CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2020
3.3 NHỮNG KIẾN NGHỊ .1 Kiến nghị với Chính phủ
Đối với những nước có xuất phát điểm thấp như CHDCND Lào, trong quá trình hội nhập, FDI có vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết vấn đề thiếu vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý. Vì vậy, việc mở rộng thu hút FDI đã trở thành mục tiêu cơ bản, lâu dài và là hoạt động không thể thiếu được đối với CHDCND Lào.
Để có thể thu hút được nhiều vốn FDI vào Lào Chính phủ cần thực thi các chính sách hướng vào:
+ Chính phủ chỉ đạo việc cải cách quy chế và những thủ tục trong việc cấp phộp đầu tư cho minh bạch, rừ ràng và nhanh gọn để bớt sự phiền hà cho nhà đầu tư và cũng là để chống hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực này.
+ Quy định rừ quyền hạn của cỏc cấp – cỏc ngành trong việc quyết định cho phép lĩnh vực và ngành nghề đầu tư.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến FDI. Sửa đổi, bổ sung và ban hành đồng bộ các luật có liên quan đến hoạt động đầu tư như Luật ĐTNN, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Bảo hiểm… Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư.
+ Tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát các bộ, ngành, các cấp trong việc tổ chức thực hiện luật, chính sách thu hút đầu tư và chỉ đạo các ngành chức năng thanh
tra giám sát đối với dự án đầu tư đã duyệt để đôn đốc việc tổ chức thực hiện uốn nắn kịp thời những hiện tượng tiêu cực nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội.
+ Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với FDI, đặt trọng tâm quản lý nhà nước vào việc tạo dựng môi trường chính sách đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất.
Nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho việc hình thành đồng bộ các loại thị trường, khuyến khích cạnh tranh, tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Sớm xác định rạch ròi những lĩnh vực cần phải quản lý và những lĩnh vực cần khuyến khích tự do và kinh doanh.
+ Tăng cường Đầu tư trang thiết bị phù hợp cho các trường dạy nghề, công nhân kỹ thuật, phục vụ cho các đơn vị có vốn FDI kể cả nghề quản lý cho cán bộ tham gia quản lý ở các liên doanh có vốn FDI.
+ Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có đầy đủ kỹ năng về chuyên môn, ngoại ngữ phục vụ tốt cho nhu cầu lao động của khu vực ĐTNN.
+ Tiếp tục đổi mới phương thức vận động, xúc tiến đầu tư – nên có văn phòng xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Đồng thời, nên sớm đưa Quỹ xúc tiến đầu tư vào hoạt động để hỗ trợ cho công tác quảng bá, cung cấp thông tin và trợ giúp hoạt động thu hút đầu tư của các địa phương trong nước và ở nước ngoài. Bố trí nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, Ngành, địa phương.
3.3.2 Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+ Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, các cấp địa phương khảo và thống nhất về danh mục vùng, ngành kinh tế cần đầu tư phát triển về ngành ở các vùng trình Chính phủ để công bố cho nhà đầu tư biết.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ liên quan trong việc nghiên cứu soạn thảo các chính sách ưu đãi khuyến khích cho các ngành, các vùng kinh tế cần đầu tư phát triển để đệ trình Chính phủ ban hành.
+ Phối hợp với bộ ngoại giao, đại sứ quán Lào ở các nước quảng cáo tuyên truyền môi trường đầu tư của Lào cho nhà sản xuất kinh doanh các nước hiểu biết để vào đầu tư ở Lào.
+ Phát triển hệ thống số liệu thống kê về hoạt động FDI ở Lào, hệ thống thông tin liên lạc với nước ngoài. Bố trí cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở một số nước tiềm năng và địa bàn trọng điểm. Tăng cường cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở các Bộ, Ngành, địa phương.
+ Cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện các văn bản pháp quy và hướng dẫn thi hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư nhanh chóng nhận được giấy phép đầu tư và thực hiện dự án đầu tư.
3.3.3. Kiến nghị với các Bộ, Ngành có liên quan
+ Các Bộ, ngành có liên quan chủ động và có trách nhiệm cung cấp thông tin số liệu về ngành kinh tế hoặc vùng kinh tế mà mình có tiềm năng, có lợi thế sẽ có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhưng thiếu vốn cho Bộ Kế hoạch và đầu tư và Chính phủ để quảng bá thu hút vốn đầu tư vào.
+ Chủ động và cú trỏch nhiệm quản lý, theo dừi, giỏm sỏt việc thực hiện dự ỏn đầu tư trong lĩnh vực ngành nghề thuộc thẩm quyền mình quản lý, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hiệu quả kinh tế - xã hội.
+ Phối hợp với nhau trong việc quản lý, giám sát theo chức năng của mỗi ngành, mỗi cấp, đảm bảo sự thống nhất về mặt quản lý nhà nước và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội theo mục tiêu chiến lược mà Đảng và nhà nước đã định.
+ Cải tiến các thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động FDI theo hướng tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, mở rộng các dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư, rà soát có hệ thống tất cả các loại giấy phép, các qui định liên quan đến hoạt động FDI, trên cơ sở đó bãi bỏ những loại giấy phép, qui định không cần thiết đối với hoạt động FDI.
+ Các cơ quan ngoại giao, cơ quan thương mại Lào phải có trách nhiệm làm tốt công tác vận động xúc tiến đầu tư vào Lào, bố trí cán bộ làm công tác xúc tiến đầu
tư ở một số địa bàn trọng điểm. Tăng cường cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở các Bộ, Ngành, địa phương.
+ Bố trí nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, Ngành, địa phương.
+ Đồng thời phối hợp với Bộ Lao động và các doanh nghiệp nước ngoài tổ chức tốt việc nâng cao tay nghề cho người lao động.