Tỷ trọng dự án (%)

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở CHDCND lào (Trang 64 - 67)

Tỷ trọng dự án (%)

Miền Bắc 3,611 29 229 15

Miền Trung 4,879 39 1,219 78

Miền Nam 3,906 32 109 7

Tổng 12,415 100 1,557 100

Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào

Vùng kinh tế miền Trung

Với ưu thế vượt trội về cơ sở hạ tầng, về sự thuận lợi cho giao thông đường

bộ, hàng không và năng động trong kinh doanh, với các cơ sở kinh tế quan trọng.

Vùng kinh tế miền Trung là vùng thu hút được nhiều vốn FDI lớn nhất trong cả nước, đứng đầu là thủ đô Viêng Chăn. Tính đến năm 2008, toàn vùng thu hút được 1,219 dự án FDI (riêng thủ đô Viêng Chăn là 1,048 dự án chiếm 67%), chiếm 78%

tổng số dự án FDI của cả nước, vốn đầu tư đạt 4,879 triệu USD (riêng thủ đô Viêng Chăn là 1,830 triệu USD), chiếm đến 39% của tổng số vốn trên cả nước. Trong đó, phần lớn là đầu tư vào xây dựng nhà máy thuỷ điện, giao thông vận tải và thuỷ lợi.

Các ngành dịch vụ như thương mại, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và du lịch… đã có điều kiện để mở rộng, nâng cao chất lượng và mở rộng sự trao đổi hàng hoá dịch vụ với nước khác. Sau thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Bolikhăm xay thu hút được 560 triệu USD, trong đó có một dự án lớn là công trình thuỷ điện Thơn Hin Bún với số vốn là 280 triệu USD của nhà đầu tư Na Uy và Thái Lan, tỉnh Kămmuôn là 200 triệu USD và tỉnh Savânnkhêt đạt được 206 triệu USD.

Các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế miền Trung là công nghiệp để xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp lắp ráp máy móc thiết bị, các hàng hoá xây dựng, công nghiệp hoá chất xây dựng khu công nghiệp mới. Đến nay, vùng miền Trung đã hình thành một số khu công nghiệp ở thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Savanakhêt, Khăm Muộn, Bò Li Khăm Xay… với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ từ khá đến hiện đại, thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Vùng kinh tế miền Nam:

Là vùng thu hút FDI nhiều thứ hai về số vốn cả nước, đứng đầu là tỉnh Chăm pa sắc thu hút được 2,232 triệu USD. Đến nay, toàn vùng thu hút được 109 dự án (chiếm 7% về tổng số dự án cả nước) và tổng vốn đầu tư đạt 3,906 triệu USD (chiếm 32% của tổng vốn cả nước). Nhiều vốn FDI đã sử dụng để phát triển kinh tế vùng miền Nam trong đó phần lớn là đầu tư phát triển ngành nông nghiệp, làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra càng ngày càng tăng. Chẳng hạn như, có nhiều dự án đầu tư sản xuất sản phẩm từ cà phê, hạt tiêu và chăn nuôi, trồng cây cao su…Các ngành công nghiệp khai khoáng, mỏ, đặc biệt tại tỉnh Chăm pa sắc có dự án FDI

đầu tư khai thác mỏ và xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản với tổng vốn đến 2 tỷ USD, các ngành công nghiệp thuỷ điện cũng đã được đầu tư phát triển khá tốt, và các dự án đầu tư phát triển các ngành du lịch và dịch vụ càng ngày tăng lên.

Vùng kinh tế miền Bắc

Miền Bắc là vùng sâu vùng xa, yếu kém về cơ sở hạ tầng, tỷ lệ nghèo còn cao so với toàn quốc. Nhà nước điều tiết ưu tiên đầu tư để phát triển vùng này. Các tỉnh thuộc miền Bắc đã chiếm khoảng 14-17% của tổng vốn để phát triển nguyên liệu ngành nông nghiệp để sản xuất lương thực. Dù vùng kinh tế này vẫn gặp khó khăn, nhưng thu hút được khá nhiều vốn FDI so với vùng kinh tế khác. Cho đến nay, toàn vùng thu hút được 229 dự án FDI với số vốn là 3,611 triệu USD, chiếm 15% về số dự án và 29% về số vốn FDI của cả nước. Đặc biệt là đầu tư tại tỉnh Xay Nhạ Bu ly của công trình nhà máy nhiệt điện Hongsa Lignite với tổng vốn đầu tư là 900 triệu USD và các dự án khác.

Tuy vốn đầu tư còn hạn chế, nhưng các dự án đầu tư vào nông nghiệp như trồng cây cao su, ngành công nghiệp, mỏ xây dựng được mở rộng và phát triển vùng sâu vùng xa này. Công nghiệp sản xuất hàng hoá và thủ công được Nhà nước ủng hộ và có kế hoạch phát triển, làm cho đời sống dân cư ở vùng này cải thiện.

Nếu đầu tư vào vùng này nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi nhiều hơn.

2.2.4. Thực trạng thu hút FDI từ các nước trên thế giới.

Đến nay đã có các nhà đầu tư nước ngoài từ 41 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI ở Lào. Trong đó, gồm có các nhà đầu tư từ Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ...

Nhưng luồng vốn FDI vào Lào chủ yếu là từ các nước Châu Á, trong đó Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN là đối tác chủ yếu. Trong số 10 quốc gia có dòng vốn FDI vào Lào lớn nhất thì có 3 quốc gia Châu Á, xếp theo vốn đầu tư lớn nhất là Thái Lan, tiếp đó là Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản. Riêng 7 quốc gia này đã chiếm 86% tổng vốn đầu tư (xem bảng 2.4). Sau khi khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, dòng đầu tư từ các nước Châu Á vào Lào có giảm đáng kể. Năm 1997, Lào đã thu hút được 749.99 triệu USD, nhưng những năm tiếp theo dòng vốn giảm xuống như năm 1998 còn 109.37 triệu

USD và đến năm 2000 chỉ còn 36.29 triệu USD. Sự giảm xuống này có thể chứng tỏ là do hậu quả của khủng hoảng kinh tế khu vực Châu Á.

Bảng 2.4: Tống kết nguồn FDI vào Lào theo quốc gia STT Tên các nước Số dự án

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở CHDCND lào (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w