Vấn đề an toàn vệ sinh công nghiệp

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất mì ăn liền (Trang 109 - 117)



I. An toàn lao động.

I.1. An toàn cho người lao động.

1. Tất cả các bộ phận truyền động của các thiết bị phải có bộ phận che chắn nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân trong điều kiện sản xuất.

2. Các máy móc thiết bị phải có cơ cấu phòng ngừa để đề phòng sự cố nhằm bảo vệ công nhân và thiết bị. Đồng thời phải bố trí tín hiệu an toàn để báo hiệu tình trạng làm việc của máy.

3. Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ với vật dẫn điện.

Thực hiện nối đất hay nối dây trung tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng tiêu chuẩn.

Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị phải dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc.

Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng các quy tắc an toàn.

Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của các thiết bị cũng như các hệ thống điện.

4. Công nhân vận hành thiết bị phải nắm được kỹ thuật vận hành và an toàn lao động. Người không có trách nhiệm không được vận hành.

Trước khi vận hành máy công nhân phải kiểm tra toàn bộ máy móc, nếu thấy hư hỏng phải báo ngay để kịp thời sửa chữa.

5. Tại mỗi thiết bị cú bảng nội quy vận hành thiết bị, ghi rừ ràng và đặt ở vị trí dể nhìn.

6. Cách bố trí phân xưởng sản xuất và các máy móc thiết bị trong phân xưởng phải theo đúng tiêu chuẩn nhằm đảm bảo an toàn cho người coâng nhaân.

I.2. An toàn đối với thiết bị.

1. Máy trộn bột :

Công nhân vận hành máy trộn bột cần phải vận hành theo đúng trình tự thao tác đã quy định. Khi có sự cố tắt máy thì phải lấy hết bột dính trong máy ra hết rồi mới được cho máy hoạt động trở lại.

Khi sữa rửa hay vệ sinh máy phải ngắt cầu dao chính và treo bảng ‘’Đang sửa chữa, không được đóng điện’’.

Cuối mỗi ca làm việc phải vệ sinh máy trộn bột. Hàng tuần tổng vệ sinh theo quy định. Khi ngừng sản xuất từ mỗi ca trở lên phai vệ sinh toàn bộ máy trộn bột.

2. Máy cán cắt :

Công nhân vận hành máy cán cắt phải nắm vững thao tác vận hành.

Thường xuyên kiểm tra tấm bột và hệ thống máy cán cắt, báo ngay cho người có trách nhiệm khi phát hiện hư hỏng.

Trường hợp mất điện phải tắt máy ngay, lấy miếng bột đang cán ra khỏi máy để tránh khi có điện sẽ sảy ra tình trạng kẹt máy.

Khi đưa tấm bột vào khe hở giữa 2 rulô cán, vị trí tay cầm tấm bột phải xa khe hở ít nhất là 10cm.

Công nhân vận hành máy cán cắt phải giữ đầu tóc gọn gàng, sử dụng quần áo bảo hộ đúng quy định.

Cuối mỗi ca làm việc phải cúp điện và vệ sinh máy. Hàng tuần phải tổng vệ sinh theo quy định. Thiết bị và khu vực xung quanh máy phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh trơn trượt.

3. Phòng hấp :

Công nhân vận hành phòng hấp phải nắm vững thao tác vận hành thường xuyờn theo dừi nhiệt kế và điều khiển van hơi vỏo phũng hấp để giữ nhiệt độ phòng hấp khoảng 1000C.

Thường xuyên vệ sinh phòng hấp, ống thoát và dẫn hơi, cuối mỗi ca sản xuất phải thải nước ngưng cho phòng hấp.

4. Chảo chiên :

Công nhân vận hành chảo chiên phải nắm vững thao tác vận hành và được trang bị dụng cụ an toàn thích hợp.

Thường xuyên kiểm tra thiết bị thuộc công đoạn chiên và báo ngay nếu phát hiện sự cố.

Chảo phải được che chắn kỹ, mực dầu trong chảo luôn đảm bảo ở mức an toàn, tránh hụt mức gây cháy. Khi chảo còn nóng, không được tháo hết dầu ra khỏi chảo. Tránh chạm vào chảo khi chảo đang hoạt động.

Xung quanh khu vực chảo chiên tránh sử dụng những vật dễ gây cháy.

Khi kéo hệ thống dàn chiên lên khỏi mặt chảo phải dùng thanh đỡ vắt ngang giá đỡ đề phòng trượt gây tai nạn nguy hiểm.

Thường xuyên vệ sinh khu vực chảo chiên và vệ sinh chảo theo chu kỳ.

5. Máy đóng gói :

Công nhân vận hành máy đóng gói phải nắm vững nguyên tắc hoạt động của máy.

Thường xuyên kiểm tra các chi tiết máy để đảm bảo máy hoạt động tốt và báo ngay nếu thấy có vấn đề lạ.

Trong lúc máy đóng gói hoạt động, nếu nghe tiếng kêu lạ trong máy phát ra phải dùng máy ngay và báo cho người có trách nhiệm sữa chữa.

II. Veọ sinh coõng ngieọp.

II.1. Quy định về bảo hộ lao động.

1. Quy định về sức khoẻ công nhân :

Người lao động phải khám sức khoẻ trước khi tuyển dụng và được xắp xếp công việc phù hợp. Không nhận những người không có giấy chứng nhận sức khoẻ vào làm việc.

Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho người lao động, kể cả người học nghề và thử việc(6 tháng 1 lần đối với người lao động trực tiếp làm công việc nặng nhọc và mỗi năm 1 lấn đối với người lao động gián tieáp).

Phải có hồ sơ quản lý sức khoẻ cá nhân và bảng theo dỏi tổng hợp theo quy ủũnh.

Người bị bịnh nghề nghiệp hay tai nạn lao động phải được điều trị điều dưỡng và kiểm tra giám định mức độ khả năng suy giảm lao động, có hồ sơ quản lý riêng theo quy định và được bố trí công việc phù hợp với sức khoeû.

Chi phí cho việc cấp cứu tai nạn lao động, khám sừc khoẻ do người sử dụng lao động chi trả.

2. Tổ chức lao động :

Thời gian lao động là 8 giờ/ngày, khi cần làm thêm giờ thì phải có chế độ phụ cấp riêng thích hợp.

Công nhân làm việc ở khu vực lò hơi chảo chiên phải có chế độ bồi dưỡng hợp lý.

Tổ chức nghỉ ngơi giữa giờ nên chia là 2 lần nghỉ mỗi lần 10 – 15 phút vào trước và sau bữa ăn giữa giờ. Tổng thời gian nghỉ phải đạt ít nhất bằng 15% thời gian lao động.

3. Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân :

Nhà máy cung cấp các trang bị bảo hộ lao động cho người công nhân.

Công nhân được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thì bắt buộc phải sử dụng theo đứng quy định trong khi làm việc, không được sử dụng sai mục đích. Người vi phạm sẽ bị sử lý theo quy định.

Người công nhân phải có trách nhiệm giữ gìn, phải bảo quản lý các phương tiện cá nhân được trang bị. Khi phương tiện bảo vệ cá nhân bị mất, hư hỏng không do lỗi của công hân thì nhà máy phải trang bị lại cho công nhân và ngược lại.

Công nhân trực tiếp sản xuất không được sơn móng tay, móng chân, móng tay cắt ngắn không đeo vòng vàng trên tay khi vào sản xuất.

Đối với người không trực tiếp sản xuất thì chỉ được vào phân xưởng khi có sự đồng ý của ban giám đốc và củng phải thực hiện các yêu cầu về bảo hộ lao động đã quy định.

II.2. Quy định về nơi làm việc.

Khu vực sản xuất phải sạch sẽ thoáng mát, không để bụi mạng nhện bám vào, nền nhà phải được cọ rua hàng ngày.

Thiết bị sản xuất phải được lắp đặt theo dúng tiêu chuẩn an toàn và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.

Đường mương, cống rãnh phải thông thoáng nạo vét thường xuyên để khoõng gaõy muứi hoõi thoỏi.

Nghiêm cấm cán bộ công nhân viên mang đồ ăn thức uống và khu vực sản xuất, không được hút thuốc uống bia trong pân xưởng.

II.3. Cấp thoát nước.

Nước cấp cho nhà máy phải bảo đảm tiêu chuẩn dùng cho sản xuất và sinh hoạt.

Nước thải của nhà máy đã qua hệ thống xử lý sau đó mới được thải ra hệ thống cống cho nên bảo đảm được độ an toàn cần thiết cho môi trường. Tuy nhiên, cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước để bảo đảm vệ sinh và có biện pháp kịp thới khi gặp sự cố.

II.4. Thông gió.

Thực hiện biện pháp thông gió bằng cách bố trí quạt hút trên trần nhà.

Các quạt gió ở những khu vực tập trung đông công nhân và những khu vục nóng.

Xây nhiều cửa ra vào trong phân xưởng và luôn mở khi phân xưởng hoạt động, bố trớ nhieàu cuỷa soồ…

II.5. Chiếu sáng.

Sử dụng kết hợp chiếu sáng tự nhên và chiếu sáng nhân tạo để bảo đảm chiếu sáng đầy đủ theo tiêu chuẩn. Thực hiện chiếu sáng cục bộ ở những khu vực caàn thieát.

Trong phân xưởng phải lắp đặt hệ thống chiếu sáng sự cố để đề phòng khi mất điện gây nguy hiểm khi đi lại trong khu vực sản xuất.

III. Phòng chống cháy nổ(PCCN).

Trang bị mỗi phân xưởng bảng nội quy PCCN với các trang thiết bị : bình xịt, các dụng cụ thang, bao bố, ống nước chữa cháy…Nước chữa cháy phải được bôm saün trong boàn.

1. PCCN là nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên, kể cả khách hàng đang liên hệ công tác.

2. Lực lượng PCCN của nhà máy phải thường xuyên được bồi dưỡng, luôn nêu cao cảnh giác mọi khả năng gây cháy sẵn sàng chữa cháy kịp thời và hiệu quả.

Khi thấy cháy xảy ra, người thấy đầu tiên phải hô to cho mọi người biết để cúp điện, nhanh chóng dùng phương tiện chữa cháy, phải đánh kẻng báo động và báo ngay cho lực lượng PCCN chuyên nghiệp.

3. Cấm việc dùng lửa đun nấu, hút thuốc nơi sản xuất, nơi chống lửa.

4. Không được sinh hoạt, để đồ cá nhân và ăn ngủ nơi sản xuất kho thành phaồm.

5. Không để xe và các vật dụng cản trở lối đi lại trong, ngoài phân xưởng 6. Không đưa bao bì, nguyên liệu quá quy định vào nơi sản xuất.

7. Không hàn cắt kim loại gần các chất dễ cháy, khi dầu trong chảo chiên ở nhiệt độ cao hoặc khi chưa che chắn kĩ lưỡng

8. Không được bơm cạn dầu khi chảo chiên còn ở nhiệt độ cao, phải chừa ít nhất ẳ dầu trong chảo. Khụng thả giấy mồi lửa vào dầu.

Thường xuyên kiểm tra để nhanh chóng phát hiện sự rò rỉ của chảo và các đường ống dẫn dầu

9. Phải thường xuyên vệ sinh công nghiệp máy móc thiết bị các đường ống đường mương nơi có dầu tồn đọng.

10. Khi giao nhận ca phải kiểm tra PCCN, quản lý vật dụng phòng chống cháy nổ cẩn thật, để nơi dễ thấy, dễ lấy.

Cấm không được sử dụng các dụng cụ PCCN vào việc khác.

Tắt đèn quạt, máy móc thiết bị trước khi ra về.

11. Ai thực hiện tốt nội quy PCCN sẽ được khen thưởng, ai vi phạm sẽ bị phạt và xử lý nghiêm minh.

KẾT LUẬN



Như đã trình bày ở phần mở đầu. Luận văn thiết kế nhà máy mì ăn liền là một bản thiết kế phù hợp với thực tế hiện nay ở nước ta, với các thuận lợi như sau : nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, vốn đầu tư ban đầu là không quá lớn và thời gian hoàn vốn nhanh nên đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Qua quá trình tính toán và thực hiện bản luận văn, ta rút ra đuợc một số maáu choát sau:

 Dây truyền thiết bị ở đây chủ yếu là đươc nhập từ nước ngoài nên giá thành là rất cao. Các bộ phận được thiết kế trong nước là khá ít ỏi và chỉ là những chi tiết phụ nên vì thế dẫn tới việc thất thoát một nguồn ngoại tệ ra nước ngoài. Vốn đầu tư ban đầu tăng lên đáng kể, thời gian hoàn vốn kéo dài, khả năng tự bảo trì sửa chữa trong nước bị hạn chế. Để khắc phục được điều này, khi đầu tư cho dây truyền thiết bị sản xuất, doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ các bộ phận nào có khả năng thiết kế trong nước để giảm thiểu tối đa chi phí. Qua đó, nó còn thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo máy trong nước có cơ hội phát triển.

 Khi xây dựng nhà máy mì ăn liền với năng suất 600.000 gói/ca ta đã giải quyết tối thiểu 500 lao động tại địa phương. Ngoài ra nó còn thúc đẩy các ngành công – nông nghiệp có liên quan khác cùng phát triển. Qua đó có thể giảm bớt phần nào nạn thất nghiệp cho đất nước.

 Theo thông kê, nước ta là nước tiêu thu khá mạnh sản phẩm mì ăn liền.

Vì vậy, thị trường trong nước sẽ được bảo đảm nếu chúng ta đạt được các chỉ tiêu chất lượng và giá cả hợp lý cho sản phẩm. Đồi với thị trường ngoài nước, một doanh nghiệp thực phẩm với một thương hiệu mới thì vấn đề gia nhập là rất khó khăn. Để làm được điều này, chúng ta cần có chiến lược đúng đắn về vấn đề quản lý chất lượng ( gia nhập ISO, HACCP…) kết hợp với việc quảng bá thương hiệu của mình.

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện bản luận văn em đã cố gắng đem hết những kiến thức đã học, những hiểu biết của bản thân. Rút trích thông tin từ các giáo trình sẵn có, từ sách vở cũng như tài liệu trên mạng internet… Song song đó, em còn kết hợp chặt chẽ với nguồn thông tin mới nhất thu thập được từ thực tế sản xuất của các nhà máy mì ăn liền (Colusa – miliket và Vifon Acecook). Vì thế, bản luận văn là sự kết hợp của lý thuyết với thực tế và có tính thiết thực cao.

Do thời gian thực hiện bản thiết kế là tương đối ngắn, kiến thức chung thuộc chuyên ngành khác còn bị hạn chế nhiều, chưa có thời gian cọ sát thực tế nên bản luận văn này còn nhiều thiếu xót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến sửa chữa của thấy cô, các bạn học khoá sau, để có thể tu bổ hoàn chỉnh hơn cho bản luận văn này. Em mong rằng bản thiết kế này đóng góp một phần như là một nguồn tài liệu tham khảo cho các em khoá sau cũng như những người quan tâm tới việc thiết kế nhà máy mì ăn liền.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất mì ăn liền (Trang 109 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w