Những nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và sử dụng đất bền vững ở

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 109)

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.3.Những nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và sử dụng đất bền vững ở

Việt Nam

1.3.1. Định hƣớng phát triển bền vững ở Việt Nam

Phát triển bền vững đã trở thành đường lối quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển KTXH của tất cả các cấp các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm PTBV, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Quan điểm PTBV đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2001 2010 là: “phát triển bền nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “phát triển KTXH gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hóa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”.

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế về phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam”.

Đây là chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm PTBV đất nước trong thế kỷ 21.

Việt Nam đang phải đối mặt, đề xuất những chủ trương, chính sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên để thực hiện mục tiêu PTBV.

1.3.2. Phƣơng hƣớng phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn

Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010) của nước ta là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.

Mục tiêu phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là tiếp tục giữ vững an ninh lương thực quốc gia trên cơ sở duy trì quy mô sản xuất lương thực ổn định; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng nông sản để tăng sắc cạnh tranh. Gắn sản xuất nguyên liệu với mở rộng chế biến bằng công nghệ thích hợp, tăng cường xúc tiến thương mại, thông tin thị trường nông sản để tăng khả năng tiêu thụ. Tạo nhiều việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn để thu hút lao động mới chưa có việc làm, lao động nhàn rỗi thời vụ có thêm nguồn thu nhập góp phần giảm nhanh nghèo đói. Tăng cường phúc lợi cho người dân nông thôn trên cơ sở mở rộng hệ thống dịch vụ xã hội để người dân tiếp cận với các dịch vụ, đồng thời nâng cao dân trí cho dân cư đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa. Nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tập trung vào các lĩnh vực then chốt sau đây:

- Về kinh tế: Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún, phân tán bằng biện pháp dồn điền đổi thửa; tiến tới xây dựng các mô hình sản xuất có quy mô lơn hơn phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hóa, phù hợp cho chuyển giao kỹ thuật công nghệ.

Phát triển sản xuất gắn với tăng cường hệ thống chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ nông-lâm-thủy sản; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Giải quyết tốt quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch bố trí khu công nghiệp và phát triển ngành nghề, bố trí cấp nước và xử lý chất thải sản xuất và chất thải sinh hoạt ở nông thôn để ngăn chặn ô nhiễm.

- Về xã hội: Tiếp tục tăng cường hệ thống hạ tầng nông thôn, tập trung củng cố hệ thống tưới tiêu, tăng cường hệ thống đê sông, đê biển và các công trình phòng chống thiên tai. Nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thông tin và dịch vụ xã hội khác đáp ứng nhu cầu tiếp cận đến các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội của người dân nông thôn.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, trước hết tăng cường đào tạo cán bộ quản lí và cán bộ chuyên môn kỹ thuật, kinh tế cho vùng nông thôn đủ năng lực đáp ứng cho tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế.

- Về môi trường: Tăng cường biện pháp chống suy thoái đất; sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất trên cơ sở các mô hình canh tác hợp lý trên từng loại đía hình, loại đất và vùng sinh thái.

Rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng: phòng hộ, đặc dụng và sản xuất cho từng địa phương và cho cả nước theo hướng phát triển bền vững. Tăng cường biện pháp bảo vệ và phát triển rừng để đảm bảo tăng độ che phủ lên 43% đến hết năm 2010. Nâng cao nhận thức về giá trị đầy đủ của rừng bao gồm lợi ích kinh tế, lợi ích sinh thái và các giá trị phi sử dụng khác.

Bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước, có biện pháp khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên nước hợp lý để hạn chế tình trạng thất thoát lãng phí cũng như nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.

Tăng cường công tác nghiên cứu thu thập và bảo tồn nguồn gen giống cây nông nghiệp, cây lầm nghiệp và các vật nuôi ở các địa phương nhằm tăng tính đa dạng sinh học. Tập trung thay đổi chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để hạn chế dư lượng các hóa chất nông nghiệp, thuốc phòng trừ sâu bệnh trong sản phẩm nông nghiệp và trong môi trường đất, nước.

1.3.3. Chiến lƣợc sử dụng đất tiết kiệm và bền vững ở Việt Nam

thấp) cho các mục đích phi nông nghiệp. Điều hòa giữa áp lực tăng dân số và tăng trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất bền vững. Quản lý hệ thống nông nghiệp nhằm đảm bảo có sản phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu đất. Bảo đảm phát triển tài nguyên rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương mại, chất đốt, xây dựng và dân dụng mà không làm mất nguồn nước và thoái hóa đất. Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người sử dụng đất và cộng đồng. Khi phân bố sử dụng đất cho các ngành kinh tế quốc dân cần sử dụng bản đồ, tài liệu đất và đánh giá phân hạng đất đai mới xây dựng, nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng lâu dài.

Thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu: nông - lâm kết hợp, chăn nuôi dưới rừng, nông - lâm và chăn nuôi kết hợp, nông - lâm - ngư kết hợp, nông lâm ngư mục kết hợp, nông ngư kết hợp... Quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ vững cân bằng sinh thái nhằm duy trì sự tác động hỗ trợ lẫn nhau giữa đồng bằng và vùng đồi núi. Phát triển các cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao và góp phần bảo vệ đất trên vùng đất dốc như: chè, cà-phê, cao-su, cây ăn quả. Áp dụng quy trình và công nghệ canh tác thích hợp theo từng vùng, tiểu vùng, đơn vị sinh thái và hệ thống cây trồng. Phát triển ngành công nghiệp phân bón và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón thông qua viêc phối hợp tốt giữa phân bón hữu cơ, vô cơ, phân sinh học, vi lượng, trên cơ sở kết quả nghiên cứu phân tích đất, đặc điểm đất đai và nhu cầu dinh dưỡng của cây. Trong canh tác nông nghiệp, cần quan tâm thâm canh ngay từ đầu, thâm canh liên tục và theo chiều sâu.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên đất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giao đất, giao rừng, cho dân vay vốn phát triển sản xuất, thâm canh nhằm xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an toàn lương thực. Phát động quần chúng làm công tác bảo vệ đất. Đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức trong nước, khu vực và quốc tế trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và kế hoạch hành động bảo vệ và sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững

1.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp vùng đồi núi Việt Nam

Ở Việt Nam đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung đây là những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất đã mất thảm thực vật che phủ. Trong những năm 40 của thế kỷ XX, diện tích che phủ rừng ở nước ta khoảng 45%; đến những năm 80 chỉ còn khoảng 25%. Hiện nay, diện tích che phủ rừng ở nước ta đã tăng lên khoảng 38%. Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc vẫn còn khoảng 10 triệu ha. Đất dốc phân bố ở tất cả 9 vùng sinh thái của cả nước, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, Tây Trung bộ và Tây Nguyên.

Tổng diện tích đất đồi núi ở Việt Nam là 23.969.600 ha (72,8% diện tích tự nhiên toàn quốc), trong đó sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 4.413.700 ha (18,4%) và cho lâm nghiệp là 11.802.700 ha (49,3%). Khả năng mở rộng diện tích đất canh tác cho cây lâu năm trên đất đồi núi là 561.300 ha.

Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15% (chiếm 25,5%) đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc từ 150

đến 250 chiếm khoảng 12,0%, còn lại là đất có độ dốc lớn hơn 250 (chiếm 63,5%). Do thiếu đất sản xuất nên nông dân đảo vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn hơn 250 chịu xói mòn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 2 - 3 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau đó trồng sắn và bỏ hoá.

Vùng đảo điều kiện thao thông rất khó khăn, từ những năm 60 đến nay đối với miền bắc và sau năm 1970 đến nay đối với miền Nam nhà nước đã tập trung đầu tư lớn để khai thác đất đai đảo. Đã hình thành những vùng sản xuất tâp trung trồng cây dài ngày, khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp, những vùng cao su, cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, vùng chè ở Trung du đảo Bắc Bộ, cà phê và cao su ở Thanh Hóa, Nghệ An, đã hình thành, điều chỉnh dân số và lao động trên phạm vi toàn quốc. Những năm gần đây cây cao su còn bắt đầu xuất hiện cả vùng tây bắc đã mở ra hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng đất còn nhiều khó khăn này.

Đặc điểm thuận lợi của vùng đồi núi Việt Nam là rất đa dạng về các loại hình thổ nhưỡng và phong phú về khả năng sử dụng, đa dạng hoá cây trồng. Nhưng trở

ngại nổi bật là do địa hình chia cắt, độ dốc lớn nên dễ bị xói mòn, rửa trôi. Do đó đã kéo theo hàng loạt các vấn đề như: kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

Hệ thống sinh thái nông nghiệp vùng núi phía Bắc Việt Nam rất dễ bị suy thoái và tổn thương do các hoạt động canh tác thiếu các biện pháp bảo tồn đất và nước. Do có độ dốc lớn, mưa tập trung nên xói mòn là nguyên nhân chính làm cho năng suất cây trồng giảm sút, đất đai nghèo kiệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những năm 1980 đến nay, các chương trình nghiên cứu và sử dụng đất đồi núi tập trung vào các dự án đánh giá đất và xây dựng các mô hình sản xuất như hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống vườn ao chuồng rừng và trang trại sản xuất rừng đồi, vườn đồi..

Các chương trình phát triển lâm nghiệp xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ vùng đầu nguồn, xây dựng thôn bản mới, quy hoạch sử dụng đất có người dân cùng tham gia, xây dựng và cải thiện thị trường nông thôn, ngân hàng và tín dụng nông thôn... là những hoạt động hữu hiệu và vô cùng quan trọng góp phần bảo vệ đất và sử dụng đất đồi núi hợp lý nhất.

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2006), (1993) đã phân cấp độ dày tầng đất và độ dốc của các loại đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và lâu bền. Viện đã có những công trình nghiên cứu tập trung vào xây dựng bản đồ đất, đánh giá đất, đánh giá hiện trạng, đề xuất, định hướng phát triển, quy hoạch và phân vùng sinh thái cho các loại cây trồng hàng hoá vùng đồi và cây đặc sản vùng đồi, đặc biệt là đánh giá và đề xuất các giải pháp cải tạo, sử dụng đất trống đồi núi trọc trên phạm vi cả nước.

Từ khi có Luật Đất đai 1993 ra đời, đất đồi núi đã từng bước được bảo vệ và khai thác hợp lý, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quản lý và sử dụng đất vùng đồi núi. Người dân ở nhiều vùng đã được giao đất giao rừng, được đảm bảo quyền sử dụng đất. Do đó, ở những vùng này người dân có ý thức bảo vệ đất tốt hơn, đầu tư cho đất cao hơn.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của huyện Vân Đồn.

- Đề tài tập trung nghiên cứu các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao).

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng

Ninh, trong đó chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng sản xuất đặc trưng chung của toàn huyện để điều tra khảo sát là xã Đông Xá, Hạ Long và Bình Dân.

- Giới hạn về thời gian: Các số liệu thống kê được lấy từ năm 2005 - 2010 về

đất đai, kinh tế, xã hội của huyện. Số liệu về giá cả, vật tư và nông sản phẩm hàng hoá điều tra năm 2010-2011.

2.2. Nội dung

2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông sản nông nghiệp

- Điều kiện tự nhiên về: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình, thuỷ văn. - Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, dịch vụ và cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi,...).

2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Điều tra các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh năm 2010.

2.2.3. Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

- Đánh giá hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất với các kiểu sử dụng đất trên các vùng đất khác nhau.

- Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của các kiểu sử dụng đất.

2.2.4. Đề xuất và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 109)