MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ FDI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THU HÚT FDI

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở CHDCND lào (Trang 26 - 31)

1.3.1. Một số lý thuyết về FDI

Trong mấy thập kỷ qua, dòng FDI trên thế giới đã không ngừng tăng lên nhanh chóng, là một trong những vấn đề trung tâm thu hút sự chú ý và tập trung nghiên cứu của các nhà học giả kinh tế. Với các phương pháp tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, các tác giả đã đưa ra nhiều lý thuyết về nguyên nhân hình thành và ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Những lý thuyết này đã ảnh hưởng quan trọng đến việc hoạch định chính sách đầu từ trực tiếp nước ngoài của các nước đầu tư cũng như các nước nhận đầu tư. Có nhiều lý thuyết khác nhau nêu lên những quan điểm, lý luận về di chuyển vốn quốc tế, trong đó các lý thuyết tiêu biểu được kể đến là: Lý thuyết lợi ích cận biên, lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm, lý thuyết về quyền lực thị trường, lý thuyết chiết trung, lý thuyết về phân tán rủi ro, lợi thế so sánh….nhưng chúng ta có thể chia làm 2 nhóm lý thuyết chủ yếu.

1.3.1.1 Các lý thuyết kinh tế vĩ mô

Các lý thuyết này giải thích và dự đoán hiện tượng đầu tư nước ngoài dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh của các yếu tố đầu tư: vốn, lao động, công nghệ giữa các nước, đặc biệt là giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Richard S.EcKaus đã dựa trên mô hình lý thuyết thương mại quốc tế của Heckcher – Ohlin – Sammuelson (HOS) để đưa ra các nhận định về nguyên nhân làm xuất hiện di chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế là do có sự chênh lệch hiệu quả sử dụng vốn giữa các nước.

Cùng với lý thuyết trên, mô hình lý thuyết của Mocdougall – Kemp cũng đã khẳng định nguyên nhân hình thành đầu tư nước ngoài là do có sự chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Thông thường, năng suất cận biên của vốn ở những nước phát triển (nơi dư thừa vốn đầu tư) có năng suát cận biên của vốn thấp hơn năng suất cận biên của vốn ở những nước đang phát triển (nơi thiếu vốn),

do đó xuất hiện của dòng vốn di chuyển từ nơi có năng suất cận biên thấp đến nơi có năng suất cận cao.

K.kojima, trên cơ sở nguyên tắc lợi thế so sánh của mô hình HOS để phát triển lên và cho rằng nguyên nhân hình thành đầu tư nước ngoài là do sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận giữa các nước và sự chênh lệch này bắt nguồn từ sự khác biệt về lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế.

Như vậy, các lý thuyết trên đây đã giải thích sự xuất hiện của đầu tư nước ngoài về thực chất đều dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế.

Song các lý thuyết này cũng chỉ mới giải thích được điều kiện cần để xuất hiện dòng di chuyển vốn đầu tư giữa các nước. Trên thực tế, còn có các nguyên nhân rất quan trọng khác nữa được coi như điều kiện đủ nhưng các lý thuyết này chưa đề cập đến, đó là môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư, một vấn đề mà hiện nay các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

1.3.1.2 Các lý thuyết kinh tế vi mô.

Nhóm lý thuyết này hầu hết đều tìm cách giải thích câu hỏi: Tại sao các công ty lại đầu tư ra nước ngoài? Nguyên nhân hình thành các công ty xuyên quốc gia và tác động của chúng đối với những nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển?

Thứ nhất: Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm

Lý thuyết này được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm, đề cập tới quy luật phát triển của chu kỳ tuổi thọ sản phẩm. Lý thuyết giả định rằng, đầu tiên các nhà sản xuất đạt được lợi thế độc quyền xuất khẩu nhờ việc cho ra đời những sản phẩm mới hoặc cải tiến những sản phẩm đang được dành riêng cho thị trường nước ngoài. Trong giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm mới, giai đoạn thử nghiệm sản xuất được tiến hành tập trung tại chính quốc ngay cả khi chi phí sản xuất ở nước ngoài có thể thấp hơn. Ở giai đoạn này, để thâm nhập thị trường nước ngoài, các công ty có thể thực hiện xuất khẩu sản phẩm. Tuy nhiên, khi sản phẩm đã trở nên chuẩn hóa trong giai đoạn phát triển, các nhà sản xuất sẽ khuyến khích việc thực hiện đầy tư ra nước ngoài nhằm lợi dụng chi phí sản xuất thấp.

Thứ hai: Lý thuyết chiết trung

Lý thuyết này phát biểu rằng, các công ty sẽ thực hiện đầu tư ra nước ngoài khi hội tụ đủ ba lợi thế. Đó là lợi thế về địa điểm, lợi thế về sở hữu và lợi thế về nội hóa. Lợi thế về địa điểm là lợi thế có được do việc hoạt động kinh doanh tại một địa điểm nhất định với những đặc thù riêng, nó có thể găn liền với sự giàu có của nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự sẵn có của nguồn lao động với giá rẻ và lành nghề … Lợi thế về sở hữu là lợi thế có được khi có cơ hội tham gia sở hữu một số tài sản đặc biệt nhất đinh như nhãn hiệu sản phẩm, bản quyền công nghệ hoặc cơ hội quản lý.

Lợi thế nội hóa là lợi thế đạt được do việc nội hóa hoạt động sản xuất thay vì chuyển nó đến một thị trường kém hiệu quả hơn.

Thứ ba: Lý thuyết về quyền lực thị trường

Theo thuyết này, đầu tư quốc tế được thực hiện do những hành vi đặc biệt của các công ty độc quyền nhóm trên phạm vi quốc tế, trong đó bao gồm: phản ứng của công ty độc quyền nhóm, hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và sự liên kết đầu tư quốc tế theo chiều dọc. Tất cả các hành vi này nhằm hạn chế cạnh tranh, mở rộng thị trường và ngăn cản không cho đối thủ khác thâm nhập vào ngành và thị trường của các công ty độc quyền nhóm. Đầu tư theo chiều dọc tồn tại khi các công ty đầu tư ra nước ngoài để sản xuất sản phẩm trung gian và xuất khẩu ngược lại để sử dụng làm đầu vào sản xuất của nước chủ nhà.

Lý thuyết này giải thích hành vi đầu tư với một số lý do sau:

+ Do nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng khan hiếm, trong khi nước sở tại không đủ khả năng thăm dò và khai thác. Các công ty đầu tư tận dụng lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khai thác nguyên liệu ở nước sở tại. Điều này cũng giải thích tại sao đầu tư theo chiều dọc thường được thực hiện ở các nước đang phát triển.

+ Thông qua đầu tư quốc tế theo chiều dọc các công ty độc quyền thiết lập nên các hàng rào ngăn cản không cho các công ty khác tiếp cận tới nguồn nguyên liệu họ đang khai thác

+ Đầu tư quốc tế theo chiều dọc còn có thể tạo ra lợi thế về chi phí thông qua việc cải tiến kỹ thuật bằng cách phối hợp sản xuất và chuyển giao sản phẩm giữa

các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. Đây là lợi thế lớn hơn hẳn lợi thế có được từ việc phối hợp giữa các nhà sản xuất độc lập thông qua việc định giá.

Tương tự như nhóm các lý thuyết kinh tế vi mô, nhóm lý thuyết này cũng mới chỉ giải thích nguyên nhân hình thành FDI từ phía chiến lược phát triển của các công ty đa xuyên quốc gia qua việc phân tích về một số lợi thế độc quyền về công nghệ, hàng hóa … trong khi thực hiện còn phải tính đến các nguyên nhân quan trọng khác về môi trường đầu tư của nước chủ nhà, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thương mại, dịch vụ trong bối cảnh oàn cầu hóa, những thay đổi trong chính sách phát triển của các nước.

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút FDI

Khi xem xét nguồn gốc, bản chất của FDI, chúng ta cần xem xét đến những nhân tố có tính hiện thực quyết định xu hướng vận động và phát triển của dòng vốn FDI trên thế giớí: Đó là những thay đổi trong chính sách phát triển, đa phương hoá và hội nhập của các nước, sự phát triển của khoa học công nghệ, thương mại, các dịch vụ toàn cầu …. Và đặc biệt là môi trường đầu tư của nước tiếp nhận. Môi trường đầu tư ảnh hưỏng trực tiếp đến quá trình thu hút cũng như hiệu quả của việc thực hiện nguồn vốn FDI. Môi trường đầu tư bao gồm: môi trường pháp lý, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số, trình độ phát triển của nền kinh tế … Các yếu tố này rất khác nhau giữa các nước do dòng vốn FDI đổ vào các nước cũng khác nhau.

Bên cạnh các yếu tố môi trường đầu tư, có một số yếu tố cũng không kém phần quan trọng dối với hoạt dộng thu hút FDI đó là hoạt động xúc tiến đầu tư.

1.3.2.1 Sự ổn định kinh tế - xã hội

Yếu tố tiên quyết được các nhà đầu tư xét đến khi quyết định hành vi đầu tư là sự ổn định về chính trị - xã hội. Tình hình chính trị của một quốc gia không ổn định sẽ không khuyến khích các chủ đầu tư vì khó đảm bảo được an toàn vốn và thực hiện được những cam kết giữa nước nhận đầu tư và nước đầu tư. Ngoài ra, sự không ổn định về chính trị còn có thể dẫn tới sự bất ổn về kinh tế xã hội càng làm tăng tính rủi ro của môi trường đầu tư vì mục đích của nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận. Thực tế

cho thấy, trong suốt thế kỷ XX ở các nước có tình hình chính trị ổn định như các nước phát triển và các nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan ….

thu hút ngày càng nhiều vốn FDI, trong khi ở các nước Châu Phi luôn xảy ra các cuộc nội chiến tranh giành quyền lực giữa các phe phái thì vốn FDI vào những nước này rất ít.

1.3.2.2 Môi trường pháp lý của nước nhận đầu tư.

Đây là yếu tố tiếp theo tác động trực tiếp đến quá trình thu hút FDI. Môi trường pháp lý đảm bảo về mặt pháp lý đối với quyền sở hữu tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, công tác tổ chức quản lý FDI, những quy định pháp lý về FDI, những chính sách về kinh tế.

Những yếu tố này tạo nên mức độ hấp dẫn hoặc cản trở của môi trường đầu tư.

Những quy định của Pháp luật về việc phân chia lợi nhuận và quyền chuyển lợi nhuận về nước. Về nguyên tắc quy tắc này tạo ra sự ưu đãi về lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài được hưởng và môi trường thuận lợi cho sự vận động của lợi nhuận đó. Ngoài ra còn khuyến khích việc đầu tư lợi nhuận tại chỗ do nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy yên tâm, có lợi trong một môi trường đầu tư hấp dẫn.

1.3.2.3 Trình độ phát triển của nền kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn. Nó xác định triển vọng huy động vốn đồng thời cũng đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn này. Trình độ phát triển của một nền kinh tế liên quan đến một số các yếu tố cơ bản về ổn định kinh tế vi mô như tài chính, tiền tệ … kết cấu của thị trường, cơ sở hạ tầng, mức độ mở cửa của nền kinh tế, chất lượng lao động, sức mua của dân chúng .. và cuối cùng là các thủ tục quản lý hành chính. Bên cạnh đó việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế đất nước cũng như chiến lược đầu tư cũng đóng vai trò trong quá trình thu hút FDI và guíp FDI hoạt động có hiệu quả hơn.

1.3.2.4 Vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên và dân số

Đây cũng là các yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm. Khi hoạt động đầu tư không còn mang tính một chiều như trước nữa, nguồn vốn này không chỉ chảy từ nước phát triển sang nước kém phát triển mà trở thành hoạt động mang tính đa chiều, bất cứ một nhà đầu tư nào có được lợi thế so sánh là có thể tiến hành đầu tư.

Vì vậy nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn lao động rẻ lại dồi dào hay vị trí địa lý thuận lợi là lợi thế quan trọng của một số nước phát triển. Còn công nghệ cao của các nước phát triển lại thúc đẩy các nước có nhu cầu khai thác về công nghệ cao đó đầu tư.

Ngoài ra sự vận động và phát triển của dòng vốn FDI còn phụ thuộc rất nhiều vào những thay đổi của môi trường đầu tư quốc tế. Xu thế đối ngoại và hợp tác ngày càng gia tăng trên thế giới, quá trình khu vực hóa, tòan cầu hóa diễn ra nhanh chóng cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã khiến cho luồn vốn FDI phát triển mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu.

1.4. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA FDI TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở CHDCND lào (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w