CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN EAH’LEO, TỈNH ĐĂK LĂK TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.3. Tăng cường các nguồn lực trong nông nghiệp
EaH’leo có đất SXNN phân bổ trên đầu người cao, quá trình tích tụ đất đai diễn ra trên cơ sở chuyển nhƣợng, cho thuê hoặc thông qua việc thành lập, phát triển các trang trại. Tập trung tích tụ ruộng đất tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, tăng cường cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, sinh học hoá, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành. Để nâng cao nguồn lực đất đai, cần tập trung thực hiện:
- Quy hoạch chi tiết sử dụng đất kết hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến địa bàn từng xã để sử dụng đất đai có kế hoạch và bố trí cây trồng phù hợp đến từng thửa đất.
- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp và đất có khả năng
nông nghiệp, sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp, tránh tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích và sản xuất không theo quy hoạch, chuyển đất sản xuất lương thực sang đất ở, đất công nghiệp...
- Cần khắc phục tình trạng “dự án treo” bảo vệ quỹ đất nông nghiệp [5, tr.172].
- Đẩy mạnh công tác chuyển đổi ruộng đất nhằm khắc phục tình trạng phân tán, manh mún trong sử dụng đất; ngành địa chính và chính quyền địa phương cần tiếp tục tổng kết, đánh giá, lựa chọn và rút ra một số phương án tốt, thích hợp để chỉ đạo, hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện và sớm hoàn thành việc chuyển đổi, khắc phục tình trạng phân tán và manh mún của ruộng đất.
- Tăng cường khai hoang, mở rộng diện tích đất còn khả năng cho SXNN ở từng vùng, từng xã trên cơ sở nâng mức đầu tƣ cho công tác khai hoang.
- Đẩy nhanh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm cho mỗi mảnh đất đều có chủ thực sự, mỗi hộ gia đình, mỗi cá nhân đều có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường và hợp với yêu cầu của pháp luật.
- Nâng cao hệ số sử dụng đất cũng nhƣ tăng năng suất của ruộng đất, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dƣỡng và cải tạo ruộng đất.
b. Về lao động trong nông nghiệp
- Trình độ dân trí góp phần không nhỏ đối với PTNN, nông thôn ở huyện EaH’leo trong những năm qua. Hiện nay, do khả năng về kinh tế và nhận thức của cư dân nông thôn còn rất hạn chế, nên cần tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nhất là đối với đồng bào dân tộc
và phải có sự trợ giúp của Nhà nước, tỉnh Đăk Lăk.
- Thực hiện đúng lộ trình phổ cập giáo dục, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của lao động để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn.
- Đầu tƣ nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề ở khu vực nông thôn mới đáp ứng yêu cầu cho phát triển.
- Tăng cường cán bộ nông nghiệp và PTNT xuống cơ sở (cán bộ cho các xã) để hoàn thiện nâng cao công tác điều hành SXNN. Chú trọng công tác quy hoạch, sử dụng, bố trí cơ cấu hợp lý đối với cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ quản lý để nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành.
- Từng bước thực hiện giảm bớt lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp gắn liền với biện pháp thâm canh, cơ giới hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp. Tăng cường hoạt động khuyến nông cho nông dân vì trong thời kỳ hội nhập nông dân phải có kiến thức về SXNN sạch, áp dụng công nghệ, phương pháp canh tác mới, thị trường nông sản; bảo quản nông sản.
- Giải quyết vấn đề đất đai và đầu tư vốn theo chương trình để phát triển hệ thống trang trại, mở rộng phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến... để tạo việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động, ổn định dân cƣ ở khu vực nông thôn.
c. Về nguồn vốn trong nông nghiệp
Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách, vốn các chương trình hợp tác quốc tế, vốn ODA, NGO, doanh nghiệp, nhân dân...Phát huy nội lực, tránh tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại. Tạo điều kiện tốt để huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế.
Các biện pháp tăng cường tạo vốn trong nông nghiệp:
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần để tạo vốn cho SXNN ở huyện. Sử dụng các thành phần kinh tế vào việc đẩy mạnh SXNN hàng hoá cho phép khai thác có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tƣ cho nông nghiệp.
- Thực hiện chuyên môn hoá sản xuất kết hợp phát triển tổng hợp ở từng vùng và trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp ở địa bàn là biện pháp tạo vốn quan trọng.
- Cổ phần hóa trong nông nghiệp là nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn để phát triển sản xuất và lưu thông nông sản hàng hoá. Đồng thời giải quyết tốt cơ chế quản lý vốn, phõn định rừ quyền của người sở hữu tài sản, quyền của người sử dụng tài sản và quyền quản lý, nâng cao trách nhiệm làm chủ của người sở hữu cổ phần, thúc đẩy hoạt động sản xuất có hiệu quả.
- Cải tiến hoạt động của tín dụng nông thôn để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư vào phát triển sản xuất theo hướng các hộ góp vốn cùng kinh doanh.
- Hợp tác đầu tư với nước ngoài để thu hút nguồn vốn vào PTNN. Tiềm năng nền nông nghiệp môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn nước ngoài vào hợp tác đầu tƣ PTNN.
- Hình thành thị trường vốn có tổ chức ở nông thôn để đa dạng hóa các kênh cung cấp vốn cho các cơ sở SXNN, nông dân có nhiều sự lựa chọn.
Biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nông nghiệp:
- Xác định đúng đắn phương hướng đầu tư vốn và phải xuất phát từ phương hướng bố trí cơ cấu SXNN để xác định cơ cấu đầu tư cho phù hợp, trên cơ sở đó lựa chọn phương án đầu tư vốn tối ưu.
- Trong đầu tƣ vốn, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa khôi phục, cải tạo và xây dựng mới một cách hài hoà và có hiệu quả. Đầu tƣ vốn phải tập trung, phát huy tác dụng tốt của vốn đầu tƣ.
- Xây dựng cơ cấu vốn cố định hợp lý để sử dụng đầy đủ và có hiệu quả
các tài sản cố định đã đƣợc trang bị, tránh tình trạng gây nên lãng phí lớn.
- Xây dựng định mức đúng đắn và quản lý vốn lưu động theo định mức, quản lý tốt vật liệu, sản phẩm dự trữ...
- Tổ chức tốt việc cung ứng vật tƣ, đảm bảo vật tƣ cần thiết và kịp thời, hạn chế vật tƣ bị ứ động. Phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất trên đơn vị khối lƣợng công việc và trên đơn vị sản phẩm. Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm và công tác thanh toán để thu hồi vốn kịp thời...
d. Về áp dụng các tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp
- Áp dụng các tiến bộ trong SXNN ở EaH’leo còn thấp so với cả nước.
Để thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ trong SXNN cần phải đẩy nhanh quá trình thương mại hóa các nông sản chủ lực ở huyện.
- Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, xây dựng và phổ biến các mô hình sản xuất hàng hóa có hiệu quả phù hợp điều kiện thực tế của từng vùng.
Chuyển giao hỗ trợ áp dụng giống, kỹ thuật nuôi trồng mới, sản xuất có kiểm soát.
- Cải tiến phương pháp tập huấn, tăng cường chuyển giao các kiến thức về quản lý kinh tế hộ, hạch toán và thị trường đối với hộ nông dân và cán bộ quản lý nông nghiệp, cán bộ khuyến nông các cấp.
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp từ cấp huyện đến xã.
- Nhanh chóng xoá bỏ tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tuyên truyền đến người dân tiếp cận học tập kinh nghiệm và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.