Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 109)

1. Tính cấp thiết của đề tài

3.2.3.Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

3.2.3.1. Các vùng sản xuất nông nghiệp

Đất nông nghiệp của toàn huyện có 41874,30 ha, chiếm 75,69% diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất 40160,53 ha, chiếm 95,9%; đất sản xuất nông nghiệp là 1024,17ha, chiếm 2,4%; đất nuôi trồng thuỷ sản là 686.60 ha, chiếm 1,6%; đất nông nghiệp khác 3,0 ha, chiếm 0,1% trên tổng diện tích đất nông nghiệp.

Đất đai của Vân Đồn thích hợp với nhiều loại cây trồng, với nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau. Tuy nhiên địa hình bậc thang, cao thấp xen kẽ cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nên việc bố trí cây trồng được quan tâm một

cách nghiêm túc để phù hợp với chất đất nhất định, địa hình thích hợp. Dựa vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện có thể phân thành 3 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp:

- Vùng I, rẻo cao có địa hình vàn cao, vàn: Chủ yếu là đồi núi có độ dốc từ 15 - 250. Gồm 04 xã: Vạn Yên, Đài Xuyên, Bình Dân và Đoàn Kết. Đất vùng này rất thích hợp để trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lạc, khoai lang. Để đảm bảo tính khác quan, khái quát và đại diện được cho vùng nghiên cứu chúng tôi chọn xã Bình Dânlàm điểm nghiên cứu.

- Vùng II, đảo : Chủ yếu là đất đồi núi có độ dốc từ 8 - 150 và trên 250. Gồm 6 xã: Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi.Diện tích đất vùng này ngoài sản xuất lương thực, cây rau màu, cây trồng chủ yếu của vùng là các loại cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Để đảm bảo tính khái quát, khách quan đại diện được cho vùng nghiên cứu chúng tôi chọn xã Bản Sen làm điểm nghiên cứu.

- Vùng III, núi thấp, úng trũng: Đất có địa hình tương đối bằng phẳng, xen các khu vực úng trũng. Gồm 03 xã, thị trấn: Đông Xá, TT. Cái Rồng, Hạ Long, Quan Lạn, Minh Châu. Đây là vùng sản xuất lương thực, là tiểu vùng này rất thích hợp cho nuôi trồng thủy sản. Để đảm bảo tính khái quát, khách quan đại diện được cho vùng nghiên cứu chúng tôi chọn xã Đông Xá làm điểm nghiên cứu.

3.2.3.2. Hệ thống cây trồng chính của huyện

Hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện khá đa dạng với nhiều các nhóm cây: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây rau màu, cây ăn quả... Trên địa bàn huyện có một số cây trồng chủ lực như: lúa, ngô, khoai lang, cây rau màu, nhãn, vải, na, dứa, hồng…chi tiết đã được thể hiện bảng 3.5.

Bảng 3.5. Biến động diện tích cây trồng chính từ năm 2006 - 2010

Đơn vị tính: ha. Danh mục 2006 2007 2008 2009 2010 So sánh 2006-2010 1. Lúa 526,5 511,6 501,3 514,6 515,6 -10,9 2. Ngô 115,2 102,4 110,6 111,5 112,8 -2,4 3. Khoai lang 120,1 109,5 108,2 109,3 110,6 -9,5

4. Rau các loại 449,6 456,3 450,1 452,3 456,8 +7,2

5. Đậu các loại 306,4 238,5 264,5 250,0 207,9 -98,5

6. Đỗ tương 328,9 263,3 295,0 324,0 225,0 -103,9

7. Nhãn, vải 320,6 333,1 330,5 332,4 333,46 +12,86

8. Na 221,1 220,8 225,4 220,4 221,5 +0,4

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vân Đồn từ năm 2006 - 2010

Trong 5 năm gần đây, diện tích Lúa từ 526,5 ha năm 2006 giảm xuống còn 515,6ha năm 2010 (giảm 1,02% diện tích) do chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa sang trồng mầu và sử dụng mục đích khác như xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Diện tích cây lương thực khác có xu hướng giảm mạnh như Khoai lang còn 110,6 ha, Ngô còn 112,8 ha sang trồng cây rau mầu cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm có xu hướng giảm, năm 2010 diện tích Đỗ tương giảm còn là 225 ha. Diện tích cây hàng năm khác, có xu hướng giảm, đặc biệt là cây thức ăn gia súc (do thức ăn chế biến sẵn), diện tích các cây rau màu các loại lại có xu hướng tăng mạnh từ 449,6 ha năm 2006 tăng thêm 456,8 ha năm 2010. Diện tích cây ăn quả hàng năm tương đối ổn định, chỉ chuyển đổi trong nội bộ diện tích cây ăn quả (nhãn, vải, na), chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác là rất ít.

Như vậy có thể nói khả năng thâm canh của huyện không có biến động lớn, rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, các loại cây trồng khác có xu hướng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng cao.

3.2.3.3. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp vùng nghiên cứu

Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của từng vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế kỹ thuật nhất định. Các loại hình sử dụng đất hiện trạng của huyện được thu thập được trên cở sở nghiên cứu qua các tài liệu tổng hợp của phòng Tài nguyên Môi trường và phòng Nông nghiệp của huyện và kết hợp với kết quả điều tra trực tiếp từ các nông hộ.

Qua số liệu điều tra, cho ta thấy toàn huyện có 5 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 34 kiểu sử dụng đất. Trong đó, LUT chuyên lúa có 2 kiểu sử dụng đất; LUT lúa - màu, có 20 kiểu sử dụng đất; LUT chuyên màu có 8 kiểu sử dụng đất; LUT cây ăn quả có 3 kiểu sử dụng đất; LUT chuyên cá, có 1 kiểu sử dụng đất. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất với các loại hình sử dụng đất chính hiện có của huyện được thể hiện quả bảng 3.6.

Bảng 3.6. Loại hình sử dụng đất chính của huyện Vân Đồn

TT Loại hình sử dụng đất hiệu Diện tích (ha) Kiểu sử dụng đất Tổng diện tích 1.024,1 7

1 Chuyên lúa LUT 1 235,6 1 Lúa xuân

526,5 2 Lúa xuân - Lúa mùa

2 Lúa - màu LUT 2 214,8 3 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 165,7 4 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây

93,7 5 Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đậu 13,0 6 Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc 115,9 7 Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô 314,2 8 Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 214,1 9 Lạc - Lúa mùa - Hành

47,0 10 Khoai lang - Lúa mùa - Dưa chuột 114,2 11 Rau đậu - Lúa mùa - Hành

72,5 12 Đỗ tương - Lúa mùa - Ngô 254,8 13 Lạc - Lúa mùa - Dưa hấu 117,0 14 Su hào - Lúa mùa - Dưa hấu 245,5 15 Su hào - Lúa mùa - Củ đậu

32,5 16 Đỗ tương - Lúa mùa - Lạc

99,0 17 Khoai lang - Lúa mùa - Dưa hấu 53,0 18 Ngô - Lúa mùa - Khoai lang 32,0 19 Lúa xuân - Đỗ tương - Bắp cải 33,0 20 Lúa xuân - Lạc

68,0 21 Lạc - Lúa mùa

3 Chuyên màu LUT 3 88,0 22 Lạc - Đỗ tương - Rau cải 254,8 23 Lạc - Củ đậu - Bắp cải

98,0 24 Su hào - Lạc - Củ đậu 149,0 25 Lạc - Khoai lang - Su hào

53,0 26 Lạc - Khoai lang 116,0 27 Khoai sọ - Bắp cải 357,0 28 Lạc - Ngô

131,0 29 Khoai lang - Lạc 312,0 30 Sắn

4 Cây ăn quả LUT 4 354,0 31 Vải

245,0 32 Hồng 216,0 33 Na

5 Chuyên cá LUT 5 325,4 34 Chuyên cá

Nguồn: Số liệu điều tra

Các loại hình sử dụng đất với các kiểu sử dụng đất của từng vùng được thể hiện trong bảng 3.5, 3.6, 3.7 như sau:

*Vùng 1. Có 5 loại hình sử dụng đất chính với 17 kiểu sử dụng đất; LUT chuyên lúa, có 1 kiểu sử dụng đất; LUT lúa - màu, có 8 kiểu sử dụng đất; LUT chuyên màu, có 4 kiểu sử dụng đất; LUT chuyên cây ăn quả, có 3 kiểu sử dụng đất và LUT chuyên cá, có 1 kiểu sử dụng đất. Bảng 3.7. Loại hình sử dụng đất chính vùng 1 TT Loại hình sử dụng đất hiệu Diện tích (ha) Kiểu sử dụng đất Tổng diện tích 690,7

1. Chuyên Lúa LUT 1 512,2 1. Lúa xuân - Lúa mùa

2. Lúa - màu LUT 2 35,0 2. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang

67,0 3. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây

164,0 4. Lạc - Lúa mùa - Hành

29,0 5. Khoai sọ - Lúa mùa - Bắp cải

38,5 6. Đỗ tương - Lúa mùa - Ngô

33,0 7. Lúa xuân - Lạc

53,0 8. Ngô - Lúa mùa - Khoai lang

68,0 9. Lạc - Lúa mùa

3. Chuyên màu LUT 3 149,0 10

. Lạc - Khoai lang - Su hào

357,0 11 . Lạc - Ngô 131,0 12 . Khoai lang - Lạc 410,0 13 Sắn

. 4. Cây ăn quả LUT 4 356,1

14 . Vải 65,4 15 . Hồng 215,0 16 . Na 5. Chuyên cá LUT 5 192,4 17

. Trôi, trắm, mè, rô phi đơn tính...

Nguồn: Số liệu điều tra

*Vùng 2. Có 5 loại hình sử dụng đất chính với 21 kiểu sử dụng đất; LUT chuyên lúa, có 2 kiểu sử dụng đất; LUT lúa - màu có 13 kiểu sử dụng đất; LUT chuyên màu, có 2 kiểu sử dụng đất; LUT chuyên cây ăn quả, có 3 kiểu sử dụng đất và LUT chuyên cá, có 1 kiểu sử dụng đất. Bảng 3.8. Loại hình sử dụng đất chính vùng 2 TT Loại hình sử dụng đất hiệu Diện tích (ha) Kiểu sử dụng đất Tổng diện tích 6.515,4

1. Chuyên Lúa LUT 1 438,5 1. Lúa xuân

548,4 2. Lúa xuân - Lúa mùa

2. Lúa - màu LUT 2 86,0 3. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang

13,0 4. Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc

47,3 5. Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đậu

70,0 6. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô

224,0 7. Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua

106,0 8. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây

40,0 9. Khoai lang - Lúa mùa - Dưa chuột

204,3 10. Lạc - Lúa mùa - Hành

117,0 11. Su hào - Lúa mùa - Dưa hấu

73,7 12. Rau đậu - Lúa mùa - Hành

32,0 13. Lúa xuân - Đỗ tương - Bắp cải

34,0 14. Đỗ tương - Lúa mùa - Ngô

3. Chuyên màu LUT 3 5,0 16. Khoai sọ - Bắp cải

53,0 17. Su hào - Lạc - Củ đậu

4. Cây ăn quả LUT 4 312,0 18. Vải

89,0 19. Hồng

144,0 20. Na

5. Chuyên cá LUT 5 26,2 21. Chuyên cá

Nguồn: Số liệu điều tra

*Vùng 3. Có 5 loại hình sử dụng đất chính với 22 kiểu sử dụng đất; LUT chuyên lúa có 2 kiểu sử dụng đất; LUT lúa - màu có 11 kiểu sử dụng đất; LUT chuyên màu có 5 kiểu sử dụng đất; LUT chuyên cây ăn quả có 3 kiểu sử dụng đất và LUT chuyên cá, có 1 kiểu sử dụng đất.

Bảng 3.9. Loại hình sử dụng đất chính vùng 3 TT Loại hình sử dụng đất hiệu Diện tích (ha) Kiểu sử dụng đất Tổng diện tích 1.412,2

1. Chuyên Lúa LUT 1 514,1 1. Lúa xuân

614,2 2. Lúa xuân - Lúa mùa

2. Lúa - màu LUT 2 261,0 3. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang

46,4 4. Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đậu

130,5 5. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô

281,0 6. Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua

29,0 7. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây

7,0 8. Khoai lang - Lúa mùa - Dưa chuột

219,5 9. Lạc - Lúa mùa - Hành

40,5 10. Rau đậu - Lúa mùa - Hành

355,0 11. Su hào - Lúa mùa - Củ đậu

32,5 12. Đỗ tương - Lúa mùa - Lạc

99,0 13. Khoai lang - Lúa mùa - Dưa hấu

3. Chuyên màu LUT 3 88,0 14. Lạc - Đỗ tương - Rau cải

338,0 15. Lạc - Củ đậu - Bắp cải

45,0 16. Su hào - Lạc - Củ đậu

82,0 17. Khoai sọ - Bắp cải

53,0 18. Lạc - Khoai lang

4. Cây ăn quả LUT 4 514,2 19. Vải

90,6 20. Hồng

961,0 21. Na

5. Chuyên cá LUT 5 371,6 22. Chuyên cá

Nguồn: Số liệu điều tra

3.2.3.4. Mô tả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính

- Loại hình sử dụng đất chuyên lúa: Loại hình này thường được bố trí ở các vùng đất có địa hình vàn hoặc vùng trũng ở các thung lũng, đảm bảo chế độ tưới tiêu chủ động hoặc bán chủ động. Chủ yếu là trên loại đất phù sa không được bồi, trung tính, có tầng glây, ít chua. Diện tích LUT này phân bố ở hầu hết các xã trong

huyện. Đối với loại hình sử dụng đất này, do các điều kiện về thổ nhưỡng, địa hình, chế độ tưới, tiêu, thành phần cơ giới đất… nên việc bố trí trồng cây vụ đông thường gặp khó khăn. Đây là loại hình sử dụng đất mang tính chất truyền thống của địa phương nó được tồn tại từ rất nhiều năm.

- Loại hình sử dụng đất Lúa - màu:

+ Kiểu sử dụng đất Màu - lúa mùa: Được phân bố trên đất có địa hình vàn, đất có thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu nhờ nước trời. Đây cũng là loại hình sử dụng đất truyền thống với những cây trồng bản địa, tuy năng suất không cao nhưng góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế diện tích đất bỏ hoang.

+ Kiểu sử dụng đất 2 lúa - màu: Thường được bố trí ở các xã có địa hình tương đối bằng phẳng, vàn, thoát nước tốt, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, tưới tiêu chủ động. Loại hình sử dụng đất này được bố trí ở đất phù sa không được bồi, trung tính ít chua. Loại hình này mới xuất hiện ở các xã vùng trung tâm khi được phổ biến và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ. Cây trồng của LUT này như sau:

Vụ lúa xuân, lúa mùa: Cơ cấu giống đã được thay đổi phù hợp với điều kiện, tập quán sản xuất của từng địa phương; bộ giống lúa gọn, chủ yếu là giống mới, giống kỹ thuật có năng suất chất lượng cao, giá trị hàng hóa lớn; thời gian sinh trưởng ngắn như: KD18, DV108, N-46, ĐB5, ĐB 6, BT-E1, TH 3-3, TH3-4, Thục Hưng và các giống lúa lai khác. Lúa xuân, thời vụ gieo trồng tháng 1 - 2, thời gian sinh trưởng từ 105 - 135 ngày; Lúa mùa, thời vụ gieo trồng tháng 6 - 7, thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày;

Vụ đông: bao gồm các cây trồng như ngô, khoai lang, khoai tây, rau đông. Cây ngô là loại cây lương thực có yêu cầu về dinh dưỡng khá cao, mặc dù đã được người dân quan tâm nhưng kỹ thuật chăm bón chưa hợp lý, nên cây ngô vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh, có su hướng ngày càng giảm. Các giống thường được sử dụng như ngô Lai DK 999, LVN10, LVN14, ngô Bioseed, ngô nếp trồng để bán bắp và một số giống ngô địa phương; Khoai lang thường sử dụng giống khoai Hoàng Long, khoai tím. Đối với các cây trồng này người nông dân không sử dụng thuốc trừ

sâu; Các loại cây rau vụ đông thường trồng là cải bắp, rau cải, su hào, bầu bí, dưa hấu, dưa chuột, củ đậu…

- Loại hình sử dụng đất chuyên màu: Được canh tác trên chân đất có độ dốc dưới 150, địa hình vàn cao, thoát nước tốt, phân bố ở các xã phía Bắc và trung tâm của huyện. Cây trồng của LUT này như sau: Lạc xuân, lạc mùa, đỗ tương hè, khoai lang, khoai sọ, sắn, ngô và cây rau các loại, được gieo trồng liên tục quanh năm và thường trồng chủ yếu các loại rau như Su hào, rau cải, bắp cải, rau thơm, hành, tỏi… tùy theo mùa vụ. Ngô thời vụ gieo trồng tháng 5 - 7, thời gian sinh trưởng từ 90 - 120 ngày; Đỗ tương xuân, thời gian sinh trưởng từ 90 - 110 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, mặc dù là loại cây có khả năng cố định đạm, song lượng phân bón cho đậu tương lại thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho cây, năng suất đạt mức trung bình thấp dao động từ 14-15 tạ/ha; Đỗ tương hè, chủ yếu là các giống D9804, DT12, AK06, AK05; Lạc xuân thời gian sinh trưởng từ 100 - 120 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, năng suất bình quân đạt 17 tạ/ha; Lạc mùa, thời gian sinh trưởng từ 100 - 120 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 7 - 8, năng suất bình quân đạt 24-25 tạ/ha; Sắn, thường sử dụng giống sắn KM94, KM60, và một số giống sắn địa phương được trồng chủ yếu trên nhóm đất xám và nhóm đất đỏ, chu kỳ sinh trưởng trong vòng một năm, có khả năng chịu lạnh và khô hạn tốt, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, thu hoạch vào cuối năm, tuy nhiên người dân chưa quan

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 109)