Quan điểm về sử dụng đất bền vững

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 29)

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.2.3. Quan điểm về sử dụng đất bền vững

Với sự phát triển đột phá của khoa học kỹ thuật trong những thập kỷ gần đây, nền văn minh hiện đại của nhân loại đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan môi trường. Sự cạn kiệt của nguồn năng lượng, sự bùng nổ của dân số càng làm sâu sắc thêm sự mất cân đối giữa nhu cầu ngày càng cao của xã hội và khả năng có hạn của các nguồn tài nguyên. Từ những năm 1980, Hiệp hội quốc tế các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên môi trường (IUCN), tổ chức FAO và chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP) đã khởi xướng nhu cầu toàn cầu về bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu duy chì các nguồn gen, bảo vệ sử dụng hợp lý và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được. Thế giới đang trải qua "thập kỷ nhận thức về môi trường" (1971 - 1981) và "thập kỷ hành động" (1981 - 1991). Bảo vệ môi trường trở thành chiến lược toàn cầu và chiến lược của mỗi quốc gia .

Trong năm 1992 thế giới kỷ niệm 20 năm thành lập chương trình bảo vệ môi trường của liên hợp quốc (UNEP), lần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh về môi trường

và phát triển đã họp tại Rio De Janerio, Brazin (gọi tắt là Rio 92), định hướng cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế chiến lược về môi trường và phát triển bền vững để bước vào thế kỷ 21 [16]. Trong bối cảnh đó quan điểm sử dụng đất bền vững đã được triển khai trên toàn thế giới.

*Các nguyên tắc sử dụng đất bền vững. Theo Smyth và Dumanski [17] sử dụng đất bền vững được xác định theo 5 nguyên tắc:

- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất). - Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn).

- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hoá chất lượng đất và nước (bảo vệ).

- Khả thi về mặt kinh tế ( tính khả thi). - Được xã hội chấp nhận (sự chấp nhận).

Năm nguyên tắc nêu trên được coi là những trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được. Nếu chỉ một hay một vài mục tiêu mà không phải là tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.

Theo Lal và Miller (1993) sử dụng đất bền vững có nghĩa là sự duy trì sức sản xuất cao trên mỗi đơn vị diện tích trên một cơ sở liên tục, với sự tăng cường chất lượng đất, và cải thiện các đặc trưng của môi trường.

Cũng có thể hiểu rằng sử dụng đất bền vững có nghĩa là sử dụng đất vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến sử dụng đất của thế hệ tương lai và đảm bảo an toàn về mặt môi trường - kinh tế - xã hội.

Các thuộc tính chính của sử dụng đất bền vững là: - Sử dụng các tài nguyên đất đai trên một cơ sở dài hạn;

- Đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không hủy hoại tiềm năng tương lai; - Tăng cường sản xuất trên đầu người;

- Phục hồi sức sản xuất và khả năng điều hòa môi trường của các hệ sinh thái bị suy thoái và nghèo nàn.

Mục tiêu chính của một hệ thống sử dụng đất bền vững là duy trì một sức sản xuất ở mức cao, duy trì hay cải thiện các thuộc tính môi trường và thẩm mỹ cảnh quan, và tăng cường chất lượng đất. Tính bền vững liên kết với mật thiết chất lượng đất và nó phải được duy trì hay tăng cường.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)