Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại CTCP cơ khí Gia Lâm (Trang 41 - 45)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Sản phẩm và dịch vụ của Công ty

Sự phát triển thị trường may mặc Việt Nam đã tạo điều kiện cho công ty CP Cơ khí Gia Lâm vươn xa hơn trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, để cải thiện đời sống CBCNV, Công ty còn sản xuất và lắp đặt hệ thống làm mát, hệ thống điện động lực chiếu sáng cho các xưởng sản xuất..phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.

Danh mục các sản phẩm chủ yếu:

+ Máy kiểm tra vải gồm : Máy kiểm tra vải (CK 01 – 08 – 08)

Máy kiểm tra vải định biên (CK 01– 08ĐB – 02) Máy kiểm tra vải dệt kim (CK 01 – 08DK – 02) + Máy dập cúc: Máy dập cúc (CK 01-04-01)

Máy dập cúc khí nén (CK 01-04-04), (CK 01-04-03).

+ Máy xén bông (CK 01-13-01)

+ Máy là ép măng séc tự động (CK 01-22-01) + Máy là ép cổ áo tự động ( CK 01-23-01)…

Danh mục các sản phẩm phụ trợ cho ngành Dệt may:

+ Hệ thống chiếu sáng dây chuyền may (CK 09-01-01)

+ Băng truyền treo của dây chuyền là gấp sơ mi (CK 01-11-01)

33

+ Giá, kệ để cuộn vải (CK 06-05-02)

+ Các loại ghế ngồi may; giá treo, giá để thành phẩm + Xe chở nguyên liệu, máy; xe vận chuyển hàng….

Danh mục hàng nhập khẩu kinh doanh:

+ Quạt làm mát cục bộ + Tấm giấy làm mát + Các loại máy bơm nước

+ Các loại vải chống cháy, mút chống cháy…

Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ của công ty là ngành Dệt May Việt Nam. Như trước đây, Công ty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của Công ty Mẹ - Công ty CP Cơ khí May Gia Lâm, hoạt động theo kiểu doanh nghiệp nhà nước. Nhận thấy có phần hạn chế trong nhiều lĩnh vực như nhận thức, thị trường, sản phẩm nên Ban giám đốc công ty quyết định đổi hướng đi mới, tự tìm kiếm thị trường riêng cho mình. Khách hàng không còn dễ tính như trước, đồng thời Công ty phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Công ty đã mở rộng khâu tiếp thị, làm dịch vụ sau bán hàng, mang hàng đến tận nơi …

Về mẫu mã, chất lượng không những đảm bảo các thông số kỹ thuật mà còn ngày càng được nâng cao đã được khách hàng rất hài lòng và tiếp tục đặt hàng trong thời gian dài.

Một số khách hàng của công ty:

+ Ở miền Bắc có các đối tác:công ty SEIDENSTICKER – Hải Dương, công ty CP May Bắc Giang, công ty CP May 10, công ty CP May XNK Thái Nguyên, công ty liên doanh may Hải Phòng…

+ Ở miền Trung có các đối tác: công ty May Quảng Ngãi- tỉnh Quảng Ngãi, Xí nghiệp may Điện Bàn, công ty dệt may Hòa Thọ….

+ Ở miền Nam có các đối tác: công ty May Tex Giang – tỉnh Tiền Giang, Công ty May Việt Tiến – TP Hồ Chí Minh, công ty May Nhà Bè, công ty VINATEX – Cần Thơ, công ty dịch vụ thương mại dệt may TP Hồ Chí Minh…

3.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất

Doanh nghiệp có 2 phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ riờng của mỡnh, để hiểu rừ thờm về tổ chức của Cụng ty, mời xem thờm phần phụ lục 1.

- Phân xưởng sản xuất số 1: thực hiện quản lý và sử dụng phần lớn máy móc, thiết bị gia công cơ khí chính xác như máy tiện, máy phay, máy bào, máy mài… Với nhiệm vụ là làm các chi tiết, cụm chi tiết đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao và độ chính xác cao phục vụ cho nguyên công lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.

Phân xưởng 1 bao gồm: Tổ tiện Tổ nguội.

Tổ phay, bào. Tổ mài.

Tổ cơ điện – nhiệt luyện và mạ.

- Phân xưởng sản xuất sổ 2: Quản lý một số máy móc, thiết bị cần thiết cho việc lắp ráp; đồng thời hoàn chỉnh sản phẩm.

Phân xưởng 2 bao gồm: Tổ nguội lắp ráp.

Tổ nguội tĩnh.

Tổ lắp đặt và bảo hành sản phẩm.

Tổ điện – mộc – đóng gói.

Tùy theo nhiệm vụ của từng phân xưởng được chia thành các tổ phù hợp với từng công đoạn, từng loại máy móc thiết bị theo quy trình công nghệ cụ thể sau:

35

Sơ đồ 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty CP Cơ khí Gia Lâm

Nguồn: Phòng kỹ thuật - Tạo phôi: đây là công đoạn đầu tiên để sản xuất sản phẩm. Tại đây, nguyên vật liệu được đưa vào để cắt theo kích thước từng bộ phận của sản phẩm, hoặc tùy theo NVL mà có thể sử dụng phương pháp tạo phôi cho phù hợp.

- Gia công chính xác: phôi của giai đoạn đầu được đưa vào gia công theo đúng yêu cầu kỹ thuật của phòng kỹ thuật. Từ đó, một số phôi sau khi đã gia công chính xác sẽ phải tiến hành nhiệt luyện làm cứng lên, hay mềm đi , rồi đưa vào giai đoạn gia công tĩnh, gia công bảo vệ. Một số sản phẩm doanh nghiệp sản xuất cần đến một số phôi đã gia công nhưng Công ty không tiến hành được sẽ phải mua ngoài sau đó đưa trực tiếp đến giai đoạn này, rồi tiếp tục qua giai đoạn gia công tĩnh.

- Gia công tĩnh, gia công bảo vệ: là giai đoạn hoàn thiện sản phẩm. Ở đây, sản phẩm sẽ được gia công lại lần nữa ở mặt ngoài nhằm tạo độ bền đẹp, cũng như tăng cường thêm chất lượng của sản phẩm. Sau khi sản phẩm hoàn thành, bộ phận

KCS, đóng gói

Nhập kho

Xuất hàng Nguyên vật liệu

Tạo phôi

Gia công chính xác

Nhiệt luyện Gia công tĩnh, gia công bảo

vệ, mạ, đánh bóng, sơn BTP mua ngoài

KCS sẽ tiến hành kiểm tra, nếu đạt chất lượng sẽ đóng gói tiến hành nhập kho, nếu chưa đạt sản phẩm sẽ quay trở lại khâu sản xuất nhằm hoàn thiện thêm.

3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại CTCP cơ khí Gia Lâm (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w