6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.7. Hoàn thiện một số chính sách có liên quan
a. Chính sách đất đai
- Tiếp tục đổi mới quan hệ ruộng đất ở nông thôn theo hƣớng tích tụ, tập trung đất để tiến lên sản xuất lớn. Cần khuyến khích nông dân đầu tƣ vào đất để tăng giá trị sản xuất trên đất, từ đó tăng thu nhập. Muốn vậy, nên mở rộng quy mô hạn điền tƣơng đƣơng với các trang trại hoạt động hiệu quả của các nƣớc trong khu vực. Không nên giới hạn thời gian sử dụng đất, chỉ nên quản lý bằng quy hoạch và trách nhiệm giao đất của nông dân.
- Cải cách thủ tục hành chính quản lý đất nhằm kích hoạt thị trƣờng đất nông nghiệp. Cần có chính sách khuyến khích phát triển thị trƣờng chuyển
nhƣợng, cho thuê đất nông nghiệp theo hƣớng công khai, minh bạch, đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ [2] nhằm hỗ trợ nông dân tích tụ, tập trung đất đạt quy mô hiệu quả.
- Đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hƣớng tăng vị thế của nông dân trong giao dịch đất. Thay đổi chính sách giá quyền sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nƣớc thu hồi, coi trọng hơn lợi ích của ngƣời dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia thỏa thuận giá đất đền bù, phân bổ lợi ích hợp lý giữa đơn vị nhận đất và nông dân thuộc diện thu hồi đất [2]. Có cơ chế khuyến khích nông dân tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất của nông dân để thành lập công ty, vào các dự án đầu tƣ, kinh doanh khi có đất thu hồi.
- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất của huyện để có cơ sở xây dựng kế hoạch sử dụng đất. Tăng cƣờng kiểm tra xử lý các trƣờng hợp vi phạm sử dụng đất. Có chính sách bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang đất khác (đất đô thị, công nghiệp,..) trên địa bàn.
b. Chính sách thuế
- Thực hiện miễn, giảm thuế của Chính phủ và các chính sách khuyến khích đầu tƣ của tỉnh Đăk Lăk trên địa bàn huyện đối với PTNN nông thôn.
c. Chính sách tín dụng
- Áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ, hỗ trợ lãi suất đối với các lĩnh vực cần ƣu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trong từng thời kỳ; từng bƣớc giảm nguồn hỗ trợ trực tiếp có tính chất bao cấp từ ngân sách Nhà nƣớc.
- Tăng cƣờng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, hƣớng dẫn cho hộ nông dân đồng bào,tƣ vấn các doanh nghiệp các thủ tục vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích, sử dụng vốn vay hiệu quả.
- Mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua các tổ tín chấp, các tổ chức xã hội, hoặc đoàn thể.
d. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực dài hạn ở địa bàn để có lực lƣợng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chất lƣợng, linh hoạt, thích ứng đƣợc yêu cầu phát triển nông nghiệp. Có cơ chế, chính sách và đãi ngộ hợp lý, công khai để thu hút những cán bộ quản lý có trình độ và ngƣời lao động tham gia vào hoạt động SXNN.
- Thực hiện các hoạt động đào tạo mới và đào tạo lại, thực hiện dịch vụ tƣ vấn khuyến nông, dịch vụ tiếp cận thị trƣờng,...nhằm nâng cao nhận thức, tri thức, kỹ năng cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nông dân...có liên quan đến SXNN.
- Bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng giữa khả năng và nội dung đào tạo ở các cơ sở đào tạo với nhu cầu đào tạo nhân lực của các cơ sở thực tế. Bảo đảm sự cân đối về lực lƣợng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Đi đôi với việc đào tạo bồi dƣỡng, phải bố trí, sử dụng tốt nguồn nhân lực đã đƣợc đào tạo, phát huy đầy đủ khả năng, sở trƣờng và lòng nhiệt tình lao động sáng tạo của họ để làm ra những sản phẩm có năng suất, chất lƣợng cao.
- Nâng cao năng lực tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ sạch cho nông dân qua các chƣơng trình học tập, tham quan mô hình, phổ biến kiến thức khoa học - công nghệ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ đài, báo chí, truyền hình.