Hiện trạng tài nguyên

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 41)

1. Tính cấp thiết của đề tài

3.1.2. Hiện trạng tài nguyên

Theo kiểm kê đất ngày 01/01/2011 với tài nguyên đất của huyện Vân Đồn có tổng diện tích 55.320,23 ha, hiện đã được khai thác đưa vào sử dụng trên 41.023,56 ha, chiếm tới 74,2% quỹ đất đai của huyện. Trong đó: Đất nông nghiệp là 41.874,30 ha; đất phi nông nghiệp là 2.682,35 ha; đất chưa sử dụng còn lại 10.763,58 ha, chủ yếu là diện tích đất bằng chưa sử dụng (4638,11 ha) đồi núi chưa sử dụng (2821,87 ha), và núi đá không cây (3303,60 ha) [10].

Thảm thực vật trên địa bàn huyện Vân Đồn còn tương đối khá. Theo tài liệu của Chi cục Kiểm lâm, đến cuối năm 2010 toàn huyện có khoảng 40160.53 ha rừng; trong đó có 22428.94 ha đất có rừng tự nhiên sản xuất, 11573.59 ha đất rừng phòng hộ và 6158.00 ha đất rừng phòng hộ; tỷ lệ che phủ đạt 52%, là huyện hiện có tỷ lệ che phủ rừng lớn thứ hai của tỉnh (sau Ba Chẽ).

Rừng phân bố nhiều ở xã Đài Xuyên, Đoàn Kết, Bình Dân, Vạn Yên, Bản Sen, Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn. Khu Bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Ba Mùn có diện tích 5733,5 ha.

Trên diện tích rừng, trồng chủ yếu là bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tượng,... Tài nguyên khoáng sản của huyện Vân Đồn tuy phong phú về chủng loại, nhưng trữ lượng nhỏ, phân bố không đồng đều theo dải nên không đủ để phát triển

công nghiệp khai khoáng với quy mô lớn. Chủ yếu gồm: Đá các loại, cát, sỏi, than, kim loại.

Tài nguyên nhân văn:

Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân Vân Đồn đã viết nên trang sử quê hương rạng rỡ với các truyền thống văn hoá và đấu tranh cách mạng, giữ gìn bản sắc dân tộc.

Theo báo cáo của BCĐ tổng điều tra dân số và nhà ở của huyện, năm 2010 toàn huyện có 221.145 người, với 8 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn (Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu, Hoa, Dao và Mường); trong đó người Kinh chiếm 86,6%.

Cảnh quan môi trường:

Là một huyện đảo có tỷ lệ che phủ rừng đạt 52% và hiện tại là huyện thuần nông, công nghiệp, đô thị đang được hình thành, chưa phát triển mạnh, nên hiện tại mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai không lớn.

Những vấn đề môi trường cần tập trung giải quyết là đẩy mạnh phong trào trồng rừng, bảo vệ rừng đảm bảo tỷ lệ che phủ đạt mức cân bằng sinh thái cho một huyện đảo; thu gom rác thải ở các khu dân cư đô thị.

Từ những thực tiễn nêu trên cho thấy cùng với việc tăng cường khai thác các nguồn lợi một cách tối đa nhằm phát triển kinh tế - xã hội thì việc đầu tư tái tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)