CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN EAH’LEO, TỈNH ĐĂK LĂK TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.4. Lựa chọn mô hình liên kết kinh tế
Từ thực trạng phát triển các cơ sở sản xuất và xu hướng về phát triển nông nông nghiệp huyện EaH’leo. Các mô hình liên kết kinh tế quan trọng
trong nông nghiệp phù hợp theo thứ tự ƣu tiên đƣợc lựa chọn, gồm 5 mô hình sau:
a. Mô hình liên kết “4 nhà”: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, Nhà nước
Trong liên kết này, doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo, là hạt nhân thúc đẩy liên kết (chủ yếu lo chế biến và là đầu mối tiêu thụ nông sản); nông dân với vai trò người sản xuất nguyên liệu; nhà khoa học (tổ chức khoa học) có nhiệm vụ hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giải quyết các khó khăn về công nghệ, kỹ thuật sản xuất, chế biến nông sản; Nhà nước có nhiệm vụ đề ra chính sách, tạo môi trường để đảm bảo thúc đẩy liên kết phát triển bền vững.
- Mục đích chung của mô hình liên kết
+ Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tận dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh về SXNN tại EaH’leo nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn:
+ Tăng cường cải cách hành chính, từ đó phát triển khoa học công nghệ, gắn khoa học với SXNN, đƣa các nhà khoa học trực tiếp phục vụ nông dân, nông thôn.
+ Tăng cường sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà kinh doanh (doanh nghiệp) hướng vào mục tiêu, đối tượng chung là phục vụ SXNN, nhà nông và thông qua đó tạo điều kiện để mọi nhà kinh doanh đều phát triển kinh doanh có hiệu quả.
- Về phương thức hành động không phải chỉ liên kết song phương (từng
“nhà” riêng biệt với nhà nông) mà còn liên kết tổng hợp, tác động qua lại giữa các “nhà” với nhau, hỗ trợ cho mỗi nhà thực hiện tốt vai trò, chức năng hoạt động của mình [23].
- Dựa vào mục tiêu, nội dung, thời gian, phạm vi hoạt động và đối
tƣợng liên kết, có các hình thức nhƣ sau:
+ Theo mục tiêu và thời gian liên kết, có liên kết thường xuyên (ví dụ nhà nông liên kết Nhà nước, với ngân hàng...); liên kết dài hạn (từ 1 năm trở lên); liên kết ngắn hạn (dưới 1năm).
+ Theo phạm vi hoạt động, có liên kết toàn diện (toàn bộ sản xuất kinh doanh theo chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh của nhà nông); liên kết từng bộ phận, từng dự án, chương trình cụ thể trong sản xuất kinh doanh.
+ Theo đối tƣợng liên kết có liên kết của 4 nhà; liên kết một vài nhà nào đó (liên kết các nhà) tuỳ theo yêu cầu của chương trình, dự án [23].
b. Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, ngân hàng, các hộ nông dân Mục tiêu mô hình liên kết này nhằm gắn kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thành một thể thống nhất. Liên kết dưới hình thức sản xuất theo hợp đồng. Thông qua đầu tư hỗ trợ phát triển cho người nông dân, người chế biến (doanh nghiệp), người cung ứng và tiêu thụ (ngân hàng, tổ chức thương mại dịch vụ) bảo vệ và điều hòa lợi ích chung và của từng thành viên.
Trong liên kết, vai trò trung tâm là doanh nghiệp thực hiện một số khâu để thúc đẩy liên kết có hiệu quả đó là cho vay hỗ trợ người nông dân, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội...Doanh nghiệp đầu tư một phần vốn sản xuất dưới dạng phân bón, thức ăn gia súc, con giống, hỗ trợ kỹ thuật, hệ thống nghiên cứu và dịch vụ, hệ thống thiết bị kỹ thuật và công nghệ chế biến.
- Người sản xuất cung cấp sản phẩm theo hợp đồng theo mức giá thỏa thuận và giảm rủi ro về thị trường tiêu thụ, ổn định thị trường và giá bán.
- Doanh nghiệp có vùng nguyên liệu gia công, bảo đảm ổn định nguyên liệu chế biến, ổn định giá, ít lệ thuộc vào biến động thị trường.
Liên kết này ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ hơn và thường cần có sự tham gia của ngân hàng. Người sản xuất được cho vay vốn đầu tư khi có hợp
đồng gia công vì bảo đảm đƣợc đầu ra. Doanh nghiệp cũng đƣợc vay dễ dàng hơn vì có nguồn nguyên liệu chắc chắn.
c. Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với trang trại, ngân hàng Quá trình phát triển của kinh tế trang trại tất yếu dẫn đến mở rộng liên kết hợp tác giữa các trang trại, giữa các trang trại kinh tế hộ và với các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng (ngân hàng)...
Trong mô hình liên kết của 3 nhà: doanh nghiệp, trang trại, ngân hàng:
- Doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, cây và con giống và thức ăn theo định mức cho trang trại.
- Trang trại trực tiếp sản xuất nuôi trồng, chăm sóc và cung cấp sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp, doanh nghiệp đảm bảo bao tiêu sản phẩm và giá cả ổn định.
- Các nhà liên kết với nhau thông qua hợp đồng có kỳ hạn (khoảng 5 năm) - Ngân hàng hỗ trợ vốn cho chủ trang trại.
- Mô hình này thực tế thường áp dụng phổ biến trong ngành chăn nuôi.
d. Mô hình liên kết giữa nông trường với hộ nông dân và tổ hợp tác - Nông trường có chức năng tiêu thụ nông sản và chuyển giao kỹ thuật sản xuất đầu vào, cung cấp tín dụng và hướng dẫn kế hoạch sản xuất, nông trường bao tiêu nông sản thô, tổ chức chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa của nông trường và nông dân ngoài nông trường.
- Chuyển giao khoa học - công nghệ cho các đơn vị nhận khoán trong nông trường, các hộ gia đình nông dân và các tổ hợp tác.
- Liên kết chặt chẽ với các đơn vị sản xuất hộ gia đình, của nông trường viên đơn vị nhận khoán của nông trường.
e. Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã
- HTX ký kết hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, doanh nghiệp cung ứng giống và hướng dẫn kỹ thuật, quy trình sản xuất,...cho xã viên hợp tác xã.
- Khi thu hoạch, doanh nghiệp trực tiếp bao tiêu với giá ổn định (thoả thuận trong hợp đồng) từ đó sản lƣợng đầu ra của hợp tác xã ổn định, tạo thành sức mạnh tiếp sức cho xã viên an tâm sản xuất.
- Đối với doanh nghiệp có hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ đó chủ động nguồn hàng.
Ngoài ra hợp tác xã còn liên kết với doanh nghiệp trong mua bán, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tại nông thôn; cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp nhƣ dịch vụ...