2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI NƯỚC CHDCND LÀO
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Nước CHDCND Lào được thành lập ngày 02/12/1975, là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, ở giữa Bán Đảo Đông Dương, không tiếp giáp với biển, có biên giới chung với 5 nước láng giềng, phía Bắc giáp với Trung Quốc có đường biên giới dài 505 Km, phía Nam giáp với Campuchia có đường biên giới dài 435 Km, phía Đông giáp với Việt Nam có đường biên giới dài 2069 Km, phía Tây Nam giáp với Thái Lan có đường biên giới dài 1835 Km và phía Tây Bắc giáp với Myanma có đường biên giới dài 236 Km.
Lào có tổng diện tích 236,800 Km2, có chiều dài từ Bắc đến Nam là 1,799 Km và chiều rộng từ 100-400 Km. Do những nét địa hình trên đây, có thể phân nước Lào thành ba vùng lớn: Vùng miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Miền Bắc nói chung là một vùng đồi núi trùng điệp, bình độ tương đối cao, địa hình hiểm trở và chia cắt, có nhiều thung lũng. Vùng này đi lại rất khó khăn. Miền Trung và miền Nam tương đối thấp hơn, ít núi hơn, có đồng bằng và thung lũng rộng hơn, giao lưu, giao dịch thuận lợi hơn.
Đường giao thông và hệ thống cửa khẩu quốc tế đã và đang phát triển nối nước Lào với các trung tâm kinh tế của các nước và các cảng biển của Việt Nam, Thái Lan, tạo điều kiện để Lào giao lưu kinh tế quốc tế. Cự ly vận tải từ Thái Lan qua Lào sang Việt Nam là ngắn, rất thuận lợi cho việc vận tải hàng quá cảnh và hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực.
Về khí hậu, nước Lào nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu, do vậy khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm là chủ yếu. Mặt khác, do
lãnh thổ Lào kéo dài theo hướng kinh tuyến, có địa hình đa dạng và lại nằm sâu trong lục địa nên khí hậu không thuần nhất từ Bắc đến Nam, từ vùng đồng bằng đến vùng cao nguyên miền núi. Tuy nhiên, do khối lượng không khí có độ dày lớn và ảnh hưởng có tính liên tục từ các nước xung quanh, nên Lào trong một năm có hai mựa rừ rệt: mựa mưa và mựa khụ. Mựa mưa bắt đầu từ thỏng 5 đến thỏng 10 với giú mùa Tây Nam nóng ẩm từ Ấn Độ Dương thổi qua địa phận Thái Lan, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông Bắc khô lạnh. Lượng mưa trung bình khoảng 1600 - 1800 mm/năm và nhiệt độ trung bình từ 220C đến 420C.
Lào là một nước có đất đai tương đối rộng và phong phú, khí hậu tương đối ẩm phù hợp với các loại cây công nghiệp. Địa hình ở Lào có những nét đặc biệt, núi cao tập trung ở miền Bắc và miền Đông, núi thấp dần khi xuống phía nam, đồng bằng dọc theo sông Mê Kông. Mạng lưới sông suối của Lào khá lớn và phân bố tương đối đồng đều, mang nhiều đặc điểm của sông suối vùng núi, lắm thác, nhiều ghềnh, mặt khác lại là điều kiện thuận lợi quan trọng để xây dựng các công trình thuỷ điện và thuỷ lợi.
Lào có tiềm năng rất lớn về việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp, trồng rừng để làm giấy hoặc để chế biến gỗ và những sản phẩm từ gỗ. Tài nguyên khoáng sản tại Lào đặc biệt phong phú, như các mỏ sắt, than đá, bôxít, đồng, ka li, vàng, chì, kẽm, thạch anh, thạch cao, đá vôi… có quy mô công nghiệp, có một số mỏ quan trọng với quy mô lớn, có thể cho phép phát triển công nghiệp cơ bản như công nghiệp thép, đồng, nhôm, xi măng…
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Sự phát triển kinh tế Lào đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử.
Cần 100 năm dưới sự thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, kinh tế của Lào đã được hình thành và phát triển.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu, Lào đã chọn ưu tiên và tập trung nâng cao trình độ dân trí, phát triển tài nguyên con người. Sự nghiệp giáo dục toàn diện của Lào được chăm lo và phát triển đến tận vùng sâu vùng xa. Nhưng nhìn lại thì văn hoá giáo dục ở Lào còn ở mức thiếu thốn.
Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, Đảng và Chính phủ của Lào chú trọng tập trung tổ chức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ đất nước theo định hướng XHCN. Hơn 30 năm qua, nhất là trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm là thứ IV (1996 - 2000) và kế hoạch 5 năm lần thứ V (2001 - 2005), dù gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhưng Lào cũng đạt được kết quả và thắng lợi to lớn. Sự phát triển kinh tế của Lào đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Gần 2 thế kỷ dưới sự thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhưng kinh tế của Lào đã được hình thành và phát triển.
Thời kỳ 1981 – 1985, Chính phủ Lào đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ I, tiếp tục triển khai đường lối phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 5.5 %/năm, nhưng gặp nhiều vấn đề thách thức chủ yếu do sự thay đổi bối cảnh thế giới và khu vực.
Dựa vào nội dung đường lối đổi mới, Đảng và Chính phủ Lào đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ II (1986 - 1990) nhằm phát triển kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc thực hiện kế hoạch 5 năm đã được đồng bộ với việc cải cách nhiều vấn đề như xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cơ chế quan liêu bao cấp tiến tới cải cách về giá, áp dụng nhiều thành phần kinh tế để phát triển, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mở rộng hợp tác quốc tế để thu hút đầu tư trực tiếp và tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ II (1986 - 1990) là sự triển khai thực hiện nghị quyết của hội nghị Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào lần thứ IV, nhằm mục đích chủ yếu để xây dựng cơ cấu kinh tế bao gồm nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, cải thiện và xây dựng luật pháp để quản lý kinh tế - xã hội theo cơ chế mới, mở rộng hợp tác quốc tế. Thời kỳ này là thời kỳ đầu tiên của việc cải cách kinh tế mới, việc xây dựng và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào trung bình đạt 4.4%. Tỷ lệ lạm phát giảm từ 30.3% năm 1985 xuống còn 11.5% năm 1987, nhưng sau đó tăng lên đến 75% trong năm 1989 trước khi giảm xuống ở mức 19.6% năm 1990.
Kế hoạch 5 năm lần thứ III (1991-1995) đã được đề ra để tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện, đặc biệt là chuyển từ nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Đáng chú ý là kế hoạch đầu tư của Nhà nước đã được hoạch định và thực hiện để phát triển cơ sở hạ tầng, để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ xã hội. Những năm 1990, kinh tế của Lào tăng trưởng ở mức 6.4%/ năm.
Sau hội nghị của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VI và lần thứ VII về tiếp tục triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển tới năm 2020, kế hoạch 5 năm lần thứ V (2001 - 2005) được đề ra với mục đích tiếp tục thực hiện 8 kế hoạch ưu tiên của Chính phủ, phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước.
Sau đây là 8 kế hoạch ưu tiên của Chính phủ Lào đã đề ra triển khai thực hiện trong giai đoạn 8 năm (1993 - 2000):
1. Sản xuất lương thực thực phẩm 2. Khuyến khích sản xuất hàng hoá
3. Cấm chặt phá rừng làm nương và phát triển thâm canh 4. Phát triển vùng sâu vùng xa
5. Xây dựng cơ sở hạ tầng 6. Phát triển ngành dịch vụ 7. Phát triển nguồn nhân lực
8. Khuyến khích việc hợp tác quốc tế
Hơn 28 năm qua, nhất là trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ IV (1996 - 2000), dù gặp nhiều khó khăn nhưng Lào cũng đạt được kết quả và thắng lợi to lớn, nền kinh tế quốc dân tiếp tục được mở rộng và phát triển liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng tăng lên được thể hiện thông qua các giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm từ năm 1981 đến năm 2009, cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào (1981 - 2009)