Tên nước Thứ tự xếp hàng Số thủ tục Thời gian (ngày) St. Vincent and

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở CHDCND lào (Trang 94 - 97)

The Grenadines 1 11 74

New Zealand 2 7 65

Singapore 5 11 102

Thái Lan 12 11 156

Việt Nam 63 13 194

Lào 111 24 172

Campuchia 144 23 709

Trung Quốc 175 37 336

Nga 177 54 704

Eritrea 178 - -

Nguồn: The Wold Bank, Doing business (2008)

Đội ngũ cán bộ Nhà nước trong lĩnh vực FDI hoặc liên quan đến lĩnh vực này, do trình độ kiến thức chuyên môn yếu, ngoại ngữ kém, ít thông hiểu pháp luật nên không đáp ứng được yêu cầu trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư nước ngoài. Một số cán bộ của Lào cử vào làm trong các liên doanh chưa thấy hết trách nhiệm và chưa phát huy được vai trò đại diện chủ sở hữu Nhà nước trong liên doanh, kém phẩm chất, dễ tạo nên một số cán bộ vì lợi ích cá nhân đã không dám đấu tranh, thậm chí làm không hết trách nhiệm hoặc thuần tuý bảo vệ quyền lợi của đối tác nước ngoài.

Nguyên nhân bên ngoài

Một là, môi trường kinh tế quốc tế có nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút FDI ở Lào. Những năm cuối thập kỷ 90 chủ yếu là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, thị trường khu vực gặp khó khăn lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng FDI vào Lào. FDI vào Lào trong những năm qua chủ yếu từ Nhật Bản, các nước NICs, châu Á và ASEAN. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á làm cho luồng vốn FDI từ các nước này vào Lào bị giảm đi một cách đáng kể. Cuộc khủng hoảng gây nên sự chao đảo trên thị trường chứng khoán, thị

trường tiền tệ, sự rạn nứt của hệ thống ngân hàng và sự đột biến về tỷ giá hối đoái của các quốc gia trong khu vực (đặc biệt là ở Thái Lan từ 1USD = 25 Bath (đồng tiền Thái Lan) lên tới 1 USD = 45 Bath), dẫn tới sự phá sản hàng loạt công ty ở các nước này hoặc làm cho chúng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn về tài chính, buộc phải cắt giảm đầu tư ra nước ngoài và dừng lại hoặc từ bỏ các dự án cấp giấy phép vào Lào, thậm chí rút chi nhánh về nước... Mặt khác, cuộc khủng hoảng làm giảm sức hấp dẫn và cơ hội đầu tư của thị trường khu vực, khiến dòng FDI quốc tế chuyển hướng vào thị trường khác an toàn hơn như Mỹ, EU...

Hơn thế nữa, việc xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đặc biệt ở Mỹ và EU làm ảnh hưởng thu hút FDI không nhỏ cho hoạt động thu hút đầu tư thế giới nói chung và hoạt động thu hút đầu tư trong khu vực nói riêng.

Ngoài ra sự tác động ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI, các cuộc khủng hoảng còn làm giảm giá cả hàng hoá, sức tiêu thụ thị trường khu vực và thế giới chủ yếu tiêu thụ hàng hoá ở Mỹ giảm xuống đáng kể, tình trạng này khiến các công ty phải giảm công suất, thu hẹp sản xuất dẫn đến việc tuyển dụng lao động giảm xuống gây nên thất nghiệp...

Ngân hàng thế giới (WB) dự kiến kinh tế thế giới năm nay tăng trưởng chậm 2.9%, còn năm 2010 kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng 2% và năm 2011 dự kiến là 3.2%. WB cũng dự kiến năm nay GDP của các nước đang phát triển sẽ tăng trưởng 1.2%, nhưng nếu không tính đến Trung Quốc và Ấn Độ thì sự tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển là với dấu âm (-1.6%). Đây là khủng hoảng tài chính tiền tệ nặng trong vòng 70 năm. Còn kinh tế của các nước đang phát triển năm 2010 sẽ tăng trưởng 4.4% nhưng nếu không tính đến Trung Quốc và Ấn Độ thì GDP của các nước này sẽ tăng trưởng 2.5%. Tuy nhiên, ngân hàng thế giới vẫn còn lo lắng về lượng vốn của tư nhân vào các nước đang phát triển năm nay giảm xuống chỉ còn một nửa 363 tỷ USD so với năm 2008 là 707 tỷ USD và năm 2007 đạt kỷ lục là 1,200 tỷ USD.

Hai là, sự cạnh tranh trong thu hút FDI giữa các nước trong khu vực. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới và tiến trình toàn cầu hoá đã làm cho nguồn vốn FDI thế giới ngày càng gia tăng và mở rộng, đồng thời cũng làm cho nhu cầu thu hút

FDI ở tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi ngày càng lớn, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia và khu vực nhằm thu hút nguồn vốn này. Với các nước có điều kiện thuận lợi và sức hấp dẫn cao sẽ thu hút được nhiều FDI. Các nước trong khu vực như. Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, Thái Lan... thực hiện chính sách mở cửa thu hút FDI trước Lào, nay đã có nhiều thay đổi nhanh chóng và thuận lợi hơn Lào về cải thiện môi trường và chính sách thu hút FDI. Nói cách khác, sau khủng hoảng tài chính, hầu như các nước trong khu vực đều thi hành một loạt các chính sách nâng cấp, cải tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn làm cho cuộc cạnh tranh thu hút FDI ngày càng trở nên gay gắt hơn trong nội bộ khu vực. Sự chậm trễ triển khai những đối sách thích ứng với những tình hình trên đã khiến thu hẹp dòng FDI vào Lào.

Hơn thế nữa, hiện nay đang xuất hiện hướng chuyển dịch vốn FDI từ một số nước ASEAN sang Trung Quốc trong những năm gần đây, bởi Trung Quốc đã có nhiều biện pháp tích cực thu hút FDI và đã trở thành nước đứng đầu thế giới về thu hút FDI trong năm 2002. Tính đến cuối năm 2002, Trung Quốc đã tiếp nhận các nhà đầu tư hơn 180 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Trung Quốc. Quan trọng hơn, Trung Quốc đã thu hút được 400 trong tổng số 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới bỏ vốn đầu tư vào những ngành sản xuất quan trọng như sản xuất ô tô, chế tạo máy, điện tử, viễn thông... Bên cạnh một nước, Trung Quốc có nhiều ưu thế nổi bật cả về thị trường với hơn 1,2 tỷ dân có thu nhập đang tăng lên nhanh chóng, có công nghệ tương đối hiện đại và nhiều ngành công nghiệp phụ trợ với nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng cao.

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở CHDCND lào (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w