Phát triển các cơ sở sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp Huyện EaH''''''''''''''''Leo, Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 90 - 96)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN EAH’LEO, TỈNH ĐĂK LĂK TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.1. Phát triển các cơ sở sản xuất

a. Cũng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ

Để có kinh tế hộ phát triển bền vững, cần có sự hội đủ những điều kiện sản xuất và tiêu thụ nông sản nhƣ: đất đai, lao động, vốn, khoa học - kỹ thuật công nghệ mới, vốn và thị trường. Nên cần thiết phải thực hiện các giải pháp cụ thể là:

- Khi có dự án đầu tƣ trong lĩnh vực nông nghiệp, ƣu tiên hộ đồng bào đƣợc sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân đƣợc sản xuất trên đất đã góp cổ phần và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp.

- Cải thiện thêm môi trường, tâm lý, tư tưởng và pháp lý về vai trò, vị trí và quan hệ kinh tế của gia đình nông dân với đời sống kinh tế - xã hội [12, tr.244]. Coi trọng nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất tiến bộ cho hộ đồng bào dân tộc .

- Khuyến khích lao động người đồng bào dân tộc đổi mới tư duy, cần cù, sáng tạo, tăng tích lũy vốn, trao đổi kinh nghiệm, tích tụ đất đai, phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại. Tận dụng tốt thời gian nhàn rỗi, tăng cường sản xuất để có đủ lượng thực, xóa đói giảm nghèo.

- Nâng cao tích lũy và tiết kiệm của kinh tế hộ, tăng cường cung cấp tín

dụng, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật - khuyến nông cho nông hộ.

- Phát triển các hộ theo hướng ai giỏi nghề gì làm nghề ấy; kết hợp tốt giữa sản xuất với chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm hàng hóa của kinh tế nông hộ để có được sức cạnh tranh trên thị trường; khuyến khích các hộ nông dân chuyển sang phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp và nông thôn.

- Thực hiện phổ biến các mô hình sản xuất tiên tiến cho nông dân học tập, ứng dụng vào thực tiển.

b. Phát triển kinh tế trang trại

Nếu xét theo quy mô đất đai, lao động và vốn thì các trang trại tại EaH’leo hiện nay là các trang trại rất nhỏ, chƣa đủ năng lực về sản xuất nên khuyến khích phát triển về số lƣợng và chất lƣợng các trạng trại trên địa bàn huyện là rất cần thiết.

Định hướng:

- Trong SXNN ở EaH’leo các vấn đề về tổ chức, liên kết giữa các nông hộ, năng lực tiếp cận thị trường, ký kết các hợp đồng với nhà chế biến hay các tiêu thụ hiện nay là chƣa có. Sự phát triển các trang trại để dẫn dắt và tập hợp các nông hộ nhỏ để cùng thực hiện tham gia vào thị trường cung ứng nông sản, học hỏi được phương thức canh tác mới, áp dụng được quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Xây dựng và phát triển kinh tế trang trại trở thành hạt nhân và lực lƣợng nòng cốt của nông nghiệp huyện, trong đó ƣu tiên phát triển các trang trại chuyên sản xuất giống nông, lâm nghiệp, trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm kết hợp, sinh vật cảnh...

- Tạo sự thống nhất nhận thức về tính chất, vai trò của kinh tế trang trại, về con đường vượt nghèo khó, vươn lên giàu có, tất yếu đưa kinh tế hộ phát triển hợp quy luật theo mô hình kinh tế trang trại. Từ đó sẽ tạo ra môi trường

tâm lý, tư tưởng ổn định nhằm phát huy động lực của dân, nhất là những nông dân có ý chí và năng lực đi vào sản xuất kinh doanh, làm giàu [11, tr.249]

Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực các trang trại:

- Thực hiện quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp đến từng thửa đất ở địa bàn các xã, xác định cụ thể các vùng chuyên canh trồng rau, chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, rừng.

- Xác định tƣ cách pháp nhân cho các trang trại để có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quan hệ giao dịch vay vốn ngân hàng và đầu tƣ tín dụng.

- Thực hiện chính sách của Chính phủ về “khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại” trên địa bàn huyện(3) đó là:

+ Huyện giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho trang trại. Chủ trang trại đƣợc chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, thuê hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại.

+ Các trang trại đƣợc miễn giảm thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn sản xuất kinh doanh chƣa đi vào ổn định giá trị hàng hóa và lợi nhuận chƣa nhiều.

+ Huyện hỗ trợ đầu tƣ phát triển về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để phát triển kinh tế trang trại.

Trang trại được vay vốn tín dụng thương mại của các ngân hàng thương mại, vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, vay vốn từ chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.

+ Chủ trang trại đƣợc thuê lao động không hạn chế về số lƣợng trên cơ sở thỏa thuận với người lao động theo quy định của Luật Lao động.

- Tổ chức cung cấp thông tin thị trường và khuyến cáo khoa học - kỹ thuật để giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanh.

(3)Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại

- Tăng cường liên kết kinh tế, thành lập các hội nghề nghiệp để trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng khoa học kỹ thuật, quản lý, thông tin thị trường, tiếp đến sẽ vận động thành lập hợp tác xã trang trại mà xã viên là các chủ trang trại.

- Tăng khả năng tiếp cận thị trường của trang trại, từng bước chuyển sang chuyên môn hóa hơn theo phương châm “sản xuất hàng hóa theo hướng cung cấp những gì thị trường cần”.

- Thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các chủ trang trại về thị trường, kỹ năng kinh doanh, hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất và lập dự án.

c. Phát triển các tổ hợp tác

- Mô hình tổ hợp tác là hình thức phổ biến trong thành phần kinh tế tập thể, phù hợp với yêu cầu sản xuất, thực trạng PTNN của Đăk Lăk. Tổ hợp tác là cơ sở để hình thành hợp tác xã kiểu mới, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp...Tổ hợp tác sẽ phục vụ đầu vào và đầu ra nông sản của các hộ sản xuất và đại diện cho các hộ sản xuất để ký kết các hợp đồng tiêu thụ với các đối tác trên chuỗi cung cấp theo từng ngành hàng cụ thể.

- Phát triển tổ hợp tác, phải bắt đầu từ nhu cầu của người dân và mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ.

- Các tổ hợp tác ở EaH’leo có thể phát triển như tổ hợp tác: tưới tiêu, vay vốn, khoa học - kỹ thuật, lao động, trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề nông thôn, quản lý bảo vệ rừng, đổi công, dịch vụ...

- Để tăng cường năng lực và phát triển các tổ hợp tác trên địa bàn cần tổ chức cho các nông dân tham quan, học tập mô hình sản xuất kinh doanh và các mô hình về kinh tế tập thể. Tập huấn nâng cao kiến thức về thị trường cho người dõn, chỉ ra rừ ràng cỏc lợi ớch kinh tế khi tham gia vào tổ hợp tỏc.

- Bên cạnh đó, không ngừng tăng cường phát triển các tổ hợp tác và tạo

điều kiện để phát triển thành các HTX trước yêu cầu thực tế đòi hỏi của PTNN trên địa bàn.

Những ƣu thế của mô hình tổ hợp tác so với kinh tế hộ đƣợc thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Những ưu điểm của tổ hợp tác so với kinh tế hộ Kinh tế hộ

- Sản xuất nhỏ lẻ manh mún.

- Giá nguồn cung cấp đầu vào cao, đầu ra thấp.

- Khó tiếp cận các kênh tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn

- Số lƣợng sản phẩm ít, chất lƣợng không đồng nhất.

- Chƣa có cơ sở pháp lý để ký kết các hợp đồng kinh tế quy mô lớn.

- An toàn vệ sinh thực phẩm chƣa đƣợc quan tâm.

Tổ hợp tác

- Hợp tác để tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ.

- Sản xuất quy mô lớn, sản phẩm đồng nhất.

- Tăng khả năng cạnh tranh, hạn chế rủi ro trong sản xuất.

- Tăng vốn cho sản suất

- Có khả năng mặc cả với người bán và người mua.

- Giảm giá thành trong sản xuất - Có tƣ các pháp nhân để các hợp

đồng kinh tế với quy mô lớn.

d. Phát triển hợp tác xã

Các HTX hiện nay chủ yếu là HTX dịch vụ nông nghiệp, chƣa đa dạng.

Định hướng:

- Phát triển HTX phải đồng bộ gắn kết với các thành phần kinh tế khác.

- HTX phải vận hành theo cơ chế thị trường, thực sự là chủ thể kinh tế tự chủ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

- Hợp tác xã và tổ hợp tác phải đóng vai trò cầu nối giữa nông dân với nhà khoa học và doanh nghiệp; nhà khoa học (tổ chức khoa học) hợp đồng với

tổ hợp tác, hợp tác xã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật...ở các vùng các xã.

Giải pháp phát triển:

- Phát triển các HTX mới đa dạng trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi, xuất phát từ nhu cầu của các hộ nông dân, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề trên địa bàn các xã.

- Đa dạng hoá hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể (có sở hữu của pháp nhân, tập thể, thể nhân). Phát triển các loại hình doanh nghiệp trong HTX và các hình thức liên hiệp HTX.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình HTX kiểu mới trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm để tạo động lực phát triển, tăng sức hấp dẫn của kinh tế tập thể.

- Khuyến khích huy động cổ phần và nguồn vốn của xã viên để không ngừng tăng thêm vốn đầu tƣ phát triển HTX.

- Hình thành các hình thức hợp tác dưới dạng hội, hiệp hội ngành nghề để giúp nhau về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm.

- Các HTX thành lập mới trên địa bàn huyện cần tập trung vào các loại hình chủ yếu sau: hợp tác xã mua bán, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ nông nghiệp, tín dụng...

e. Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp Định hướng:

- Các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển trên địa bàn huyện EaH’leo là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các doanh nghiệp nông nghiệp tương lai cần phát triển trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào chăn nuôi thông qua liên kết với nông dân để khai thác lợi thế về đất đai, lao động... Doanh nghiệp đầu tƣ phát triển chế biến nông, lâm sản, dịch vụ nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả... trên địa bàn huyện.

Giải pháp phát triển:

Trên cơ sở Công ty TNHH MTV lâm đang hoạt động cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để để các doanh nghiệp này mở rộng diện tích trồng cao su, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với thị trường; tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp trồng cao su với Tập đoàn Cao su Việt Nam, Binh đoàn 16 nhằm nâng cao sức cạnh tranh, huy động vốn để phát triển diện tích cao su...

- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn về miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất ở huyện EaH’leo (4).

- Xây dựng các cụm công nghiệp, tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp thuê đất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp Huyện EaH''''''''''''''''Leo, Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)