Một số hạn chế

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở CHDCND lào (Trang 79 - 84)

- Hình thức FDI còn chưa đa dạng

Hình thức FDI ở Lào đã được cải thiện và điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như sự hợp lý với điều kiện đất nước trong từng thời kỳ. Lào có luật đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đã ban hành 19/04/1988 và được xác định ba hình thức đầu tư nước ngoài. Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Năm 1994, luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi và bổ sung thêm để cải thiện nó đáp ứng nhu cầu thuận tiện hơn, nhưng việc sửa đổi lần này xoá bỏ hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ giữ lại hai hình thức doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân là vì điều kiện làm kinh doanh về hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Lào lúc đó không phù hợp.

Năm 2004, luật đầu tư nước ngoài của Lào đã được sửa đổi bổ sung thêm.

Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh lại được đưa vào luật mới. Cho đến nay, Lào có ba hình thức FDI như đã nói ở trên. Tuy nhiên, hình thức FDI của Lào còn chưa đa dạng như các nước khác. Chẳng hạn, theo luật đầu tư năm (2005) của Việt Nam được xác định 6 hình thức đầu tư cơ bản và các hình thức khác.

Thời gian đầu mở cửa cho đầu tư, các hình thức được cấp phép phần lớn là công ty trách nhiệm hữu hạn. Sau đó từ năm 1994 đến nay hoạt động của FDI được mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau như: kiểm toán, kế toán, pháp lý, ngân hàng, bảo hiểm... thì hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc ít thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn có nhiều thành viên và cho phép chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty của Việt Nam sang đầu tư ở Lào. So với hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có lợi thế hơn trong việc huy động nguồn vốn rộng rãi bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng và giảm rủi ro do không tập trung vốn ngay từ đầu vào doanh nghiệp.

Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn Lào đa dạng hơn nữa các hình thức đầu tư. Họ cho rằng, các hình thức đầu tư hiện nay của Lào còn chưa phong phú, chưa đa dạng, chưa thực sự tạo thêm cơ hội đầu tư mới cho nhà đầu tư, nếu muốn chuyển đổi hình thức đầu tư hoặc đầu tư mới. Chẳng hạn, hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A). Do vậy, thu hút FDI từ TNCs của Lào trong những năm qua còn hạn chế, chỉ thu hút các công ty nhỏ.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển ngày càng sâu rộng, tốc độ tự do hoá thương mại ngày càng tăng thì hoạt động của các TNCs cũng được mở rộng hơn bao giờ hết. Các nước có những chính sách ưu tiên hợp lý

nhằm thu hút đầu tư của các TNCs sẽ có được nguồn vốn dồi dào, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý kinh tế tiên tiến, phát triển những ngành nghề kinh tế mới phù hợp với nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong thời kỳ 1996-2000 lượng vốn FDI vào các nước đang phát triển là 995,1 tỷ USD thì đến thời kỳ 2001-2005, lượng vốn này tăng lên là 1,046 tỷ USD, trong đó có lượng vốn của TNCs (trung bình khoảng 60% tổng số vốn đầu tư hàng năm của các TNCs).

Trong một thập kỷ, phần lớn tổng vốn đầu tư là qua hình thức M&A nhiều hơn đầu tư mới (GI). Đến năm 2006 vốn đầu tư từ hình thức M&A tăng lên đến 880 tỷ USD.

Đầu tư theo M&A tiếp tục tăng trên thế giới, năm 2007 giá trị tổng chuyển vốn là 1,637 tỷ USD bằng 21% cao hơn tổng vốn năm 2000.

Theo kinh nghiệm Trung Quốc, hình thức M&A cũng được đẩy mạnh đặc biệt từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Năm 2002, Trung Quốc trở thành quốc gia có hoạt động M&A sôi động trên thị trường Châu Á, các công ty nước ngoài đã đầu tư khoảng 14 tỷ USD vào Trung Quốc tăng 180% so với mức đầu tư 4.9 tỷ USD trong năm 2001.

Trong thời gian tới, để hấp dẫn các nhà đầu tư từ các TNCs, Lào cần mở rộng các hình thức FDI mới cho phù hợp với bối cảnh thương mại và đầu tư quốc tế.

- Quy hoạch cũn chưa rừ ràng

Quy hoạch, danh mục khuyến khớch đầu tư chưa thực sự rừ ràng, cũn nhiều bất cập. Do quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ chưa hình thành, hoặc chưa dự báo chuẩn xác, chưa lường hết diễn biến phức tạp của thị trường... nên việc thu hút FDI còn chưa theo quy hoạch. Hơn nữa, việc thu hút đầu tư nước ngoài trong một số quy hoạch hoặc không được khuyến khích hoặc bị coi nhẹ. Ngoài ra, còn một số ngành, lĩnh vực chưa có quy hoạch, nên khó khăn cho thu hút FDI như mạng lưới giao thông, viễn thông cũng như cơ sở hạ tầng để thu hút và đáp ứng FDI, chưa ban hành tiêu chuẩn điều kiện cấp phép như dự án khai thác khoáng sản gặp rất nhiều khó khăn do quy hoạch khụng rừ ràng và thường thay đổi, thủ tục cấp phộp khảo sỏt thăm dò, tiến hành khai thác còn phức tạp.

Do cũn thiếu quy hoạch về thu hỳt FDI nờn định hướng thu hỳt chưa rừ ràng và cụ thể, chưa xác định những mục tiêu gọi vốn trọng tâm cho phù hợp với từng thời kỳ. Việc cấp phép đầu tư những năm gần đây còn chạy theo số lượng mà không đạt hiệu quả cao.

Tại Lào hiện nay, đối với các dự án khuyến khích đầu tư, danh mục các địa bàn khuyến khích đầu tư chưa hoàn chỉnh và không thích hợp với nhu cầu, điều kiện kinh tế và tiềm năng của nhiều địa bàn ở Lào. Hơn nữa, các tiêu chí xác định một số dự ỏn cho khuyến khớch đầu tư chưa cú tớnh rừ ràng và thiếu hướng dẫn cụ thể. Sự khụng rừ ràng này làm cho cỏc cơ quan cú thẩm quyền đưa ra cỏc quyết định thiếu chính xác đối với dự án đầu tư.

Ngoài ra, chính sách bảo hộ do Chính phủ đang áp dụng đã chỉ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong các lĩnh vực được bảo hộ với mục đích để hướng các lợi ích từ chính sách bảo hộ đó chứ chưa thực sự khuyến khích họ đầu tư vào các ngành hoặc dự án mà Lào có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh. Hiện nay, đã xuất hiện những bất hợp lý về cơ cấu đầu tư của FDI dù đã có quy hoạch và chính sách ưu đãi nhất định, nhưng vốn FDI vào lĩnh vực có ưu đãi còn nhỏ, do việc xác định ưu đãi không phù hợp với điều kiện thực tế. Ngược lại, các địa bàn và ngành khác mà không có ưu đãi khuyến khích đầu tư lại có nhiều vốn đầu tư đổ vào.

Những bất hợp lý nêu trên làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia không đạt hiệu quả tối ưu, không tận dụng hết năng lực lợi thế của mỗi ngành, tiềm năng của mỗi địa phương. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước Lào cũng như người hoạch định và người quản lý phải nghiên cứu rất kỹ để có định hướng trong việc quy hoạch, lập danh mục dự án khuyến khích FDI vào các địa phương, các ngành sao cho phù hợp với tiềm năng, điều kiện kinh tế của nó và xu hướng quốc tế về việc thu hút FDI.

- Công tác quản lý và xúc tiến các dự án đầu tư nước ngoài tại Lào còn yếu kém.

Trong thời gian qua, sự trao đổi thông tin, phối hợp giữa các Bộ ngành từ trung ương đến địa phương nhằm hướng dẫn cung cấp thông tin, thoả thuận cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa tốt, đặc biệt là

trong công tác quản lý sau cấp phép.

Công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Lào mặc dù đã có nhiều chuyển biến tốt như tiến hành các chương trình kêu gọi xúc tiến đầu tư tại nước ngoài, song chưa được tổ chức thường xuyên và khâu tổ chức thực hiện chưa thực sự đem lại hiệu quả, do thiếu kinh nghiệm cũng như kinh phí trong việc thiết lập các chương trình xúc tiến. Ngoài ra, những thông tin đưa ra để nhà đầu tư tham khảo về tình hình hoạt động của các dự án đầu tư còn thiếu đầy đủ. Số liệu có thể do rất nhiều các cơ quan tổng hợp cho nên có sự khác biệt. Nhà đầu tư cần số liệu đung và các thông tin chi tiết hơn về các lĩnh vực ngành nghề trước khi họ quyết định đầu tư.

- Năng lực của một số nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế

Do năng lực kinh doanh của một số nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế, nhiều dự án FDI đã triển khai bị lỗ kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút FDI ở Lào.

Một số nhà đầu tư nước ngoài những năm đầu vào Lào xin cấp giấy phép đầu tư với mục đích làm dịch vụ bán giấy phép để kiếm lời. Các nhà đầu tư nước ngoài với mục đích trên, tìm đối tác Lào để ký kết hợp đồng, sau khi được giấy phép đầu tư thì họ chào bán lại cho các hãng khác có nhu cầu. Quá trình chuẩn bị dự án chưa được quan tâm và thực hiện đúng mức, nhà đầu tư nước ngoài chưa chú ý tuân thủ theo những quy định của Nhà nước Lào, nên chất lượng của một số dự án kém hiệu quả.

Một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng kẽ hở của cơ chế, chính sách và luật pháp Lào để làm ăn bất chính, lợi dụng sự yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ của người Lào trong các liên doanh mà bên nước ngoài chiếm ưu thế. Phần lớn việc mua thiết bị, dàn xếp các hợp đồng, điều kiện vay vốn, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm... đều do bên nước ngoài đảm nhiệm, nên một số dự án, hình thức là liên doanh nhưng thực chất phía Lào chỉ làm gia công cho phía nước ngoài, không nắm được hiệu quả thực sự của dự án. Họ đã dùng nhiều thủ đoạn để vô hiệu hoá cán bộ Lào, đưa liên doanh vào tình trạng thua lỗ thời gian ban đầu, nhằm mục đích được miễn hoặc giảm thuế.

Trong thời gian qua, bên cạnh những dự án FDI đã triển khai kinh doanh thành công thì không ít dự án FDI đã triển khai bị lỗ kéo dài. Điều đó chứng tỏ, khả

năng kinh doanh của nhà đầu tư cũng là một lý do làm ảnh hưởng đến hiệu quả dự án FDI đã triển khai. Đây cũng chính là một nguyên nhân làm giảm tính thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài mới vào Lào.

Các nhà đầu tư góp vốn bằng máy móc, thiết bị, vật tư với giá kê khai cao hơn giá thực tế, có khi là thiết bị lạc hậu trình độ công nghệ thấp. Một số nhà đầu tư nước ngoài không đủ nguồn lực tài chính hoặc không có điều kiện để vay vốn nên không thực hiện được cam kết góp vốn làm cho nhiều dự án bị rút giấy phép hoặc hoạt động không có hiệu quả.

Mặc dù những thành công có được do hoạt động FDI mang lại là to lớn và đáng khích lệ, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Lào, nhưng cũng cần phải nhìn nhận những mặt tồn tại, hạn chế có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả thu hút FDI và nguyên nhân của nó. Từ đó, tìm ra đối sách ngăn chặn, nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI ở Lào, góp phần làm lành mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế của Lào nói chung và việc thu hút FDI nói riêng.

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở CHDCND lào (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w