Bài học kinh nghiệm cho việc thu hút FDI của Lào

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở CHDCND lào (Trang 45 - 48)

Biểu đồ 1.2: Vốn FDI vào các khu vực và các nước trên thế giới Nguồn: UNCTAD (2008)

1.4.2. Kinh nghiệm thu hút FDI tại một số quốc gia trong khu vực

1.4.2.5. Bài học kinh nghiệm cho việc thu hút FDI của Lào

Những nước đi sau sẽ có ít kinh nghiệm, tất nhiên gặp nhiều khó khăn như có nhiều thị trường cạnh tranh thu hút FDI. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước đi trước bao gồm cả kinh nghiệm thành công và kinh nghiệm thất bại sẽ là bài học cho

các nước đi sau. Đó là một trong những nhân tố thuận lợi giúp các nước đi sau có những bước tiến nhanh hơn. Lào là một trong những nước đi sau cũng sẽ gặp cả thuận lợi và khó khăn tương tự. So với các nước trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Lào còn là một lĩnh vực mới mẻ. Vì vậy, với điều kiện hoàn cảnh của Lào, những kinh nghiệm trên có thể vận dụng vào công cuộc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả.

Những nước nêu trên có nhiều điểm tương đồng với Lào về hệ thống chính trị, văn hoá nên nghiên cứu những kinh nghiệm và rút ra những bài học trong việc thu hỳt FDI để vận dụng ở Lào là rất cú ý nghĩa. Những kinh nghiệm cốt lừi rỳt ra được như sau:

Thứ nhất, ổn định kinh tế chính trị là cơ sở để tăng cường FDI. Khi nhà đầu tư quyết định bỏ vốn đầu tư dài hạn, ổn định chính trị và kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu, đặc biệt là với các nước mới chuyển đổi cơ chế nền kinh tế như Lào... Ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng bền vững với tốc độ cao khiến cho nước nhận đầu tư có môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn.

Thứ hai: Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài là chủ trương để xây dựng mặt bằng pháp lý cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI cũng như để phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong quá trình hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư nước ngoài, các nước như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia đã từng bước xoá bỏ một số biệt lệ không cần thiết giữa các quy định của pháp luật về FDI và đầu tư trong nước để hướng đến việc tạo lập một “sân chơi” bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN.

Thứ ba, chú trọng cải tạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc. Đây là điều hết sức quan trọng để các nhà đầu tư quyết định đầu tư vốn của mình vào một quốc gia khác. Cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án. Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam, Thái Lan, Malaysia đã được cải thiện đáng kể, từng bước tạo điều kiện thuận lợi có thể đáp ứng yêu cầu đầu tư trong và ngoài nước.

Thứ tư, nâng cao trình độ chất lượng của nguồn nhân lực cũng là một bài học

kinh nghiệm của Việt Nam và Malaysia. Những nước này là nước có lợi thế lớn về tài nguyên thiên nhiên và lao động lành nghề với giá rẻ.

Thứ năm, tăng cường vai trò điều tiết, quản lý của Nhà nước đối với việc thu hút FDI. Kinh nghiệm của Việt Nam, Thái Lan và Malaysia cho thấy, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc quy hoạch chiến lược tổng thể phát triển đất nước, xác định mục tiêu cho từng thời kỳ, trên cơ sở đó bố trí cơ cấu vốn đầu tư một cách hợp lý, thu hút FDI vào những ngành, những vùng theo mục đích định hướng. Cùng với đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính quốc gia, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.

Thứ sáu, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI gay gắt hiện nay, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia đã có những thay đổi quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện môi trường trong việc thu hút như mở rộng hơn nữa phạm vi đầu tư. Những nước này đã lập danh mục các lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Hơn nữa, sự cải thiện này đã hạn chế được quan liêu, tham nhũng trong việc duyệt cấp giấy phép đầu tư. Chú trọng đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép đầu tư.

Tóm lại, thành công của các nước nói trên về thu hút FDI là việc tạo dựng và giữ gìn một môi trường đầu tư ổn định về kinh tế, chính trị, cơ sở hạ tầng vững chắc thuận lợi với một lực lượng lao động có kỹ năng. Chính vì vậy, dòng FDI từ các nước phát triển ngay càng ổn định vào các nước này.

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở CHDCND lào (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w