Mô tả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 59)

1. Tính cấp thiết của đề tài

3.2.3.4.Mô tả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính

- Loại hình sử dụng đất chuyên lúa: Loại hình này thường được bố trí ở các vùng đất có địa hình vàn hoặc vùng trũng ở các thung lũng, đảm bảo chế độ tưới tiêu chủ động hoặc bán chủ động. Chủ yếu là trên loại đất phù sa không được bồi, trung tính, có tầng glây, ít chua. Diện tích LUT này phân bố ở hầu hết các xã trong

huyện. Đối với loại hình sử dụng đất này, do các điều kiện về thổ nhưỡng, địa hình, chế độ tưới, tiêu, thành phần cơ giới đất… nên việc bố trí trồng cây vụ đông thường gặp khó khăn. Đây là loại hình sử dụng đất mang tính chất truyền thống của địa phương nó được tồn tại từ rất nhiều năm.

- Loại hình sử dụng đất Lúa - màu:

+ Kiểu sử dụng đất Màu - lúa mùa: Được phân bố trên đất có địa hình vàn, đất có thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu nhờ nước trời. Đây cũng là loại hình sử dụng đất truyền thống với những cây trồng bản địa, tuy năng suất không cao nhưng góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế diện tích đất bỏ hoang.

+ Kiểu sử dụng đất 2 lúa - màu: Thường được bố trí ở các xã có địa hình tương đối bằng phẳng, vàn, thoát nước tốt, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, tưới tiêu chủ động. Loại hình sử dụng đất này được bố trí ở đất phù sa không được bồi, trung tính ít chua. Loại hình này mới xuất hiện ở các xã vùng trung tâm khi được phổ biến và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ. Cây trồng của LUT này như sau:

Vụ lúa xuân, lúa mùa: Cơ cấu giống đã được thay đổi phù hợp với điều kiện, tập quán sản xuất của từng địa phương; bộ giống lúa gọn, chủ yếu là giống mới, giống kỹ thuật có năng suất chất lượng cao, giá trị hàng hóa lớn; thời gian sinh trưởng ngắn như: KD18, DV108, N-46, ĐB5, ĐB 6, BT-E1, TH 3-3, TH3-4, Thục Hưng và các giống lúa lai khác. Lúa xuân, thời vụ gieo trồng tháng 1 - 2, thời gian sinh trưởng từ 105 - 135 ngày; Lúa mùa, thời vụ gieo trồng tháng 6 - 7, thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày;

Vụ đông: bao gồm các cây trồng như ngô, khoai lang, khoai tây, rau đông. Cây ngô là loại cây lương thực có yêu cầu về dinh dưỡng khá cao, mặc dù đã được người dân quan tâm nhưng kỹ thuật chăm bón chưa hợp lý, nên cây ngô vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh, có su hướng ngày càng giảm. Các giống thường được sử dụng như ngô Lai DK 999, LVN10, LVN14, ngô Bioseed, ngô nếp trồng để bán bắp và một số giống ngô địa phương; Khoai lang thường sử dụng giống khoai Hoàng Long, khoai tím. Đối với các cây trồng này người nông dân không sử dụng thuốc trừ

sâu; Các loại cây rau vụ đông thường trồng là cải bắp, rau cải, su hào, bầu bí, dưa hấu, dưa chuột, củ đậu…

- Loại hình sử dụng đất chuyên màu: Được canh tác trên chân đất có độ dốc dưới 150, địa hình vàn cao, thoát nước tốt, phân bố ở các xã phía Bắc và trung tâm của huyện. Cây trồng của LUT này như sau: Lạc xuân, lạc mùa, đỗ tương hè, khoai lang, khoai sọ, sắn, ngô và cây rau các loại, được gieo trồng liên tục quanh năm và thường trồng chủ yếu các loại rau như Su hào, rau cải, bắp cải, rau thơm, hành, tỏi… tùy theo mùa vụ. Ngô thời vụ gieo trồng tháng 5 - 7, thời gian sinh trưởng từ 90 - 120 ngày; Đỗ tương xuân, thời gian sinh trưởng từ 90 - 110 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, mặc dù là loại cây có khả năng cố định đạm, song lượng phân bón cho đậu tương lại thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho cây, năng suất đạt mức trung bình thấp dao động từ 14-15 tạ/ha; Đỗ tương hè, chủ yếu là các giống D9804, DT12, AK06, AK05; Lạc xuân thời gian sinh trưởng từ 100 - 120 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, năng suất bình quân đạt 17 tạ/ha; Lạc mùa, thời gian sinh trưởng từ 100 - 120 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 7 - 8, năng suất bình quân đạt 24-25 tạ/ha; Sắn, thường sử dụng giống sắn KM94, KM60, và một số giống sắn địa phương được trồng chủ yếu trên nhóm đất xám và nhóm đất đỏ, chu kỳ sinh trưởng trong vòng một năm, có khả năng chịu lạnh và khô hạn tốt, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, thu hoạch vào cuối năm, tuy nhiên người dân chưa quan tâm đến chăm nhiều bón cho sắn, năng suất đạt thấp trên dưới 150-160 tạ/ha; Khoai lang, thường sử dụng giống khoai Hoàng Long, khoai tím, khoai địa phương, năng suất bình quân đạt trên dưới 120-150 tạ/ha.

- Loại hình sử dụng đất cây ăn quả lâu năm/vườn tạp.

Các loại cây ăn quả phổ biến đem lại hiệu quả kinh tế là Na, vải, nhãn, hồng. Người dân đã biết tận dụng địa hình đồi gò để trồng các loại cây trồng ăn quả. Hiện nay các loại cây ăn quả phân bố ở hầu hết các loại đất của huyện, chủ yếu là của các hộ gia đình, cá nhân theo mô hình trang trại. Ngoài ra, cây ăn quả còn được tận dụng trồng trong vườn tạp với đa dạng các loại cây như: Cam, quýt, xoài, bưởi... nhưng năng suất không đáng kể, chỉ phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Trong nhóm cây ăn quả của huyện, cây Na, vải được xác định là cây thế mạnh, chủ lực

của huyện.

- Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản.

Loại hình sử dụng đất này thường được sử dụng trên các vùng đất ngập sâu, cấy lúa năng suất thấp, bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp được chuyển hẳn sang thả cá hoặc các ao nuôi trên địa bàn toàn huyện. Ở loại hình sử dụng đất này cá được thả vào tháng 3 thu hoạch vào tháng 11, 12 và tháng 01. Các giống được thả vẫn là trắm, trôi, mè, chép... Tuy nhiên, qua điều tra cũng cho thấy, loại hình này phổ biến ở những xã phía Bắc có địa hình cao, lợi dụng nguồn nước ở các khe suối để dẫn nước về cung cấp cho ao nuôi cá. Đây cũng là loại hình đặc trưng cho tập quán nông nghiệp của địa phương, trong thời gian tới cũng cần được quan tâm về giống và kỹ thuật chăm sóc sẽ đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 59)