B. Câu hỏi theo quan điểm PISA
I.2.3.2. Quy trình xây dựng câu hỏi
1.3.1. Thực tiễn dạy học vổi việc sử dụng câu hỏi theo quan điểm PISA của GV THPT
* Kết quả thu được từ phân tích nội dung trả lời 8 câu hỏi như sau : Câu 1: Thầy (cô) đã từng biẩ đến “ PISA ” trong dạy học Sinh học chưa?
Hầu hết tất cả GV đều biết về PISA nhưng không áp dụng thường xuyên vào trong giảng dạy vì chưa thành thạo cách xây dựng cũng như sử dụng chúng vào trong giảng dạy.
Câu 2 : Theo thầy (cô) câu hỏi theo quan điểm PISA được sử dụng ở mức độ nào?
Các GV đều cho rằng: Đa số là sử dụng những câu hỏi ở mức độ học sinh đã hiểu kiến thức ở trong bài và kiến thức bài trước có liên quan. Một số ít có sử dụng các câu hỏi yêu cầu học sinh phải hiểu các kiến thức đã học và vận dụng được những kiến thức đó vào trong thực tiễn cuộc sống.
Câu 3: Theo thầy (cô) việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo quan điểm PISA trong dạy học cỏ cần thiết không?
Tất cả GV đều cho rằng việc câu hỏi theo quan điểm PISA trong dạy học là cần thiết, vừa nâng cao được chất lượng dạy học của GV vừa rèn cho học sinh các phương pháp tự học, tự nghiên cứu bổ sung cho các em một lượng kiến dồi dào để tự tin bước vào cuộc sống tự lập.
Câu 4: Xin thầy (cô) vui lòng cho biết việc xây dựng câu hỏi phát huy năng lực khoa học của HS cỏ ỷ nghĩa như thể nào đối với quá trình dạy học?
Kết quả theo bảng thống kê:
Câu 5: Neu cỏ sử dụng câu hỏi theo quan điểm PISA trong dạy học, xin thầy (cô) cho biết đã sử dụng vào khâu nào của quả trình dạy học?
Phần lớn GV cho rằng nên sử dụng câu hỏi theo quan điểm PISA vào dạy bài ôn tập củng cố cuối mỗi chương hay mỗi phần vì nó có sự liên hệ với thực tiễn, khi đã hiểu được các kiến thức thì việc vận dụng sẽ dễ dàng và
nhanh hơn. ít GV cho rằng có thể sử dụng vào dạy kiến thức mới. Một số GV thì cho rằng chỉ nên dùng để kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh.
Câu 6: Xỉn thầy (cô) cho biết để xây dựng câu hỏi thầy (cô) đã cỏ những biện pháp gì?
Phần lớn các GV được hỏi đều trả lời có xây dựng câu hỏi nhưng chủ yếu dựa vào câu hỏi có sẵn. số ít các thày cô (thường là GV giỏi) đã ít nhiều sử dụng một số biện pháp xây dựng câu hỏi.
Câu 7 : Theo thầy (cô) khi xây dựng và sử dụng các câu hỏi theo quan điểm PISA để dạy trong khâu nghiên cứu tài liệu mới thì cỏ những thuận lợi và khó khăn gì?
Phần lớn các GV đều cho rằng khó xây dựng và sử dụng vì:
Khi thiết kế bộ câu hỏi, GV cần nhiều thời gian để nghiên cứu bài học, lựa chọn nội dung và phải có những kỹ năng nhất định cho việc thiết kế các câu hỏi này.
Vai trò của việc xây dụng câu hỏi
Sô người (10) Tỷ lệ (%)
Ghi chú
Quan trọng 8 80%
Khá quan trọng 2 20%
Bình thường 0 0%
Không quan trọng 0 0%
Trình độ HS không cho phép xây dựng và sử dụng nhiều câu hỏi trong bài giảng; HS không đủ thời gian suy nghĩ, đầu tư cho bài giảng.
Câu 8 : Liên quan tới việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo quan điểm PISA, thầy (cô) có mong muốn gì trong công tác giảng dạy của bản thân?
Các GV đều mong muốn rằng: Được tập huấn, bồi dưỡng về kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi theo quan điểm PISA vĩ có nhiều GV thực sự vẫn chưa hiểu về câu hỏi theo quan điểm PIS A.
Nhận xét chung:
** về việc xây dựng và sử dụng câu hỏi PISA vào trong dạy học:
- Phần lớn GV đều có ý thức quan tâm và tìm hiểu về câu hỏi theo quan điểm PISA, tuy nhiên rất ít GV áp dụng nó vào trong dạy học một cách thường xuyên và hiệu quả.
- Đa số GV nhầm tưởng câu hỏi theo quan điểm PISA chỉ sử dụng vào trong một khâu nào đó của quá trình dạy học mà không biết rằng có thể áp dụng nó ở tất cả các khâu. Việc sử dụng câu hỏi PISA vào trong dạy học vẫn còn cứng nhắc.
- Tất cả các GV đều cho rằng việc sử dụng câu hỏi theo quan điểm PISA trong khâu giảng bài mới tốn rất nhiều thời gian, khó áp dụng trong một tiết học.
- Việc xây dựng câu hỏi chỉ là hình thức, GV không quan tâm biện pháp xây dựng hoặc không xây dựng được biện pháp câu hỏi, mà GV xây dựng phần lớn là những câu hỏi có sẵn, chưa thực sự phù hợp với đối tượng học sinh chưa thực sự phát huy năng lực khoa học của các em. GV xây dựng câu hỏi chưa có định hướng lí luận, có quy trình cụ thể nào cho nên chất lượng câu hỏi còn nhiều hạn chế.
* Khó khăn của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi PISA vào trong dạy học: Chủ yếu trong khâu thiết kế, do để thiết kế câu hỏi theo quan điểm PISA, GV cần nhiều thời gian để nghiên cứu bài học, lựa chọn nội dung cho phù họfp và cần phải có những kỹ năng nhất định cho việc thiết kế. Vì vậy, phần lớn GV phổ
thông đều có nhu cầu được trang bị hệ thống câu hỏi đã thiết kế sẵn để phục vụ vào các khâu của quá trình dạy học.
*Nguycn nhân của thực trạng trên:
Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do giáo viên chưa hiểu nhiều về câu hỏi theo quan điểm PISA, GV chưa có cơ sở lý thuyết để chỉ đạo, chưa nắm được quy trình, biện pháp để xây dựng câu hỏi nên hệ thống câu hỏi mà giáo viên xây dựng chất lượng chưa cao. Nếu có cơ sở chỉ đạo, có quy trình thì chắc chắn chất lượng các câu hỏi sẽ cao hơn.
132. lình hình học tập của học sinh lóp 11- THPT (Năm học 2012-2013).
Qua điều tra chúng tôi đưa ra một số nhận định sau:
Thực tế hiện nay ừong trường THPT, một số HS hiểu sâu kiến thức, có phương pháp học tập chủ động sáng tạo chiếm tỉ lệ rất thấp, phần lớn vẫn là phương pháp học thụ động như: Đối với việc chuẩn bị bài mới, nếu GV giao nhiệm vụ cụ thể thì số HS có ý thức chuẩn bị bài cũng rất ít. Bên cạnh đó, số HS có thể tự đọc tài liệu, SGK mà không có hướng dẫn của GV chiếm tỉ lệ rất thấp.
Sự chuẩn bị bài của HS chủ yếu là bằng cách học thuộc lòng những gì được ghi trong sách vở, thậm chí là không chuẩn bị gì cho bài mới. Có thể nói, phần lớn HS vẫn chưa có ý thức đầu tư thời gian và công sức vào tìm hiểu bài, cũng như chưa thấy rừ được tầm quan trọng của mụn học nờn HS chỉ học với thỏi độ đối phó, chưa thực sự say mê, yêu thích môn học. Có thể nói, hiện nay các GV đã có sự đổi mới PPDH bộ môn, đã áp dụng một số phương pháp tích cực. Tuy nhiên, GV chưa có những biện pháp thực sự hiệu quả để tổ chức hoạt động nhận thức cho người học. Phương pháp học tập của HS chủ yếu vẫn còn thụ động, khả năng vận dụng kiến thức cũng như năng lực tư duy còn chưa cao.
Đa số HS không ham thích môn Sinh học, các em chủ yếu là học thuộc lòng, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc, hời hợt. Nhiều HS coi môn Sinh học là môn phụ, nên học có tính chất đối phó để lấy điểm.
Ví dụ: Khi hỏi HS, để chuẩn bị trước cho một bài học môn Sinh học em thường làm những việc gĩ? Rất ít HS trả lời: Đọc trước SGK, ghi lại những thắc mắc để hỏi thầy cô trong giờ học; hoặc tìm đọc thêm tài liệu để tự giải đáp thắc mắc; hay xem trước SGK để khi GV hỏi có thể trả lời dễ dàng. Đa số HS trả lời không chuẩn bị gì.
Khi thầy/cô giáo gọi em lên kiểm tra bài cũ, em thường làm gì? Đa số HS trả lời xem lại bài để đối phó nhỡ thầy, cô giáo gọi đến lượt mình; Rất ít HS trả lời: Suy nghĩ về cách trả lời câu hỏi kiểm tra GV đặt ra, hoặc nghe bạn trả lời để đánh giá, nhận xét hay dự kiến câu trả lời của mình.
Trong giờ lên lớp, khi GV ra bài tập hoặc đặt câu hỏi em thường làm gì?
Rất ít HS trả lời: Suy nghĩ cách làm, cách trả lời câu hỏi hay giải bài tập; Ngược lại đa số HS trả lời: Chờ xem các bạn trả lời như thế nào, không dám phát biểu vì sợ trả lời sai; hoặc chỉ thích xem GV chữa bài tập hoặc sửa lại cách trả lời câu hỏi.
Những tồn tại này cỏ thể do một số nguyên nhân sau: Do GV chưa vận dụng tốt các PPDH tích cực để có tác dụng kích thích tính tích cực học tập của HS và khả năng vận dụng kiến thức của HS.
HS chưa xác định đúng động cơ, thái độ học tập, chưa ham thích học tập bộ môn nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mới.
CHƯƠNG II: XÂY DựNG CÂU HỎI THEO QUAN ĐIỂM PISA