Phát triển số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp Huyện EaH''''''''''''''''Leo, Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.2.1. Phát triển số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Số lƣợng các cở sở sản xuất nông nghiệp là những nơi kết hợp các yếu

tố nguồn lực, trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đƣợc tổ chức theo nhiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau.

Phát triển số lƣợng cơ sở SXNN nghĩa là làm gia tăng về số lƣợng, quy mô, chất lƣợng các cở sở SXNN. Phát triển số lƣợng các cơ sở SXNN nhằm góp phần tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và yêu cầu ngày càng cao của thị trường, nâng cao mức sống cho người lao động và góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội.

Ở Việt Nam, tồn tại các loại cơ sở SXNN cần xem xét là: Kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp.

Hình thức tổ chức sản xuất cơ bản nhất của nông nghiệp là kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức phù hợp với nền nông nghiệp quy mô nhỏ về đất đai, vốn và sử dụng lao động trong gia đình. Hình thức này gắn người nông dân với đất đai và phát huy đƣợc tính tự chủ của họ trong SXNN; nhờ vậy năng suất ruộng đất và năng suất lao động phải phát huy tối đa trong SXNN.

Khi nông nghiệp phát triển thì năng lực kinh tế nông hộ và thu nhập cao lên, khả năng tích lũy vốn lớn hơn...Nền nông nghiệp chuyển từ tự túc sang sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn nữa thì mô hình kinh tế nông hộ sẽ bộc lộ nhiều khuyết điểm đó là năng suất lao động thấp, chƣa đáp ứng những yêu cầu của những đơn hàng lớn, hiệu quả kinh tế không cao...từ đó trong nông nghiệp phải có các cơ sở sản xuất nhƣ kinh tế trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp với số lƣợng lớn hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Hiện nay, trang trại là hình thức SXNN tiên tiến hơn, nó không chỉ đáp ứng đƣợc đòi hỏi của quá trình sản xuất cây trồng, vật nuôi, mà còn nhờ vào quy mô lớn hơn về đất đai, vốn và lao động mà kinh tế trang trại đã khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm của kinh tế nông hộ, nhất là nâng cao kết quả sản xuất ra nhiều hàng hoá; nhờ đó nâng đƣợc khả năng cạnh tranh, đáp ứng đƣợc các đơn hàng lớn...và có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ

trong nông nghiệp. Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển, số lƣợng các trang trại tăng lên. Số lượng trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với thị trường và quy mô sử dụng đất đai, lao động, vốn ngày càng lớn, tỷ suất hàng hóa trong nông nghiệp ngày càng cao. Kinh tế trang trại đƣợc hình thành từ kinh nông hộ đủ năng lực sản xuất hàng hoá và trở thành hộ sản xuất giỏi, có khả năng tích lũy về vốn để phát triển kinh tế thành trang trại. Ngoài ra, nông nghiệp thu hút các nguồn vốn từ các hộ dân cƣ khác ngoài khu vực nông nghiệp có khả năng kinh tế thuê đất hoặc mua đất thành lập các trang trại cao nhiều hơn. Cùng với sự phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, sức cạnh tranh cao, yêu cầu cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh trang trại phải vươn tới thị trường trong nước và ngoài nước.

Hợp tác xã nông nghiệp theo kiểu cũ trong cơ chế thị trường hiện nay không còn đóng vai trò chủ yếu trong SXNN như trước đây, vì vấn đề về sở hữu tƣ liệu sản xuất và sản phẩm làm ra đều thuộc các nông hộ. Nên hợp tác xã phải thực hiện đổi mới và hoạt động các lĩnh vực trong nông nghiệp là dịch vụ đầu vào của sản xuất và đầu ra của tiêu thụ nông sản. Tương lai hợp tác xã trong nông nghiệp chỉ phù hợp với mô hình làm đầu mối cung ứng đầu vào về vật tƣ, dịch vụ kỹ thuật, bảo hiểm và tín dụng ...trở thành đối tác quan trọng với nông dân trong tổ chức thu gom, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá của nền nông nghiệp phát triển thì về mặt số lƣợng các hợp tác xã phải tăng lên là tất yếu mới phù hợp với tình hình thực tế SXNN và yêu cầu của thị trường. Đối với các xã viên hợp tác xã được mở rộng hơn gồm cả doanh nhân, chủ trang trại, các tổ chức kinh tế có pháp nhân.

Trước đây, các doanh nghiệp nông nghiệp gồm các nông lâm trường và trạm trại. Ngày nay, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp đƣợc thành lập

theo luật doanh nghiệp và hoạt động trên cơ sở liên kết từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Doanh nghiệp có thể thuê công nhân nông nghiệp hoặc giao khoán đất đai, cung cấp giống, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi đến hộ nông dân và thu mua sản phẩm từ các nông hộ theo giá thoả thuận. Doanh nghiệp nông nghiệp có số lƣợng tăng lên và mở rộng địa bàn hoạt động SXNN ở các vùng, miền ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp...Các doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất kinh doanh trong các ngành hàng lớn có giá trị kinh tế, có lợi nhuận và đủ thế và lực dẫn đầu các ngành hàng, tham gia xuất khẩu hóa có kim ngạch và thị phần cao, có uy tín và thương hiệu hàng hàng hóa trong và ngoài nước...

b. Các tiêu chí về gia tăng các cơ sở sản xuất nông nghiệp - Số lƣợng các cơ sở sản xuất qua các năm (tổng số và từng loại).

- Mức tăng và tốc độ tăng của các cơ sở sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp Huyện EaH''''''''''''''''Leo, Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)