CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2020
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI Ở CHDCND LÀO TRONG BỐI CẢNH MỚI
3.1.2. Quan điểm thu hút và sử dụng FDI của CHDCND Lào nhằm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, Lào đã xác định cần tăng cường thu hút FDI hơn nữa.
Từ những nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động FDI và việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở Lào trong xu hướng vận động của dòng FDI trên thế giới, cần thống nhất một số quan điểm nhận thức nhằm tăng cường thu hút và nâng hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI trong tiến trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Việc thu hút vốn FDI ở Lào cần phải thống nhất một số quan điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, thống nhất nhận thức cần xem FDI là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế nước Lào, nhất quán, ổn định lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài, nhất là FDI. Coi FDI là một bộ phận hữu cơ quan trọng về vốn và kinh doanh của nền kinh tế đất nước. Cần thống nhất nhận thức về tầm quan trọng, triển vọng và các điều kiện hoạt động của FDI trong đời sống kinh tế xã hội đất nước, khắc phục những lệch lạc, dao động, thiếu nhất quán trong nhận thức, cơ sở pháp lý và chỉ đạo thực tiễn quá trình thu hút FDI cả trước mắt và lâu dài. Trong khi xây dựng và triển khai các kế hoạch, quy hoạch đề án phát triển kinh tế đất nước và địa phương, vĩ mô và vi mô, ngắn, trung và dài hạn cần được soạn lập bao quát cả đối với FDI như một bộ phận cấu thành không thể thiếu được hoặc không thể coi nhẹ.
Thư hai, cần phải tạo dựng một môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý ổn định, lành mạnh và phát triển. Khai thác tối đa lợi thế so sánh nhằm phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ và bền vững. Môi trường đầu tư phải thực sự hấp dẫn và bình đẳng không chỉ giữa các doanh nghiệp có vốn FDI mà cả với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước. Để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cần tổng hợp các nguồn vốn khác nhau như vốn trong nước, vốn nước ngoài, đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp... Cần định hướng, khuyến khích và chủ động tổ chức gắn kết, hợp tác, hỗ trợ kinh tế lẫn nhau giữa các loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế trong toàn bộ kinh tế, trong từng ngành, từng địa phương, từng dự án đầu tư phát triển, cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, chính sách quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI trong tiến trình mở rộng hội kinh tế quốc tế phải hướng vào mục tiêu đưa nước Lào ra khỏi doanh sách nước nghèo, phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và ngày càng hội nhập sâu vào các nền kinh tế thế giới; gắn giữa tăng trưởng kinh tế bền vững với đảm bảo an toàn xã hội và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của FDI.
Thư tư, phải xây dựng được một hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, rừ ràng và cú tớnh khả thi. Cỏc quy định phải cụ thể. Quyền và
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phải rừ ràng. Cỏc thủ tục hành chớnh phải đơn giản, cụng khai theo nguyên tắc "một cửa, một đầu mối".
Thứ năm, coi trọng đồng bộ hoá các giải pháp, tạo thuận lợi và bình đẳng tối đa đồng thời đáp ứng cao nhất các yêu cầu hội nhập đã cam kết, tạo những ưu đãi mọi mặt không thua kém mức cao nhất của các nước trong khu vực về môi trường đầu tư cho FDI. Vì vậy, cần có các giải pháp đồng bộ, thống nhất và đặc biệt là cần đứng từ góc độ nhà đầu tư để xây dựng các ưu đãi, tạo mọi điều kiện bình đẳng và thuận lợi nhất cho hoạt động, định hướng và khuyến khích họ kinh doanh phù hợp với mục tiêu lợi nhuận theo đuổi, phù hợp với khuôn khổ luật pháp và các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và địa phương, ngành. Cần cải thiện môi trường đầu tư và giải quyết các tranh chấp trong hoạt động FDI phù hợp các cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế.
Thư sáu, hình thức FDI cần phải đa dạng hoá, vì mỗi loại hình thức đầu tư đều có mặt mạnh, mặt hạn chế của nó cho nên phải đa dạng các loại hình đầu tư, nhằm đồng thời giải quyết nhiều vấn đề của mục tiêu đầu tư khác nhau. Kết hợp lợi ích giữa các bên hợp tác đầu tư, kết hợp với quy hoạch phát triển của từng ngành, từng địa phương. Phải có cơ cấu hợp lý về quy mô trong thu hút và sử dụng vốn FDI. Đồng thời, dành quan tâm và ưu tiên đặc biệt đối với các nhà đầu tư lớn, dự án lớn, có tiềm năng lớn về tài chính và chuyển giao công nghệ hiện đại. Trong xu thế thời đại sẽ ngày càng có sự đa dạng hoá, đan xen và chuyển hoá lẫn nhau giữa các loại hình FDI và đối tác đầu tư nước ngoài.
Thứ bảy, tập trung mọi lực lượng, mọi thành phần kinh tế, phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân lao động; tranh thủ mọi thời cơ, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh trong nước kết hợp với những thuận lợi của hội nhập quốc tế để tháo gỡ các khó khăn, rào cản, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, mở ra những động lực mới, từ đó giải phóng và phát huy mọi nguồn lực; phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.