1. Tính cấp thiết của đề tài
3.2.4.4. Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp
Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội của quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Nó có mối liên quan trực tiếp với hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của các LUT. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng được, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu như sau:
- Mức thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất.
- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.
- Đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời phát triển sản xuất hàng hoá.
- Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của hộ, trình độ và điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật (khả năng chấp nhận của người dân).
- Mức độ thích hợp đối với tập quán trồng trọt và sản xuất của người dân các dân tộc trên địa bàn huyện.
Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân. Qua đó góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, góp phần vào việc giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Thông qua các kiểu sử dụng đất, chúng tôi tiến hành so sánh mức độ đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.15 và hình 3.6.
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1. Chuyên lúa 2. Lúa - màu 3. Chuyên màu 4. Chuyên cây ăn quả
5. Chuyên cá Cộng Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3
Bảng 3.22. Số công lao động trung bình của các LUT trong vùng Loại hình
sử dụng đất Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Tổng
1. Chuyên lúa 575 410 418 1.403
2. Lúa - màu 820 973 983 2.776
3. Chuyên màu 743 1.153 1.004 2.900
4. Chuyên cây ăn quả 332 324 307 963
5. Chuyên cá 514 472 500 1.486
Cộng 2.984 3.332 3.212 9.528
Hình 3.6. Số công lao động trung bình của các LUT
*Vùng 1. Là vùng sử dụng ít công lao động/năm so với 2 vùng trong huyện, với tổng số 2.984 công lao động/năm. Đây là vùng đất cao, có diện tích trồng cây ăn quả, trồng rừng sản xuất chiếm diện tích khá lớn, do vậy cần rất ít công lao động. Xét các kiểu sử dụng đất chung của vùng: LUT lúa - màu cần nhiều công lao động nhất, trung bình 1 năm cần khoảng trên 800 công lao động, LUT cây ăn quả sử dụng công lao động ít nhất khoảng trên 500 công lao động. Vùng này có 9 kiểu sử dụng cho giá trị ngày công ở mức cao (trên 100 nghìn/công) lần lượt đó là: Chuyên cá; Hồng; Na; Khoai sọ - bắp cải; Lạc - khoai lang - su hào; Lạc lúa mùa - hành; Vải thiều; Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây; Khoai lang - lạc.
Công
*Vùng 2. Điều kiện tự nhiên tạo cho vùng có lợi thế là cây rau mầu, do vậy cũng là vùng cần nhiều công lao động nhất so với 2 vùng nghiên cứu, với tổng số 2.984 công lao động trong năm là 3.332 công, LUT chuyên màu cần nhiều công lao động nhất, trung bình 1 năm cần trên 1.000 công lao động. Vùng này có 13 kiểu sử dụng cho giá trị ngày công ở mức cao (trên 100 nghìn/công), cao nhất là kiểu sử dụng đất Chuyên cá cho giá trị công là động là 296 nghìn đồng/công, đứng cuối nhóm này là kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua cho giá trị công là động là 100 nghìn đồng/công .
*Vùng 3. Là vùng thu hút nhiều công lao động đứng sau vùng 2, với tổng số công lao động trong năm là 3.212 công, trong đó các loại hình sử dụng đất là LUT chuyên màu cần nhiều lao động nhất trong vùng, trung bình 1.000 công lao động/năm, LUT cây ăn quả và chuyên cá là sử dụng ít công lao động ít nhất trung bình khoảng 400-500 công lao động/năm. Vùng này có 14 kiểu sử dụng cho giá trị ngày công đạt mức cao (trên 100 nghìn/công) đó là: Chuyên cá đạt 335 nghìn đồng/công, sau cùng là kiểu dụng dụng đất Khoai lang - Lúa mùa - Dư chuột đạt 105 nghìn đồng/công. Kiểu sử dụng đất cho giá trị ngày công thấp nhất trong vùng là kiểu dụng dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô chỉ đạt 56 nghìn đồng/công
Nhìn chung, các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Vân Đồn cho hiệu quả kinh tế cũng tương đối cao và thu hút được nhiều lao động, điển hình như: Vùng 1 có LUT chuyên màu, kiểu sử dụng đất Lạc - Khoai lang - Su hào, sử dụng 1.142 công/ năm, cho thu nhập hỗn hợp trên lao động là 84 nghìn đồng/ha/năm, Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây, sử dụng 917 công/ năm, cho thu nhập hỗn hợp trên lao động là 86 nghìn đồng/ha/năm. Vùng 2 có 6 kiểu sử dụng đất thu hút bình quân từ 900 đến trên 1.200công lao động/năm, điển hình là các kiểu sử dụng đất: Su hào - lạc - củ đậu, sử dụng 1.261 công/ năm, cho thu nhập hỗn hợp trên lao động là 142 nghìn đồng/ha/năm; Su hào - lúa mùa - dư hấu, sử dụng 1.239 công/ năm, cho thu nhập hỗn hợp trên lao động là 142 nghìn đồng/ha/năm; Lạc - lúa mùa - dư hấu, sử dụng 1.150 công/ năm, cho thu nhập hỗn hợp trên lao động là 127 nghìn đồng/ha/năm. Vùng 3 có 4 kiểu sử dụng đất thi hút bình quân từ trên 1.200công lao động/năm, điển hình là các kiểu sử dụng đất như Lạc- củ đậu - bắp cải, sử dụng
1.217 công/ năm, cho thu nhập hỗn hợp trên lao động là 138 nghìn đồng/ha/năm; Su hào - lạc - củ đậu, sử dụng 1.200 công/năm, cho thu nhập hỗn hợp trên lao động là 140 nghìn đồng/ha/năm; Khoai lang - lúa mùa - dưa hấu, sử dụng 1.125 công/năm, cho thu nhập hỗn hợp trên lao động là 123 nghìn đồng/ha/năm; Su hào - lúa mùa - củ đậu, sử dụng 1.122 công/năm, cho thu nhập hỗn hợp trên lao động là 135 nghìn đồng/ha/năm.
Một số LUT vừa phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ vừa tận dụng được các nguồn lực sẵn có của địa phương, lại đảm bảo được an ninh lương thực và phát triển bền vững như LUT chuyên lúa, LUT 2 lúa - 1 màu, LUT 1 màu - 1 lúa, LUT chuyên ăn quả.
3.2.4.5. Hiệu quả môi trƣờng trong sử dụng đất nông nghiệp
Trong thực tế, tác động của sử dụng đất đến môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau, cây trồng phát triển tốt trên đất có đặc tính, chất lượng phù hợp. Nhưng trong quá trình sản xuất, dưới sự hoạt động quản lý của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là một vấn đề lớn, đòi hỏi phải có số liệu phân tích mẫu đất, nước và nông sản phẩm trong một thời gian dài. Do điều kiện và phạm vi nghiên cứu có giới hạn nên đề tài không đi sâu vào các thí nghiệm, thực nghiệm để đánh giá ảnh hưởng, tác động của các LUT đến môi trường bằng các yếu tố định lượng, vì vậy đề tài chỉ đề cập đến vấn đề này trên quan điểm định tính và thông qua các chỉ tiêu đánh giá.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt xã hội và môi trường được nghiên cứu dựa theo Quyết định số 195/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/12/1998 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về ban hành tiêu chuẩn ngành 10TCN 343-98: Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp và thực tế sản xuất của địa phương được phân cấp trong bảng 3.22. Kết quả phân tích, đánh giá hiệu quả môi trường được trình bày cụ thể trong bảng 3.23.
Bảng 3.23. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trƣờng các LUT
Chỉ tiêu phân cấp Thoái hóa đất Bảo vệ
nguồn nƣớc
Đa dạng cây trồng
Rất thích hợp A Cải thiện được độ phì nhiêu của đất
Cải thiện nguồn
sinh thủy Luân canh
Thích hợp B Duy trì độ phì
nhiêu của đất
Duy trì tốt chất
lượng nguồn nước Luân canh
Thích hợp trung bình C
Có tác động nhẹ làm giảm độ phì nhiêu của đất
Không gây ô nhiễm
nguồn nước Chuyên canh
Kém thích hợp D Dễ gây thoái hóa đất
Dễ gây ô nhiễm
Bảng 3.24. Hiệu quả môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Thoái hoá đất Bảo vệ nguồn nƣớc Đa dạng câytrồng
1. Chuyên lúa 1 Lúa xuân C C D
2 Lúa xuân - Lúa mùa B B C
2. Lúa - màu 3 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang A B A
4 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây A B A
5 Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đậu A B A
6 Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc A B A
7 Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô A B A
8 Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua A B A
9 Lạc - Lúa mùa - Hành A B A
10 Khoai lang - Lúa mùa - Dưa chuột A B A
11 Rau đậu - Lúa mùa - Hành A B A
12 Đỗ tương - Lúa mùa - Ngô A B A
13 Lạc - Lúa mùa - Dưa hấu A B A
14 Su hào - Lúa mùa - Dưa hấu A B A
15 Su hào - Lúa mùa - Củ đậu A B A
16 Đỗ tương - Lúa mùa - Lạc A B A
17 Khoai lang - Lúa mùa - Dưa hấu A B A
18 Ngô - Lúa mùa - Khoai lang A B A
19 Lúa xuân - Đỗ tương - Bắp cải A B A
20 Lúa xuân - Lạc B B B
21 Lạc - Lúa mùa B B B
3. Chuyên màu 22 Lạc - Đỗ tương - Rau cải A B A
23 Lạc - Củ đậu - Bắp cải A B A
24 Su hào - Lạc - Củ đậu A B A
25 Lạc - Khoai lang - Su hào A B A
26 Lạc - Khoai lang B B B 27 Khoai sọ - Bắp cải B B B 28 Lạc - Ngô B B B 29 Khoai lang - Lạc B B B 30 Sắn D B D 4. Chuyên cây AQ 31 Vải C B C 32 Na C B C 33 Hồng C B C 5. Chuyên cá 34 Chuyên cá B A C
Qua bảng 3.24 cho thấy các kiểu sử dụng đất hầu hết đều đạt được hiệu quả về mặt môi trường, nhưng ở những mức độ khác nhau, ở mỗi chỉ tiêu khác nhau. Các loại hình sử dụng đất đều có tác dụng duy trì độ phì nhiêu của đất, thậm chí, các LUT có trồng cây họ đậu còn có tác dụng cải tạo, tăng độ phì nhiêu của đất. Đây là những LUT có hiệu quả môi trường cao nhất trong hệ thống cây trồng của huyện. Tuy nhiên, chỉ có kiểu sử dụng đất độc canh cây sắn dễ gây thoái hóa đất. Nguyên nhân là do người dân trên địa bàn huyện thường trồng sắn trên những vùng đất có độ dốc lớn, kỹ thuật canh tác không đúng kỹ thuật như: bố trí mùa vụ, làm đất quá mức, trồng theo hàng dọc sườn dốc... gây sói mỏi, rửa trôi làm giảm độ phì sau mỗi năm canh tác.
- Mức đầu tư phân bón cho các kiểu sử dụng đất:
Trong các LUT của 3 vùng nghiên cứu: LUT chuyên lúa ở cả 3 vùng, người dân thường bón tỷ lệ lân khá cao so với đạm, do một lượng lân nhất định nhằm cải thiện độ chua của đất khi canh tác trong điều kiện ngập nước, phân kali sử dụng rất ít trong LUT này, vì giá cả rất đắt mà hiệu quả mang lại theo người dân là không cao, phân chuồng được sử dụng không nhiều. Ở các LUT Lúa - màu và LUT chuyên màu thì phân đạm chiếm tỷ lệ lớn, do đạm có tác dụng mạnh với các loại cây rau màu, rút ngắn thời gian sinh trưởng và giúp cây tăng sinh khối nhanh, tuy nhiên sản phẩm khi thu hoạch lại không bảo quản được lâu. Phân lân vẫn được sử dụng nhiều song ít hơn LUT chuyên lúa, phân kali vẫn là loại phân ít được sử dụng, kể cả ở các LUT có cà chua, khoai lang, dưa chuột, đậu tương... Tuy nhiên ở các LUT này lại được người dân chú ý đầu tư bón phân chuồng, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật nên vấn đề rau sạch rất được đảm bảo.
Kiểu sử dụng đất 2 lúa là tập quán canh tác lâu đời, nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, có trình độ thâm canh thuần thục, năng suất ngày càng tăng. Cây lúa được đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng, kết hợp bón phân hoá học với phân hữu cơ, phát triển sử dụng phân vi sinh trong nông nghiệp đã có tác dụng cải tạo, bảo vệ đất. Tuy nhiên, diện tích độc canh cây lúa vẫn còn, những chân đất có điều kiện thích hợp cần mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, bố trí kiểu sử dụng đất 2 lúa - 1 màu để khai thác tiềm năng của đất, tăng thêm thu nhập, giải quyết lao động dư thừa.
Qua những nội dung được đề cập trên đây, nên phần nào phân bón cũng ảnh hưởng đến môi trường trong qua trình sử dụng đất, trong định hướng tới cần hạn chế diện tích, loại cây trồng sử dụng phân bón có ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
- Nhận định chung của người dân về mức độ ảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đối với đất (bảng 3.25):
Bảng 3.25. Khả năng thích hợp của kiểu sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Độ ổn định năng suất Theo kinh nghiệm của ngƣời dân 1. Lúa xuân ++ ++
2. Lúa xuân - Lúa mùa +++ +++
3. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang +++ +++
4. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây ++ ++
5. Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đậu ++ ++
6. Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc +++ +++
7. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô ++ ++
8. Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua +++ +++
9. Lạc - Lúa mùa - Hành +++ +++
10. Khoai lang - Lúa mùa - Dưa chuột ++ ++
11. Khoai sọ - Lúa mùa - Bắp cải +++ +++
12. Rau đậu - Lúa mùa - Hành +++ +++
13. Đỗ tương - Lúa mùa - Ngô ++ ++
14. Lúa xuân - Đỗ tương - Bắp cải ++ ++
15. Lúa xuân - Lạc ++ ++
16. Lạc - Lúa mùa - Dưa hấu +++ ++
17. Su hào - Lúa mùa - Dưa hấu +++ ++
18. Su hào - Lúa mùa - Củ đậu +++ +++
19. Đỗ tương - Lúa mùa - Lạc ++ +++
20. Khoai lang - Lúa mùa - Dưa hấu ++ ++
21. Ngô - Lúa mùa - Khoai lang ++ +++
22. Lạc - Lúa mùa +++ +++
23. Lạc - Đỗ tương - Rau cải +++ +++
24. Lạc - Củ đậu - Bắp cải +++ +++
25. Su hào - Lạc - Củ đậu ++ +++
26. Lạc - Khoai lang ++ ++
27. Lạc - Khoai lang - Su hào +++ +++
28. Lạc - Ngô ++ ++ 29. Khoai lang - Lạc +++ +++ 30. Sắn + ++ 31. Vải ++ ++ 32. Na +++ +++ 33. Hồng ++ +++
Cao:+++; Trung bình: ++; Thấp: +
Chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát, lấy ý kiến của của một số cán bộ ngành nông nghiệp, tài nguyên môi trường huyện và kết hợp điều tra, phỏng vấn nông hộ. Tổng hợp phiếu điều tra, phỏng vấn hộ nông dân về khả năng thích hợp của cây trồng hiện tại đối với đất, sự ổn định của năng suất cây trồng.