Tình hình sử dụng đất nông nghiệp vùng đồi núi Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 109)

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.4.Tình hình sử dụng đất nông nghiệp vùng đồi núi Việt Nam

Ở Việt Nam đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung đây là những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất đã mất thảm thực vật che phủ. Trong những năm 40 của thế kỷ XX, diện tích che phủ rừng ở nước ta khoảng 45%; đến những năm 80 chỉ còn khoảng 25%. Hiện nay, diện tích che phủ rừng ở nước ta đã tăng lên khoảng 38%. Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc vẫn còn khoảng 10 triệu ha. Đất dốc phân bố ở tất cả 9 vùng sinh thái của cả nước, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, Tây Trung bộ và Tây Nguyên.

Tổng diện tích đất đồi núi ở Việt Nam là 23.969.600 ha (72,8% diện tích tự nhiên toàn quốc), trong đó sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 4.413.700 ha (18,4%) và cho lâm nghiệp là 11.802.700 ha (49,3%). Khả năng mở rộng diện tích đất canh tác cho cây lâu năm trên đất đồi núi là 561.300 ha.

Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15% (chiếm 25,5%) đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc từ 150

đến 250 chiếm khoảng 12,0%, còn lại là đất có độ dốc lớn hơn 250 (chiếm 63,5%). Do thiếu đất sản xuất nên nông dân đảo vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn hơn 250 chịu xói mòn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 2 - 3 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau đó trồng sắn và bỏ hoá.

Vùng đảo điều kiện thao thông rất khó khăn, từ những năm 60 đến nay đối với miền bắc và sau năm 1970 đến nay đối với miền Nam nhà nước đã tập trung đầu tư lớn để khai thác đất đai đảo. Đã hình thành những vùng sản xuất tâp trung trồng cây dài ngày, khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp, những vùng cao su, cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, vùng chè ở Trung du đảo Bắc Bộ, cà phê và cao su ở Thanh Hóa, Nghệ An, đã hình thành, điều chỉnh dân số và lao động trên phạm vi toàn quốc. Những năm gần đây cây cao su còn bắt đầu xuất hiện cả vùng tây bắc đã mở ra hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng đất còn nhiều khó khăn này.

Đặc điểm thuận lợi của vùng đồi núi Việt Nam là rất đa dạng về các loại hình thổ nhưỡng và phong phú về khả năng sử dụng, đa dạng hoá cây trồng. Nhưng trở

ngại nổi bật là do địa hình chia cắt, độ dốc lớn nên dễ bị xói mòn, rửa trôi. Do đó đã kéo theo hàng loạt các vấn đề như: kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

Hệ thống sinh thái nông nghiệp vùng núi phía Bắc Việt Nam rất dễ bị suy thoái và tổn thương do các hoạt động canh tác thiếu các biện pháp bảo tồn đất và nước. Do có độ dốc lớn, mưa tập trung nên xói mòn là nguyên nhân chính làm cho năng suất cây trồng giảm sút, đất đai nghèo kiệt.

Từ những năm 1980 đến nay, các chương trình nghiên cứu và sử dụng đất đồi núi tập trung vào các dự án đánh giá đất và xây dựng các mô hình sản xuất như hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống vườn ao chuồng rừng và trang trại sản xuất rừng đồi, vườn đồi..

Các chương trình phát triển lâm nghiệp xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ vùng đầu nguồn, xây dựng thôn bản mới, quy hoạch sử dụng đất có người dân cùng tham gia, xây dựng và cải thiện thị trường nông thôn, ngân hàng và tín dụng nông thôn... là những hoạt động hữu hiệu và vô cùng quan trọng góp phần bảo vệ đất và sử dụng đất đồi núi hợp lý nhất.

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2006), (1993) đã phân cấp độ dày tầng đất và độ dốc của các loại đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và lâu bền. Viện đã có những công trình nghiên cứu tập trung vào xây dựng bản đồ đất, đánh giá đất, đánh giá hiện trạng, đề xuất, định hướng phát triển, quy hoạch và phân vùng sinh thái cho các loại cây trồng hàng hoá vùng đồi và cây đặc sản vùng đồi, đặc biệt là đánh giá và đề xuất các giải pháp cải tạo, sử dụng đất trống đồi núi trọc trên phạm vi cả nước.

Từ khi có Luật Đất đai 1993 ra đời, đất đồi núi đã từng bước được bảo vệ và khai thác hợp lý, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quản lý và sử dụng đất vùng đồi núi. Người dân ở nhiều vùng đã được giao đất giao rừng, được đảm bảo quyền sử dụng đất. Do đó, ở những vùng này người dân có ý thức bảo vệ đất tốt hơn, đầu tư cho đất cao hơn.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của huyện Vân Đồn.

- Đề tài tập trung nghiên cứu các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao).

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng

Ninh, trong đó chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng sản xuất đặc trưng chung của toàn huyện để điều tra khảo sát là xã Đông Xá, Hạ Long và Bình Dân.

- Giới hạn về thời gian: Các số liệu thống kê được lấy từ năm 2005 - 2010 về

đất đai, kinh tế, xã hội của huyện. Số liệu về giá cả, vật tư và nông sản phẩm hàng hoá điều tra năm 2010-2011.

2.2. Nội dung

2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông sản nông nghiệp

- Điều kiện tự nhiên về: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình, thuỷ văn. - Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, dịch vụ và cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi,...).

2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Điều tra các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh năm 2010.

2.2.3. Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

- Đánh giá hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất với các kiểu sử dụng đất trên các vùng đất khác nhau.

- Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của các kiểu sử dụng đất.

2.2.4. Đề xuất và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững sản xuất nông nghiệp bền vững (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đề xuất loại hình sử dụng đất nông nghiệp và bố trí các kiểu sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả sử dụng đất cao theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững.

- Đề xuất các giải pháp thực hiện.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất thông qua chỉ tiêu sau:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích (GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá thành sản phẩm).

+ Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiên mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

+ Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số của giá trị sản xuất với chi phí trung gian (GTGT = GTSX - CPTG).

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Là hiệu số của tổng giá trị sản xuất và các loại chi phí trung gian, thuế hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê lao động ngoài (không tính lao động nhà).

+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha)

+ Đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm, gia tăng lợi ích cho người nông dân, ghóp phần xóa đói giảm nghèo.

+ Mức độ tham gia vào loại hình sử dụng đất của người dân bản địa.

Xác định các cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng che phủ đất và nguy cơ gây ra xói mòn, suy thoái đất, về vấn đề sử dụng phân bón, vấn đề sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật...

2.3.1. Phƣơng pháp thống kê kinh tế

- Chọn điểm điều tra nghiên cứu: Các điểm nghiên cứu phải đại diện cho các tiểu vùng sinh thái, vùng kinh tế, trình độ sử dụng đất trung bình của huyện.

- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn, ở mỗi xã, tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự mẫu là ngẫu nhiên, tổng số hộ điều tra là 30 hộ (mỗi xã 10 hộ). Nội dung điều tra hộ chủ yếu là: loại cây trồng, diện tích, năng suất cây trồng, chi phí sản xuất, lao động, mức độ thích hợp của cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường.

- Thu thập các số liệu, tài liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu có sẵn, các tài liệu thu thập từ các cơ quan quản lý, chuyên môn, các đề tài khoa học (Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp, Chi cục Thống kê huyện Vân Đồn, trường Đại học Nông nghiệp Thái Nguyên, các đề tài khoa học khác), điều tra bổ sung ngoài thực địa để điều chính cho phù hợp.

- Tổng hợp và phân tích tài liệu trên cơ sở các số liệu thống kê được xử lý bằng excel, số liệu bản đồ được quét và số hoá bằng phần mềm Microstation.

2.3.2. Phƣơng pháp điều tra nhanh có sự tham gia của ngƣời dân

Cùng làm việc với nông dân và lãnh đạo địa phương, dựa vào sự hiểu biết, kinh nghiệm và nguyện vọng của người dân với lãnh đạo địa phương để thu thập các số liệu sơ cấp về tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và hiệu quả của một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để nhanh chóng đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp, các vấn đề ưu tiên, xem xét tính khả thi của các biện pháp đề xuất, làm cơ sở đề xuất hướng sử dụng đất thích hợp.

2.3.3. Các phƣơng pháp khác

- Phương pháp kế thừa chọn lọc các tài liệu đã có, các kết quả nghiên cứu đã có trong vùng liên quan đến đề tài nghiên cứu được chúng tôi thu thập chọn lọc theo yêu cầu của đề tài.

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Từ các kết quả nghiên cứu tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo giỏi trong huyện để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện.

- Phương pháp dự báo: Các đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh, được hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu và Vân Hải, có khoảng 600 hòn đảo trong vịnh Bái Tử Long. Với toạ độ địa lý: Từ 20040’00” - 21012’00” vĩ độ Bắc.Từ 107019’00” – 107042’00” kinh độ Đông.

Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà. Phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô. Phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả và thành phố Hạ Long.

Vân Đồn cách thành phố Hạ Long 50 km và cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái theo đường chim bay khoảng 80 km. Vân Đồn có tổng diện tích tự nhiên là 55.320,23 ha gồm thị trấn Cái Rồng và 11 xã, trong đó có 5 xã đảo là Bản Sen, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi.

Nhìn chung, với đặc điểm địa hình đa dạng có nhiều chủng loại và kiểu địa hình khác nhau, đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường nông sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo bị chi phối bởi khí hậu duyên hải, ảnh hưởng và tác động của biển, tạo ra những vùng sinh thái hỗn hợp miền núi, ven biển. Theo tài liệu số liệu của trạm dự báo phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh thì khí hậu Vân Đồn có những đặc điểm sau:

Ở những vùng thấp dưới 200 m có nhiệt độ trung bình là 22,70

c, vùng trên 200m trở lên nhiệt độ trung bình 20,80c, nhiệt độ tương đối cao tuyệt đối lên tới 36,20c, về mùa đông nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đạt 40

c.

Là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2095,3 - 2339,5 mm/năm.

Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm của huyện là 84%, sự chênh lệch độ ẩm không khí tương đối giữa các vùng trong huyện không lớn lắm nhưng có sự phân hoá theo mùa khá rõ rệt. Vào mùa mưa độ ẩm không khí đạt 90%, về mùa khô thấp nhất vào tháng 12 đạt 78%.

Nhìn chung khí hậu Vân Đồn có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông lâm - ngư nghiệp đó là số giờ nắng, lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ không khí đảm bảo cho cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm với nhiều giống loài đa dạng.

Đất đai trên địa bàn Vân Đồn được đánh giá, phân loại mới như sau: - Nhóm đất mặn: (Salic fluvisols: FLs): có diện tích khoảng 4533,41ha. Đất mặn sú vẹt hình thành từ sản phẩm phù sa sông, biển được lắng đọng trong môi trường nước biển.

- Nhóm phèn: Có hầu hết ở trong huyện thường gọi là loại đất phèn hoạt động có diện tích 85,7ha.

- Nhóm đất cát: bãi cát ven sông biển, thường nằm sát mép nước và cửa sông ngòi, bãi biển thuộc các xã như sau: Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn, Bản Sen, Hạ Long, Đông Xá, Vạn Yên.

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 76,2 ha chiếm 0,14% diện tích đất tự nhiên. Các loại cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp ngắn ngày, lúa và một phần diện tích trồng cây ăn quả.

- Nhóm đất xám: đất xám được hình thành và phát triển chủa yếu trên phù sa cổ, đất cát, hầu hết nằm ở địa hình vùng đồi núi ở độ cao từ 25m - 175m có địa hình dốc thoải là loại đất phát triển trên phiến thạch sét, đá sa thạch. Có thành phần khoáng trong đất phổ biến là thạch anh, kaolinit, halozit, gơtit. Thành phần tổng số chủ yếu là Sio2 và các secquixyt. Có diện tích 443,1 ha.

- Nhìn chung, đất đai của huyện Vân Đồn có hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo, đất thích hợp với trồng cây lâm nghiệp, một số loại cây ăn quả như nhãn, vải, cam, quýt, na, hồng, cây công nghiệp ngắn ngày và nhiều loại cây như lúa, ngô, khoai lang...

Vân Đồn có tổng số 28 hồ đập nhỏ chứa nước, trong đó có một số đập khá lớn nằm ở các xã như sau:

- Hồ đập Khe Mai thuộc xã Đoàn Kết có diện tích 31,0 ha. - Đập Khe Bòng thuộc xã Bình Dân có diện tích 5,2 ha. - Đập Voòng Tre thuộc xã Đài Xuyên có diện tích 12,0 ha.

Hệ thống sông suối ở Vân Đồn thường nhỏ, ngắn, dốc. Chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển.

Vân Đồn có một con sông lớn là sông Voi Lớn có chiều dài 18 km. Hệ thống hồ đập, sông suối ở Vân Đồn thường thiếu nước về mùa khô cho nên gây ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.2. Hiện trạng tài nguyên

Theo kiểm kê đất ngày 01/01/2011 với tài nguyên đất của huyện Vân Đồn có tổng diện tích 55.320,23 ha, hiện đã được khai thác đưa vào sử dụng trên 41.023,56

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 109)