6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Thành công và hạn chế
a. Thành công
- Số lƣợng trang trại, HTX có chiều hƣớng tăng lên. Các HTX đã làm tốt công tác hỗ trợ cho xã viên trong một số khâu nhƣ thủy lợi, bảo vệ đồng, bảo vệ thực vật, cũng cố giao thông nội đồng. Các trang trại ngày càng đƣợc khẳng định hƣớng đi đúng trong phát triển nông nghiệp huyện.
- Cơ cấu các ngành trong nông nghiệp đã có hƣớng chuyển dịch phù hợp, cơ cấu trồng trọt có xu hƣớng giảm, cơ cấu chăn nuôi và dịch vụ có xu hƣớng tăng.
- Huyện rất quan tâm đến việc phát huy các nguồn lực sẳn có, tranh thủ các nguồn vốn để đầu tƣ phát triển nông nghiệp, chú trọng áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
- Đã hình thành đƣợc những mô hình liên kết, tạo điều kiện cho ngƣời lao động nông nghiệp có thêm việc làm, tiêu thụ sản phẩm.
- Thâm canh sản xuất đã góp phần đƣa năng suất và sản lƣợng cây trồng tăng lên trong điều kiện diện tích đất SXNN hạn chế. Các cơ sở vật chất hỗ trợ cho thâm canh sản xuất nhƣ thủy lợi, máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu thâm canh, đƣa giống lúa mới vào sản xuất diện rộng.
- Sản xuất nông nghiệp tăng ổn định, tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho lao động, duy trì cuộc sống của nhân dân.
b. Hạn chế
- Số lƣợng HTX, trang trại, các doanh nghiệp quá ít, giá trị SXNN chủ yếu do kinh tế hộ tạo ra nên chƣa thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi có xu hƣớng tăng chậm, tỷ trọng thấp nên chƣa thúc đấy nông nghiệp tăng trƣởng.
- Diện tích đất đai bình quân của từng hộ thấp dẫn đến những hạn chế trong việc sử dụng máy móc thiết bị, đầu tƣ vốn, công nghệ cải tiến sản xuất.
- Các cơ sở sản xuất chƣa tạo đƣợc sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
- Giống cây trồng có năng suất, chất lƣợng cao chƣa đƣợc sử dụng đại trà, phổ biến kịp thời. Diện tích lúa tái sinh còn chiếm tỷ lệ cao.
- Thu nhập lao động nông nghiệp còn thấp, một số hộ dân tộc thiểu số thiếu lƣơng thực khi giáp hạt, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.