Tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút FDI

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở CHDCND lào (Trang 105 - 108)

CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2020

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯềNG THU HÚT FDI VÀO CHDCND LÀO

3.2.1. Tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút FDI

Để tăng cường thu hút FDI thì điều quan trọng là phải hoàn thiện môi trường đầu tư, giúp các nhà đầu tư có điều kiện đầu tư vào Lào, vừa mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư vừa mang lại lợi ích cho quốc gia, muốn vậy cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị, xã hội: Giữ vững ổn định chính trị là giải pháp quan trọng hàng đầu trong tất cả các giải pháp. Để tạo lập môi trường chính trị - xã hội ổn định, cần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong sự nghiệp đổi mới, coi đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Đồng thời mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng và nâng cao hiệu lực của Nhà nước trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội.

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy rằng, khi tình hình chính trị mất ổn định thì làm nhụt chí các nhà đầu tư, họ sẽ không đầu tư hoặc ngừng việc đầu tư của mình.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá biệt, sự mất ổn định chính trị chỉ làm giảm, làm nhụt ý chí, chứ không triệt vốn đầu tư nhưng cũng không đầu tư thêm. Chẳng hạn, trường hợp chính trị mất ổn định của Thái Lan hiện nay đã làm ảnh hưởng xấu đến cả lĩnh vực du lịch và việc thu hút FDI.

- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế và hệ thống pháp luật có liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài: Để cải thiện môi trường pháp luật về đầu tư nước ngoài ở Lào, đòi hỏi phải tạo điều kiện thông thoáng về pháp lý cho hoạt động đầu tư theo cả nghĩa ban hành và luật hoá những quy chế mới, cả dỡ bỏ, sửa đổi những quy chế đã tỏ ra kém hiệu lực hoặc không phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, để tạo được môi trường pháp lý bình đẳng cho hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, cần tiến tới thống nhất trong một bộ luật đầu tư duy nhất chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Tính hấp dẫn của một quốc gia về lĩnh vực thu hút FDI trước hết phải thể hiện ở luật pháp về đầu tư. Đối với một quốc gia, Luật đầu tư nước ngoài là một bằng chứng cụ thể của sự mở cửa và là điều tiết mà tất cả các nhà đầu tư đều quan tâm. Một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, vận hành hữu hiệu là một trong

những yếu tố quyết định, tạo môi trường kinh doanh toàn diện, định hướng và hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài phải thể hiện nội dung cơ bản của các nguyên tắc chủ yếu; tôn trọng độc lập, chủ quyền bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế.

Nguyên tắc của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cần phải đảm bảo quyền lợi bình đẳng, không phân biệt đối xử cho các doanh nghiệp có vốn FDI và các doanh nghiệp trong nước. Trong quá trình xây dựng chính sách, phải lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước, đồng thời căn cứ vào thực tiễn, các bài học kinh nghiệm thành công của các nước đi trước mà đưa ra chính sách. Phải tổ chức tổng kết theo định kỳ về tình hình thu hút FDI vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để một mặt rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, mặt khác phát hiện những bất hợp lý của cơ chế chính sách và hoàn thiện nó.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện các chính sách về tài chính đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo môi trường thông thoáng về tài chớnh, đảm bảo tớnh rừ ràng, đơn giản, ổn định trong chớnh sỏch tài chớnh với cỏc doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài: Phân cấp quản lý Nhà nước đối với FDI cho cấp Bộ, cấp tỉnh, thành phố. Sau khi tạo dựng được môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thông thoáng, hấp dẫn, những vấn đề then chốt có tính quyết định là việc chỉ đạo điều hành tập trung và thống nhất của Chính phủ về quản lý quy hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế. Trong đó, chú trọng phân cấp quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI cho các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời tăng cường sự hướng dẫn và kiểm tra. Có cơ chế xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm luật pháp, chính sách, quy hoạch trong việc thực hiện chủ trương phân cấp quản lý Nhà nước về FDI. Trong thời gian tới, Chính phủ Lào cần giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các tỉnh, địa phương trong quản lý FDI, đồng thời cần có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, giữa các Bộ, ngành và các cơ quan trong quản lý hoạt động đầu tư nước

ngoài; phõn định rừ quyền hạn, trỏch nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh; duy trì thường xuyên việc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Nâng cao chất lượng cán bộ và lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Đội ngũ cán bộ quản lý trong hoạt động FDI cần phải được chuẩn hoá. Vì chính đội ngũ cán bộ này sẽ trực tiếp xử lý, tiếp xúc với các nhà đầu tư và là hình ảnh sống động về môi trường đầu tư. Như vậy, phải chú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức Nhà nước các cấp. Bên cạnh đó, những người này phải thực thi sứ mệnh của mình và trách nhiệm đúng theo pháp luật.

Tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp có vốn FDI theo các chương trình phù hợp nhu cầu và triển vọng sử dụng thực tế. Khuyến khích và có quy định cụ thể đối với các dự án FDI về đào tạo tay nghề, nhất là huấn luyện kỹ thuật, có chính sách yêu cầu các dự án và công ty có kế hoạch đào tạo công nhân và người quản lý, nhất là trong đầu tư trung và dài hạn. Phát triển nguồn nhân lực cần được thực hiện một cách đồng bộ và các chính sách có tính chất liên ngành, nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn FDI.

- Hỗ trợ giúp đỡ sau khi dự án được cấp giấy phép và đã triển khai:

Trong những năm qua, Lào còn thiếu kinh nghiệm trong công tác này và chưa thấy được vai trò của công tác này đối với sự thành công hay thất bại của công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính vì vậy, không chỉ coi trọng việc thẩm định để cấp giấy phép đầu tư mà sau đó không buông lỏng công tác quản lý các dự án sau khi đã cấp giấy phép đầu tư.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án FDI đã triển khai, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Các Bộ, ngành, các cấp và các tỉnh phải tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhất là trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản, đưa doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, các Bộ, ngành và Uỷ ban đầu tư cấp tỉnh, trong phạm vi thẩm quyền, cần có sự động viên khen thưởng các

doanh nghiệp FDI đạt hiệu quả cao để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tốt tiếp tục phát triển và tăng vốn đầu tư, đồng thời cần có biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các nghĩa vụ thuế...

-Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng: Việc xây dựng cơ sở hạ tầng là điều kiện vật chất hàng đầu để các nhà đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quy định để đầu tư và triển khai các dự án đầu tư đã được cấp phép. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng không chỉ là điều kiện cần để tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án và kế hoạch đầu tư của mình, mà đó còn là cơ hội để Lào tăng thu hút vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng.

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở CHDCND lào (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w