 1 (Chuyên lúa) với diện tích hiện trạng là 8.087,5 ha, có 2 kiểu hình sử dụng đất là Lúa xuân và Lúa xuân - Lúa mùa. LUT này chiếm diện tích khá lớn trong diện tích nông nghiệp và cũng là LUT có diện tích lớn nhất so với các LUT của vùng nghiên cứu, quan điểm về cơ bản vẫn giữ ổ định diện tích này, tuy hiệu quả kinh tế tính trên ha không cao, song đây là LUT có truyền thống lâu đời của người dân địa phương, đảm bảo an ninh lương thực, không gây hại đến môi trường, tận dụng được nguồn lợi đất đai rộng lớn của đảo.

Đối với diện tích Lúa xuân, diện tích này chủ yếu ở vùng 2 và 3, trong tương lai sẽ chuyển số diện tích tường xuyên úng trũng khoảng 80 ha sang nuôi trồng thuỷ sản, nhằm đạt được mục tiêu hạn chế phân lân dùng trong sản xuất, tận dụng nguồn nước, nguồn thức ăn sẵn có, bảo đảm giữ nguồn nước tốt.

Đối với diện tích Lúa xuân - lúa mùa, diện tích này chủ yếu có ở cả 3 vùng, trong tương lai sẽ thâm canh tăng vụ chuyển sang đất 3 vụ trên diện tích (khoảng 200 ha) có khả năng chủ động tưới tiêu tốt, với cây trồng chủ yếu là cây tinh bột, cây rau mầu có hiệu quả kinh tế cao. Diện tích còn lại khoảng trên 6.300 ha phát

triển kỹ thuật canh tác để tăng năng suất.

Kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa, một số diện tích lúa 1 vụ cho hiệu quả không cao, định hướng cải tạo sang nuôi trồng thuỷ sản cho năng suất cao hơn. Kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa - 1 vụ màu ở cả 3 vùng, giảm bớt diện tích một số cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp, sang trồng loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời cải tạo thêm diện tích đất 2 vụ lúa để trồng thêm cây rau màu.

- Tại LUT 2 (Lúa - màu) với 19 kiểu hình sử dụng đất và tổng diện tích là 3.397,9 ha. Trong tương lai chuyển một số cây trồng cho hiệu quả kinh tế không cao, sử dụng nhiều phân bón hoá học, độ che phủ thấp chú ý nhất là kiểu sử dụng đất 2 vụ, 1 lúa - 1 mầu, 1 mầu - 1 lúa. Tuy nhiên LUT cũng được bổ sung bởi một số diện tích đất 2 vụ lúa thâm canh tăng 3 vụ, đất các cây trồng khác kém hiệu quả bổ sung nên tổng diện tích LUT này được đảm bảo, có tăng thêm với diện tích định hướng là 3.449,9 ha với có 12 kiểu sử dụng đất. Số diện tích tăng lên thành 3 vụ, độ che phủ cũng được tăng lên và đây cũng là điều kiện có ảnh hưởng tốt đến môi trường sinh thái.

Đối với LUT này chú ý đối với cây rau màu, thực phẩm nhằm phát huy hết tiềm năng lợi thế của huyện, tiếp tục mở rộng diện tích đất trồng rau thực phẩm. tại các có diện tích lớn đất nông nghiệp. để sản xuất các cây rau thực phẩm phục vụ công nghiệp chế biến như Bắp cải, Su hào, Hành, Cà chua, hành tỏi...; đồng thời phát phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương xây dựng vùng trồng Dưa chuột bao tử, Dưa Hấu, Củ đậu cung cấp cho nhân dân trong vùng, thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt hiện nay đã bắt đầu xây dựng một số Nhà máy chế biên hoa quả như: Nhà máy xuất khẩu chế biên Quảng Ninh đóng, và các nhà máy lớn này cũng gần địa bàn huyện Vân Đồn.

- Tại LUT 3 (Chuyên mầu) với hiện trạng có tổng diện tích 2.190 ha, với 9 kiểu sử dụng đất. Hiện nay cây rau màu cho hiệu quả tương đối cao, đây là LUT sử dụng nhiều công lao động và cho hiệu quả tương đối cao, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân. Đối với LUT này trong tương lai rất được quan tâm ở vùng 2 và vùng là vùng có nhiều lợi thế về cây rau màu Chính vì vậy định hướng

tăng tiện tích này lên khoảng gần 300ha từ một số kiểu sử dụng đất cho hiểu quả không cao như kiểu sử dụng đất Lạc - khoai lang và một phần lớn diện tích tăng vụ từ Lúa xuân - lúa mà lên 3 vụ, diện tích tăng thêm tập trung vào kiểu sử dụng đất Lạc - Khoai lang - Su hào, Khoai sọ - bắp cải, Su hào - lạc - củ đậu, Lạc củ đậu - bắp cải. Riêng LUT độc canh cây sắn, trong điều kiện thực tế của vùng vẫn duy trì ổn định diện tích này.

- LUT 4 (Cây ăn quả): Diện tích hiện trạng cây ăn quả chính của huyện là 8.440,0 ha, chiếm 36,34% đất sản xuất nông nghiệp, với các cây trồng chính là Vải thiều, na, hồng. Đối với vùng đảo cây ăn quả là một lợi thế rất lớn, đất đai rộng lớn có đặc điểm rất thích hợp với các loại cây ăn quả. Đặc biệt những năm gần đây cây vải thiều đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đóng góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất của huyện. Nhưng cho đến nay sản lượng vải thiều trong vùng tương đối lớn, độ phì của đất giảm dần nên chất lượng quả vải có phần suy giảm, mặt khác nhu cầu tiêu dùng ngày càng hạn hẹn, kênh phân phối thị trường không phát huy hiệu quả. Do vậy giá trị cây vải thiều ngày nay không được quan tâm nhiều. Khác với cây vải, một số cây trồng khác do nhu cầu thị trường và cũng là lợi thế của vùng, ngày nay các hộ nông dân và người tiêu dùng đang rất quan tâm đến cây Na, nhãn, hồng, xoài…Nhiều nhà máy trong khu vực đã được xây dựng nhằm mục tiêu sản xuất, bao tiêu nguồn sản phẩm hoa quả sẵn có trong vùng. Xuất phát từ định hướng, điều kiện tự nhiên, nhu cầu tiêu dùng trong tương lai, nên định hướng trồng cây ăn quả loại gì, giống nào cho năng suất, giá trị sản lượng cao là điều rất được quan tâm. Trong nội dung đề tài chúng tôi mạnh dạn đưa ra lựa chọn sau:

- Cây Vải thiều: Diện tích hiện nay có khoảng 6.500 ha, từng bước giảm dần diện tích đến năm 2015 xuống còn khoảng 4.500-5.000 ha, phần lớn diện tích vải đã già cỗi, hiệu quả kinh tế thấp (chuyển sang trồng Nhãn, na, hồng và một số cây ăn quả khác), tập trung chủ yếu ở vùng 1. Giữ sản lượng trung bình khoảng 10.000 - 11.000 tấn/năm. Để nâng cao năng suất và chất lượng cần tăng cường đầu tư chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ gia đình, đặc biệt tập trung vào việc thâm canh. Đối với vùng trọng điểm Vải thiều (vùng 1) bố trí diện tích các giống Vải chín sớm chiếm từ 15 - 20%; đồng thời cơ cấu lại giống Vải để có thể thu hoạch rải vụ.

- Cây Na: Diện tích hiện nay có 1.710 ha. Đối với loại cây trồng này hiện nay có giá trị kinh tế rất cao so với các loại cây ăn quả trong vùng. Từ năm 2008 sang năm 2010 sản lượng đã tăng mạnh từ 19 nghìn tấn lên 23 nghìn tấn, điều này chứng tỏ bà con nhân dân các xã trong vùng đã mạnh dạn chuyển đổi một số diên tích cây ăn quả không có hiểu quả sang trồng Na. Đặc biệt sản lượng và năng xuất cho tương đối cao . Trong giai đoạn tới tăng thêm diện tích này khoảng trên 2.600ha. Hiện nay duy trì diện tích Na hiện có, đầu tư thâm canh, cải tạo các giống để nâng cao năng suất, chất lượng.

- Cây Hồng: Đến nay, vùng trồng cây na dai theo kỹ thuật mới ở Vân Đồn đã đạt tổng diện tích 245 ha, trong giai đoạn tới dự kiến vụ tới tăng lên trên 800 ha, diện tích này tập trung ở xã Hạ Long, Đoàn Kết, Đông Xá..., mỗi năm giải quyết việc làm với thu nhập ổn định từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/người/tháng, giải quyết việc làm cho khoảng trên 1.000 lao động địa phương. Về mặt hiệu quả kinh tế, môi trường (độ che phủ) cây Hồng cũng là cây cần được quan tâm đầu tư và phát triển trên diện rộng trong thời gian tới.

- LUT 5 (Nuôi trồng thủy sản): Diện tích hiện trạng là 590,18 ha, đây là LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các kiểu sử dụng đất của vùng nghiên cứu, xét cả mặt kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Trong những năm tới cần tập trung khai thác triệt để diện tích mặt nước bĩa triều hiện có, đồng thời chuyển dịch thêm diện tích vùng trũng sang kết hợp nuôi trồng thuỷ sản để đến năm 2015 toàn huyện có khoảng 800 ha. Đầu tư nuôi cá theo phương thức, khoanh vùng, trước mắt xây dựng mô hình nuôi các lồng bè cho sản lượng cao tại một số xã như Thắng Lợi, Bản sen, Hạ Long, Minh Châu, Thắng Lợi, sau đó nhân rộng ra các xã khác, trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, để tránh tình trạng chuyển đổi ồ ạt theo thị trường mà không tính đến các yếu tố rủi ro khác, nên diện tích đất nuôi trồng thủy sản cần phải được quản lý chặt chẽ, tránh lạm dụng những thửa ruộng trũng đang cây lúa một vụ chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản đãn đến ảnh hưởng an ninh lương thực.

Bảng 3.26. Định hƣớng sử dụng đất vùng 1 đến năm 2015 LUT Kiểu sử dụng đất DT Hiện trạng Tăng Tăng vụ Giảm DT Định hƣớng

Chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 1.088,9 80,0 1.008,9

Lúa - màu

2.Lúa xuân-Lúa mùa-

Khoai tây 67,0 103,5 30,0 200,5 3.Lạc - Lúa mùa - Hành 164,0 68,0 232,0 Chuyên màu 4.Lạc - Khoai lang - Su hào 149,0 153,0 302,0 5.Khoai sọ - Bắp cải 29,0 20,0 20,0 69,0 6.Lạc - Ngô 357,0 100,0 257,0 7.Khoai lang - Lạc 131,0 131,0 8.Sắn 860,0 860,0

Cây ăn quả 9.Vải 2.680,0 680,0 2.000,0

10.Hồng 65,4 580,0 645,4

11.Na 605,0 100,0 705,0

Chuyên cá 12.Chuyên cá 192,4 63,0 255,4

Bảng 3.27. Định hƣớng sử dụng đất vùng 2 đến 2015 LUT Kiểu sử dụng đất DT Hiện trạng Tăng Tăng vụ Giảm DT Định hƣớng

Chuyên lúa 1.Lúa xuân 438,5 30 408,5

2.Lúa xuân - Lúa mùa 2.060,7 20 2.040,7

Lúa - màu 3.Lúa xuân - Lúa mùa -

Cà chua 224,0 99 30 353,0

4.Lúa xuân-Lúa mùa-

Khoai tây 106,0 70 176,0

5.Khoailang-Lúamùa-

Dưa chuột 40,0 40,0

6.Lạc - Lúa mùa - Hành 204,3 204,3

7.Rau đậu - Lúa mùa -

Hành 73,7 73,7

8.Lạc - Lúa mùa - Dưa

hấu 390,7 27,3 418,0

9.Su hào - Lúa mùa -

Dưa hấu 117,0 34 50 201,0

Chuyên

màu 10.Khoai sọ - Bắp cải 5,0 20 20 45,0

11.Su hào - Lạc - Củ đậu 53,0 32 85,0

Cây ăn quả 12.Vải 2.261,0 600 1.661,0

13.Hồng 89,0 500 589,0

14.Na 144,0 100 244,0

Chuyên cá 15.Chuyên cá 26,2 50 76,2

Bảng 3.28. Định hƣớng sử dụng đất vùng 3 đến 2015 LUT Kiểu sử dụng đất DT Hiện trạng Tăng Tăng vụ Giảm DT Định hƣớng

Chuyên lúa 1.Lúa xuân 1.180,7 50 1.130,7

2.Lúa xuân - Lúa mùa 3.318,7 30 3.288,7

Lúa - màu 3.Lúa xuân- Lúa mùa- Khoai lang 261,0 60 201,0

4.Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô 130,5 30,5 100,0

5.Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 281,0 46,4 327,4

6.Lúa xuân-Lúa mùa- Khoai tây 29,0 90,5 119,5

7.Lạc - Lúa mùa - Hành 219,5 7 226,5

8.Rau đậu - Lúa mùa - Hành 40,5 50 90,5

9.Su hào - Lúa mùa - Củ đậu 355,0 32,5 387,5

Chuyên màu 10.Khoai lang-Lúamùa-Dưa hấu 99,0 99,0

11.Lạc - Đỗ tương - Rau cải 88,0 88,0

12.Lạc - Củ đậu - Bắp cải 338,0 53 20 411,0

13.Khoai sọ - Bắp cải 82,0 82,0

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 109)